Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 (Chuẩn kiến thức)

- Giáo viên giới thiệu chương trình Ngữ văn 9 một cách sơ lược cho HS nắm được chương trình một cách có hệ thống.

- Gợi dẫn cho học sinh ôn lại cụm văn bản nhật dụng đã học trong chương trình 6,7, 8

? Thế nào là văn bản nhật dụng ?

? Những văn bản nhật dụng đã học bàn về các chủ đề nào ?

? Vậy sau khi đã chuẩn bị bài, em hãy cho biết văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc chủ đề nào ?

- Giáo viên giới thiệu bài học: Mở đài cho học sinh nghe bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”.

- Chiếu lên màn hình một số hình ảnh về Bác (Lăng Bác, nhà sàn )

- Giáo viên: Như vậy ta biết Bác Hồ không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, mà Bác còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẽ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong phong cách của Người.

- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn rồi gọi học sinh đọc tiếp.

? Nêu xuất xứ của văn bản.

 

doc173 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1 (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xe trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. * Yêu cầu: - Viết đúng thể loại tự sự có sự dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. - Có bố cục 3 phần. - Tình huống của đề bài là một tình huống giả định, vì vậy cần vận dụng trí tưởng tượng và bám sát nội dung bài thơ: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật để xây dựng được một câu chuyện hợp lí. * dàn ý: *Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gở: Chuyện xảy ra lúc nào? ở đâu? (đi thăm gia đình thương binh; thăm bảo tàng quân đội; thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn..., có thể là trong giấc mơ. *Thân bài: - Kể về diễn biến cuộc gặp gở. + Miêu tả hình ảnh người chiến sĩ lái xe + Làm nổi bật hai ý chính: - Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày chống Mĩ cứu nước. - Những phẩm chất cao đẹp của người lính (dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng, trẻ trung, sống có lí tưởng, mục đích, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân). + Suy nghĩ và tình cảm của bản thân sau khi gặp người chiến sĩ lái xe. *Kết bài: Lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. * Trả bài: 1.Nhận xét bài làm: Nhìn chung bài làm đã bám sát đề ra. Có những bài làm đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, có sự sáng tạo trong cách kể. Biết sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khi làm bài văn tự sự. Bố cục tương đối rõ ràng. Bên cạnh đó có những bài làm chưa có sự đầu tư, bài viết còn sơ sài, chữ viết xấu, cẩu thả, chưa nắm vững nội dung bài thơ nên câu chuyện được kể chưa thể hiện được tinh thần của tác phẩm. 2. Chữa lỗi: Giáo viên nêu những lỗi mà HS mắc phải rồi gọi chính các em đứng dậy chữa lỗi - HS tự đánh giá kết quả bài làm của mình HS đọc bài khá. - HS theo dõi D. cũng cố- dặn dò : Về nhà : luyện tập làm thơ 8 chữ. Ngày soạn 03 / 01 / 2009 Tiết: 87 trả bài kiểm tra tiếng việt,kiểm tra văn A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã được học trong học kì I đã được hệ thống hoá trong bài kiểm tra. - Rèn luyện kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm và khắc phục khuyết điểm. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài kiểm tra đã chấm. - Học sinh: Xem xét bài và sửa chữa lỗi C. hoạt động dạy học: Đáp án và biểu điểm: * Phần trắc nghiệm (3 điểm), mỗi ý đúng 1 điểm Câu 1 2 3 Đáp án D B D Câu 4.(2 điểm) a. Các từ xưng hô: bác,tôi,hắn, anh(TN),cô gái, cô,anh,ta,nhà,(hoạ sĩ),chúng tôi , người,(con trai),cháu,bác gái. => Cách xưng hô này rất linh hoạt,sinh động nó có tác dụnglàm cho cuộc đối thoại ngay từ đầu đã có không khí gần gũi thân mật. Thể hiện tình cảm trìu mến của bác lái xe đối với anh TN và thái độ lễ phép của anh TN đối với người lớn tuổi b. HS tự * Phần tự luận: (5 điểm) - Viết được hai đoạn văn (nội dung tự chọn) (1 điểm) - Từ lời dẫn trực tiếp chuyển thành lời dẫn gián tiếp (3 điểm) - Trình bày đẹp rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp... (1 điểm) Hoạt động 1: Giáo viên cho HS đọc lại đề ra - Giáo viên treo bảng phụ ghi các câu hỏi cho HS chọn ý đúng. - Giáo viên treo bảng kết quả cho HS đối chiếu. - HS đọc đề ra: - HS nêu ý đúng. Cả lớp theo dõi, nhận xét HS đối chiếu kết quả. Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của học sinh Ưu điểm: Phần lớn đã nắm được yêu cầu của đề bài nên phần trắc nghiệm làm khá tốt. Một số đã chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp đúng quy định. Đặc biệt có một số bài có tính sáng tạo cao, thoát li hoàn toàn những ví dụ SGK. Các em đã biết vận dụng nhưng câu nói, những lời phát biểu của các nhân vật quan trọng như Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, Trần Phú... Nhược điểm: Một số đọc đề ra không kĩ nên xác định sai đáp án. Một số không biết cách chuyển, viết sơ sài, hời hợt. Một số lời dẫn là những câu chuyện đời thường, không có ý nghĩa gì đối với đời sống con người, xã hội... Hoạt động 1: Giáo viên cho HS đọc lại đề ra - Giáo viên treo bảng phụ ghi các câu hỏi cho HS chọn ý đúng. - Giáo viên treo bảng kết quả cho HS đối chiếu. đáp án- biểu điểm Yêu cầu: Câu 1(6 điểm) 1. Nêu cảm nhận chung về hình ảnh người lính qua hai bài thơ (không tách riêng từng bài để viết) 2. Cảm nhận được những đặc điểm, phẩm chất tiêu biểu, truyền thống, có phát triển về hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến: Cụ thể: - Cả hai bài thơ đều phản ánh, ngợi ca tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng giữa những người lính cách mạng(dẫn chứng) - Họ cùng chung mục đích, chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồng cam cộng khổ, gắn bó trong mọi tình huống. Coi thường, vợt qua gian khổ, thiếu thốn, hiểm nguy. Hiên ngang, dũng cảm(dẫn chứng) - Lạc quan tin tưởng, chủ động chiến đấu. Sôi nổi, trẻ trung, trong sáng(dẫn chứng) 3. Đúc kết được cảm nhận - Đó là những hình ảnh về anh bộ đội Cụ Hồ: Chân thực, giản dị, anh dũng trong chiến đấu, cao đẹp trong tâm hồn, luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, dân tộc lên trên hết - Tự hào về truyền thống của quân đội ta, nhân dân ta, nguyện tiếp bước, noi gương anh bộ đội Cụ Hồ 4. Trình bày đẹp, viết thành bài văn ngắn có bố cục ba phần, cảm xúc chân thành, không mắc lỗi về về ý tứ văn phong và ngữ pháp. Hoạt động 2: Nhận xét bài làm của học sinh. - Ưu điểm: Phần lớn đã nắm được yêu cầu của đề bài nên phần trắc nghiệm làm khá tốt. Một số bài tự luận có bố cục rõ ràng, hành văn trong sáng. Nêu được cảm nhận chung về hai bài thơ rồi lần lượt phân tích từng khía cạnh mà đề yêu cầu. Một số em đã biết kết hợp lồng vào nhau để phân tích. - Nhược điểm: Một số ít đọc đề ra không kĩ nên xác định sai đáp án. Một số không biết cách lồng vào nhau để phân tích, chữ viết cẩu thả, thiếu sự đầu tư, sơ sài, hời hợt. Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề chưa thỏa đáng. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh chữa lỗi Giáo viên nên những lỗi mà học sinh mặc phải rồi cho các em nêu hướng sửa chữa. giáo viên nhận xét. Họat động 4: Đọc bài khá cho HS nghe D. cũng cố- dặn dò : Dựa vào dàn ý, hãy viết lại bài văn cho đề bài trên Soạn bài: Tập làm thơ tám chữ Ngày soạn 05 / 01 / 2009 Tiết: 88 Tập làm thơ tám chữ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Tiếp tục cho HS tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ. - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho cho trước. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một số đoạn thơ hay - Học sinh: Chuẩn bị một bài thơ tám chữ C. hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy định hướng hoạt động của trò Bài cũ: ? Nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ? ? Cách gieo vần, ngắt nhịp như thế nào? ? Hãy đọc thuộc lòng một bài hoặc đoạn thơ tám chữ và nhận xét về cách gieo vần ngắt nhịp của đoạn thơ đó? Bài mới: ? Hãy đọc những đoạn thơ tám chữ mà em thuộc ? ? Nhận xét về vần và cách ngắt nhịp của đoạn thơ tám chữ trên? * Yêu cầu: - Câu mới viết phải đủ tám chữ. - phải đảm bảo lôgic về ý với câu đã cho. - Phải có vần chân trực tiếp hoặc gián cách với những câu trước. Câu cần điền: Để ngày mai thao thức viết thành thơ. ? Hãy điền thêm cho đủ khổ thơ: - Một cành hoa đâu đã gọi xuân về - Mùa đông ơi, sao đã vội ... - HS trình bày, giáo viên nhận xét, chuỷen vào bài mới. I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ. HS nêu những bài thơ tám chữ - Nhớ rừng (Thế Lữ) - Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) - Vội vàng (Xuân Diệu) Đoạn thơ: - Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non nghĩa là xuân đã già ......................................................... Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi. ("Vội vàng" - Xuân Diệu). * Nhận xét: - Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt, vần trực tiếp hoặc tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau, có vần cách. - Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp củng rất linh hoạt. II. Viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ. 1, Cánh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc Hoa gạo nở rồi nở đỏ bến sông Tôi củng khác tôi sau lần gặp trước. ....................................................... Điền: Mà sông bình yên nước chảy theo dòng. Có thể chọn một trong các câu: + Bởi đời tôi củng đang chảy .... + Sao thời gian củng chảy..... 2, - Con sông quê hương ru tuổi thơ trong mơ Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật .......................................................... 3, Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ Như người yêu khác hẳn với tình nhân Biển dù nhỏ không phải là ao rộng ...................................................... D. cũng cố- dặn dò : Về nhà tếp tục làm thơ tám chữ. Ngày soạn 05 / 01 / 2009 Tiết: 88 Tập làm thơ tám chữ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Tiếp tục cho HS tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ. - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho cho trước. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một số đoạn thơ hay - Học sinh: Chuẩn bị một bài thơ tám chữ C. hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy định hướng hoạt động của trò Bài cũ: Kiểm tra sụ chuẩn bị. Bài mới: ? Hãy đọc những đoạn thơ tám chữ mà em thuộc ? ? Em hãy tập làm thơ tám chữ theo đề tài? GV chia lớp thành bốn nhóm làm 4 đè tài. I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ. II. Viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ. III. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài. - Các đề tài: Nhớ bạn, nhớ trường, nhớ thầy cô giáo Nhớ quê hương... HS làm- đọc- nhận xét và sửa chữa lẫn nhau. GV nhận xét bài làm của HS sau đó cho điểm, thu lại bài. D. cũng cố- dặn dò : Về nhà tếp tục làm thơ tám chữ. Chuẩn bị bài HK 2. Ngày soạn 03 / 01 / 2009 Tiết: 87 trả bài kiểm tra tổng hợp học kì A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã được học trong học kì I đã được hệ thống hoá trong bài kiểm tra. - Rèn luyện kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm và khắc phục khuyết điểm. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài kiểm tra đã chấm. - Học sinh: Xem xét bài và sửa chữa lỗi C. hoạt động dạy học: ổn định tổ chức Giới thiệu bài mới. GV Đáp án và biểu điểm:

File đính kèm:

  • docVAN 9 - T1.doc