I. Mục tiêu
- Đã thực hiện trong tiết 1.
*Träng t©m kiÕn thøc kÜ n¨ng
1. Kiến thức
- Học sinh biÕt được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .
- Học sinh hiÓu được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .
- Học sinh ph©n tÝch được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .
2. Kĩ năng
- Rèn cho hs kĩ năng đọc, tìm hiểu, văn bản nhật dụng .
- Rèn cho hs kĩ năng đọc, tìm hiểu, văn bản nhật dụng .
- Rèn cho hs kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng .
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị bản thân
- Giao tiếp, trình bày, trao đổi.
III. Đồ dùng dạy học
1. Thầy
- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch
2. Trò
- Đọc kĩ văn bản, soạn văn bản .
- Sưu tầm tranh chụp, vẽ về nơi ở và làm việc của Bác (có thể không phải là ở phủ ) có thể ở Pắc Bó
IV. Phương pháp
- Động não, thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức (2’)
- HS có thể hát một bài hát về Bác
365 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơ, em có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn?
- HĐ nhóm 3’
- GV. gọi học sinh đại diện các nhóm trả lời
GV. Treo bảng phụ: 3 phần
+ 2 khổ đầu
(Bức tranh toàn cảnh về quê hương Lào Cai)
+8 khổ thơ tiếp
(Vẻ đẹp của quê hương Lào Cai)
+ Khổ thơ cuối
(Cảm xúc của tác giả về quê hương Lào Cai)
H. Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?
Hoạt động 4: HD tìm hiểu văn bản
GV. Sử dụng bảng phụ ghi bài thơ.
GV. Gọi học sinh đọc hai khổ thơ đầu
H. Em cho biết tác giả giới thiệu bức tranh quê hương Lào Cai vào thời điểm nào? Hình ảnh nào làm em xúc cảm nhất?
H. Việc tác giả cảm xúc trước núi non, bầu trời dòng sông có giá trị như thế nào trong việc thể hiện ý thơ?
- HS trả lời
- GV chốt
GV. Hình ảnh núi non, bầu trời, dòng sông là nguồn cảm xúc dạt dào của tác giả khi viết về Lào Cai. Chính những hình ảnh đó đã làm hiện lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, bức tranh đầy đủ các màu sắc: màu đỏ của lửa cháy, màu xanh của núi non, màu hồng của dòng sông. Các từ láy: “mênh mông”, “trập trùng” và từ ghép “khoảng không” ta như có cảm giác rộng lớn, bao la.
GV. Chỉ định 1 em đọc 8 khổ thơ tiếp
- Đọc 3 khổ thơ
H. Lào Cai thuở xa xưa được hiện lên qua lời thơ nào?
H. Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào trong những lời thơ trên? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trên là gì?
- HS trả lời, bổ sung
- GV chốt
GV. Nhà thơ nhìn về Lào Cai với góc nhìn từ xa xưa, một cái nhìn có giá trị rất lớn để góp phần vào cảm hứng của nhà thơ. Người đọc có thể hình dung ra một miền đất thâm trầm hùng vĩ, tĩnh mịch đặc biệt là khi nghe tiếng âm thanh ngân nga của chim hót.
H. Lào Cai trong cuộc sống mới được tác giả vẽ lên bằng mấy bức tranh? Em hãy chứng minh điều đó? (2 bức tranh)
H. Hai bức tranh ấy được tác giả vẽ ra bằng lời thơ như thế nào? Từ đó tác giả cho người đọc thấy một Lào Cai như thế nào? (Tác giả đã có thành công gì về nội dung?)
GV. Cuộc sống dường như sôi động hơn, cả về cảnh vật và con người đều mang sức sống của miền đất biên ải. Không khí tưng bừng, nhộn nhịp, tất cả hoà quện với nhau làm một.
GV. Cho hs đọc khổ thơ cuối.
H. Em có nhận xét gì về khổ thơ cuối?
- HS trả lời
GV. Với nghệ thuật so sánh, điệp từ, chọn lọc hình ảnh độc đáo về buổi chiều, với bút pháp nghệ thuật ẩn dụ, từ ngữ chọn lọc, tác giả Lò Ngân Sủn đã vẽ lên một không gian về chiều Lào Cai không những nên thơ mà còn mộng mơ, huyền ảo vừa hùng vĩ vừa tráng lệ.
Hoạt động 3: HD tổng kết rút ra ghi nhớ
H. Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của quê hương Lào Cai?
- Cho hs trình bày ghi nhớ.
Hoạt động 4: HD học sinh luyện tập
GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
H. Qua khai thác tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về tác giả Lò Ngân Sủn?
- Để có được những vần thơ giàu hình ảnh, giàu sức sáng tạo như thế, tác giả phải là người có tài quan sát, óc thẩm mĩ, tâm hồn luôn mở rộng. Từ đây ta cũng phần nào thấy được con người tác giả, một con người không chỉ làm thơ mà còn là người rất yêu quê hương, làng bản, phong tục tập quán của dân tộc vùng cao.
2’
5’
4’
25’
10’
4’
3’
3’
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
*. Tác giả:
+ Lò Ngân Sủn, sinh 26/4/1945 tại Bản Qua, Bát Xát, Lào Cai, dân tộc Giáy.
+ Hiện nay ông công tác tại Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
+ Là một trong những tác giả có những sáng tác hay nhất, giá trị nhất về quê hương Lào Cai.
*. Tác phẩm: Bài thơ “Chiều Lào Cai” sáng tác năm 1995 in trong tập thơ “Chợ tình”đã được phổ nhạc.
*. Các chú thích khác: 1, 3, 5
II. Bố cục: 3 phần
- Bố cục hợp lí, phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả thể thơ 5 chữ.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Bức tranh toàn cảnh về quê hương Lào Cai
+“Chiều ngả vào mênh mông
Trập trùng làn sóng núi
Mây chiều như đốm lửa”
+ “Dòng sông như dòng lụa”
+ “Dòng sông như dòng chàm”
- Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ giản dị, nghệ thuật tưởng tượng so sánh
- Tác giả làm nổi bật bức tranh hùng vĩ nên thơ rất riêng của Lào Cai.
2. Vẻ đẹp của quê hương Lào Cai
a, Lào Cai thủơ xa xưa
+ “Cánh rừng già cổ tích
Khoảng trời lời dân ca”
+ “Tên gọi là Phố Già
Thâm trầm và hùng vĩ
Xa xôi và tĩnh mịch”
+ “Như là từ rất lâu
Như là từ rất xa”
+ “Hai mươi bảy sắc hoa”
Hai mươi bảy sắc hoa.
- Cách sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu, ẩn dụ.
- Tác giả đã diễn tả niềm tự hào về một miền quê có truyền thống lịch sử lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc
b. Lào Cải trong cuộc sống hôm nay
*. Bức tranh cuộc sống
+ Rầm rập mùa trai gái
+ Phiên chợ như cái thúng
+ Nhà dựng như tháp đá
Phố dựng như pháo hoa
ầm ào như thác đổ
Như sấm nổ tưng bừng.
*. Bức tranh thiên nhiên
+ Sương buông xoã ngang đồi
Nắng cài hoa lưng núi
Trời ô xanh lồng lộng
Sóng sánh chiều Lào Cai.
- Nhịp thơ thay đổi, ngắn, dồn dập, từ ngữ gợi tả hình ảnh, điệp ngữ, nghệ thuật nhân hoá, so sánh, ẩn dụ.
- Lào Cai trong cuộc sống hôm nay là một Laò Cai hiện đại năng động, trẻ trung, tràn đầy sức sống.
3. Cảm xúc của nhà thơ về quê hương Lào Cai
+ Chiều Lào Cai huyền ảo
Chiều Lào Cai mộng mơ
Chiều Lào Cai bốc lửa
Chiều Lào Cai đứng đó
Ngọt như một nụ hôn!
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, điệp ngữ, điệp cấu trúc, giọng thơ dồn dập, dạt dào cảm xúc, nghệ thuật ẩn dụ.
- Tác giả diễn tả cảm xúc chân thành, mãnh liệt sâu lắng thể sự yêu mến , tự hào quê hương Lào Cai của tác giả.
IV. Ghi nhớ
V. Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ.
4. Củng cố (1’)
Gv. Chốt lại những đơn vị kiến thức cơ bản của tiết học.
5. HD học bài (2’)
- Nắm vững nội dung chính của bài.
Tiếp tục sưu tầm những tác phẩm viết về quê hương Lào Cai. Chú ý truyện ngắn “Mùa săn ở Na Le của Ma Văn Kháng để thấy được: Tác phẩm phản ánh chân thực được cuộc đấu tranh của đồng bào vùng cao trong quá trình tiêu diệt cái ác cùng những tư tưởng mê tín, lạc hậu để vươn tới cuộc sống tốt đẹp thanh bình, no ấm và văn minh.
- Chuẩn bị tiết 43 “Tổng kết về từ vựng”.
TIẾT 63 Chương trình địa phương
Phần Tiếng Việt
Soạn: 3/11/2007
Giảng : 6/12/2007
A - Mục tiêu :
1. Kiến thức : Ôn tập hệ thống hoá các nội dung về chương trình địa phương đã học. Sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước.
2. Kĩ năng : Có kĩ năng giải thích ý nghĩa của ác từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản.
3. Thái độ : Học sinh có ý thức đúng đắn khi sử dụng các từ ngữ địa phương.
B - Chuẩn bị :
1. Thầy : Nghiên cứu và sưu tầm thêm các từ ngữ địa phương.
2. Trò : Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk .
C - Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Kiểm tra 5 vở soạn của h/s.
3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
ND hoạt động của thầy - trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động.
ở tiết học này chúng ta sẽ được tìm hiểu các từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, không gian, thời gian.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
GV: Gọi học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu.
H: Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong phương ngữ mà em biết những từ ngữ chỉ các sự việc. Hiện tượng ... không có tên trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân ?
GV: yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 5 phút.
- Nhóm 1 BT phần a.
- Nhóm 2 BT phần b.
- Nhóm 3 BT phần c.
( ghi kết quả ra bảng phụ)
GV: Gọi các nhóm lên trình bầy kết quả.
- GV cho nhận xét, bổ sung , KL.
Chỉ định 1 em đọc và nêu y/c bài tập 2.
- Hoạt động nhóm 5 phút.
- Trình bày ® nhận xét ® KL
H: Quan sát 2 bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào ở trường hợp b và cách hiểu nào ở trường hợp c được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Chỉ ra những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ ?
- HS chỉ ra
- GV chốt
1’
37’
1. Bài tập :
a. Chỉ ra các sự việc, hiện tượng ...
* Nghệ Tĩnh : ( Bắc trung Bộ )
- chẻo : 1loại nước chấm.
- tắc : 1loại quả họ mít.
- nốc : chiếc thuyền.
- nuộc chạc : mối dây.
* Nam Bộ :
- mắc : đắt.
- reo : kích động.
- bồn chồn : một loại cây thân mềm, sống ở nước, làm dưa, xào nấu.
*Thừa Thiên – Huế (Trung trung Bộ )
- Sương : gánh.
- bọc : cái túi áo.
- nhút : món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác.( Nghệ Tĩnh )
b. Đồng nghĩa nhưng khác âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.
Bắc
Trung
Nam
Bố
ba ( bọ)
ba (tía)
Mẹ
mạ (mụ)
má
Giả vờ
giả đò
giả đò
Vô
dô
vô
Cái bát
cái tô
cái chén
Vừng
mè
mè
Quả
trái
trái
c. Đồng âm nhưng khác nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.
Bắc
Trung
Nam
nón
nón (cả mũ)
hòm
(đựngđồđạc)
hòm
(quan tài)
hòm
(quan tài)
trái
(bên trái,
tay trái)
trái
(quả)
trái (quả)
bắp
(bắp chân...)
bắp
(ngô)
bắp
(ngô)
nỏ
(cái nỏ, củi nỏ)
nỏ
(không, chẳng)
2. Bài tập 2 :
- Điều kiện tự nhiên, địa lí, khí hậu, thổ nhưỡng ... ở mỗi địa phương trên đất nước ta là rất khác biệt nhau do có những sự vật, hiện tượng có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác. Vì vậy có những từ ngữ gọi tên sự vật, hiện tượng chỉ có ở một địa phương nhất định.
- Các từ ngữ địa phương “độc nhất vô nhị” ấy chứng tỏ tính đa dạng và phong phú về tự nhiên và xã hội ở các vùng miền trên đất nước ta. Tuy nhiên, số lượng từ ngữ này không nhiều, vì thế nó không hề cản trở đến việc giao tiếp xã hội trên phạm vi cả nước.
3. Quan sát :
- Không có TN nào trong 2 mục b và c được coi là ngôn ngữ toàn đân bởi vì trong vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân đã có những từ ngữ có nghĩa tương đương.
- Có thể dùng từ ngữ địa phương để tạo
không khí “địa phương” sinh động cho văn bản.
4. Bài tập 4 :
Chi, rứa, nờ, tui, có răng, ưng, mụ.
® Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Quảng Bình.
® Góp phần thể hiện chân thực hơn h/ả của 1 vùng quê và tình cảm, suy nghĩ tính cách của 1 người mẹ trên vùng quê ấy, làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.
4. Củng cố : (2’)
H : Qua tiết học này giúp cho em hiểu được gì ?
5. Hd h/s học bài : (1’)
- Tìm hiểu nhiều TN trong phương ngữ của từng địa phương.
- Chuẩn bị bài : Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
File đính kèm:
- giao an ngu van 9 minhtan1.doc