Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Bài thơ Con cò - Chế Lan Viên

- “Con cò” là một bài thơ dài, nhiều ý, hình tượng phong phú, biến hóa hàm súc. Hình tượng con cò trong bài thơ khi là hình ảnh thực,khi là hình ảnh tượng trưng: khi là mẹ, khi là con, khi là đất trời, khi là cuộc đời, khi là hiện tại, khi lại là tương lai Nhưng đều bắt nguồn từ truyền thống, và bao trùm lên tất cả là lòng mẹ yêu con, hạnh phúc vì con, hi vọng và mong muốn những điều tốt đẹp ở con cho hôm nay và cho cả mai sau.

- Con cò là một hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Con cò thường làm tổ trên ngọn tre, kiếm ăn nơi cánh đồng, bãi sông, đầm hồ, ao nước, không ăn lúa mà chỉ bắt sâu bọ nên không có hại, không bị săn đuổi ( được gọi là “cát điểu”). Từ lâu, nó đã trở thành người bạn của người nông dân, nhất là trong cảnh “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồngcày vợ cấy con trâu đi bừa”. facebook.com/hocvanlop9 Và có lẽ vì thế, mà con cò đã đi vào ca dao dân ca Việt Nam cổ truyền như một biểu tượng về người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ vất vả, cần cù, chịu thương, chịu khó,giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Cho nên, những câu ca về con cò đồng thời cũng là những lời hát ru dịu buồn của bà, của mẹ. Bởi vậy, bài thơ được xem như là lời mẹ ru con qua hình tượng con cò.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Bài thơ Con cò - Chế Lan Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư là lời mẹ ru con qua hình tượng con cò. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN “ Ý nghĩa của hình tượng con cò thay đổi vài lần Tác giả cố ý làm điều đó khi chia bài thơ thành 3 phần riêng biệt có đánh số . Sự biến đổi ý nghĩa trong bài thơ này cũng giống như ba bài thơ nhỏ về cùng một chủ đề là cánh cò . Mỗi bài thơ nhỏ lại tạo nên một ý nghĩa khác cho hình tượng ấy . Thế nhưng chính hình ảnh đứa trẻ đã liên kết rất hay ba bài thơ nhỏ ấy thành một chính thể thống nhất .” ( Nguyễn Quang Thiều - Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ ) 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ a. Con cò - lời ru - Bốn câu đầu đưa ta vào thế giới của những lời hát ru , của những câu ca dao và hình ảnh con cò quen thuộc . Đứa con còn rất nhỏ , mẹ đã đưa hình ảnh con cò vào trong vô thức của con qua lời ru . Tuổi thơ con đã có những cánh cò , cánh vạc qua lời hát ru của mẹ . Mẹ đem cả thế giới tâm hồn vào trong con . Trong những nhận thức đầu tiên về cuộc đời của con có lời hát ru , có cánh cò trắng , có tình mẹ . “Con cò bay la “Con cò ăn đêm, Con cò bay lả Con cò xa tổ, Con cò Cổng Phủ, Cò gặp cành mềm, Con cò Đồng Đăng” Cò sợ xáo măng” à Vận dụng ca dao một cách sáng tạo , gọi ra những ý nghĩa biểu tượng của con cò : + gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của c/s thuở xưa từ làng quê đến phố xá . Hình ảnh con cò trong những câu thơ này gợi lên vẻ nhịp nhàng , thong thả , bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa + người nông dân VN Việt Nam , người phụ nữ VN tảo tần , lam lũ , vất vả trong cuộc sống thường nhật nhưng nhiều phẩm chất tốt đẹp . + người mẹ cả cuộc đời hết lòng vì con . Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ. - Xây dựng hai hình ảnh đối lập giữa cuộc sống mưu sinh vất vả của cò và cuộc đời êm ả , vui sướng của con khi trong vòng tay mẹ ( chú ý bình giảng , phân tích để làm nổi bật sự đơn côi , vất vả của cò và vai trò của mẹ với con ) . Liên hệ bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm . à Ở đây, tác giả đã sử dụng phép đối lập để thấy được con sung sướng, hạnh phúc như thế nào khi có mẹ. Con thật khác với con cò. Thấp thoáng trong lời ru của mẹ là những nỗi cực nhọc của cuộc mưu sinh. Nhưng con không phải sợ vì đã có mẹ luôn ở kề bên. Mẹ là chỗ dựa đáng tin cậy, là lá chắn che chở suốt đời cho con: Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! ----------------------------------------- Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. - Câu thơ ngắt nhip 2/2 đều đặn như những nhip vỗ về , nạng niu của mẹ cho con vào giấc ngủ , làm cho câu thơ mang âm hưởng thiết tha , trìu mến của lời ru . Lời thơ da diết , chứa đựng bao tâm tình của mẹ ] - Mẹ luôn ở bên, dang đôi cánh tay để che chở, ấp ủ con, để cho con luôn được an toàn – “Cành có mềm,mẹ đã sẵn tay nâng”. - Trong lời ru của mẹ, còn như có cả sắc trời, đất nước, quê hương: “thấm hơi xuân”. Hơi xuân không chỉ là cái không khí mùa xuân,cái vẻ đẹp của đất trời thiêng liêng mà đó còn là tình cảm dịu êm, tha thiết,ngọt ngào, là cái tươi mát sáng trong từ những điệu ru của mẹ dành cho con. à Mẹ muốn con được hưởng trọn vẹn sự ngọt ngào, yên ấm của tuổi thơ. Lời ru của mẹ như hơi xuân ấm áp, tốt lành. Cánh cò bay lả bay la, bay từ nẻo mộng bay ra nẻo đời” Hình ảnh cánh cò trong tôi gắn liền với tuổi thơ trong trẻo. Tôi là dân thành thị, chẳng được nhiều dịp về quê, chẳng mấy lần trong đời tôi bắt gặp hình ảnh cánh cò, nhưng qua sách vở, qua truyền hình, qua những bài tập làm văn thời tiểu học và qua cả câu hò ơi của mẹ. Hình ảnh cánh cò đối với tôi trở nên dịu dàng mà thân thuộc đến lạ. “Cánh cò đi đón cơn mưa, tối tăm mù mịt ai đưa cò về” Hình ảnh người phụ nữ Việt qua đó thật rõ nét, vừa chân phương, mộc mạc, vừa giản dị bao dung Cánh cò trắng muốt, dáng cò mảnh mai quanh năm eo sèo bên nhánh sông, bìa rừng cũng đã từng được nhà thơ Tú Xương gợi tả trong một tác phẩm bất hủ mang chủ đề “Thương vợ”, mới thấy không ngẫu nhiên mà hình ảnh chịu thương chịu khó ấy lại được gắn nhiều với thân cò đến thế → Bằng lời ru hình ảnh con cò cứ dần thấm vào tâm hồn con một cách tự nhiên âu yếm như là dòng suối thơm mát, như dòng sữa ngọt ngào. Con cò trong lời ru của mẹ có khi chỉ có một mình, phải kiếm ăn, vây quanh nó là bao hiểm họa rình rập ; còn con được hạnh phúc bình yên vì có mẹ luôn ở bên che chở, nâng đỡ .Con chưa biết con cò , con vạc – Con chưa biết những cành mềm mẹ hát : con chưa biết, chưa hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung , ý nghĩa của những lời ru, ý nghĩa của những cánh cò nhưng tuổi thơ con không thể thiếu lời ru và những cánh cò ấy. Tuổi thơ con chỉ cần được vỗ về, che chở trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru, trong tình yêu thương của mẹ . Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ con một cách vô thức. Có lẽ đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân . b. Con cò - cuộc đời - Lúc ấu thơ trong nôi: Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi - Tuổi đến trường: Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân - Lúc trưởng thành: Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn → Nghệ thuật liên tưởng, tưởng tượng, nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ - Lúc ấu thơ trong nôi – cò là người mẹ đang ru con. Cò quấn quýt và gần gũi bên con. Trong giấc ngủ con đắp chăn hay đắp cánh cò. Mẹ ấp ủ, nâng niu giấc ngủ của con thơ. Con cò như một người bạn thân thiết, gần gũi bên con suốt những năm tháng ấu thơ. Cò ở bên con, trò chuyện, cùng vui đùa, cùng ngủ, cùng chơi, cùng con khôn lớn. Hình ảnh con cò hiện lên trong trí tưởng tượng của tác giả hay chính là sự phân thân của hình ảnh người mẹ. Trong những năm tháng ấu thơmẹ lúc nào cũng ở bên con làm bạn, vừa chăm sóc, vỗ về, vừa dõi theo sự trưởng thành của con. - Khi con đến trường: Con và cò cùng sánh bước, cò bay theo bước chân con đến trường. Phải chăng đó là hình ảnh mẹ luôn dõitheo mỗi bước đường con đi ?. Con cò trở thành người bạn học, sánh bước bên con đến trường, cùng con bay đến những chân trời tri thức. Cánh cò trắng tinh khôi như trang sách trắng mở ra đem đến cho con biết bao hiểu biết, biết bao kinh nghiệm để con có thể bước vào cuộc đời. - Kể cả khi con trưởng thành, cánh cò trắng hay chính là tình mẹ vẫn luôn luôn theo sát bên con động viên, khích lệ với niềm tin yêu và hi vọng. → Hình ảnh con cò trở thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời. c. Con cò - tình mẹ . Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con. điệp từ, điệp kiểu câu, cặp từ trái nghĩa, cách nói khẳng định. H/a’ con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con “Cá chuối đắm đuối vì con” đến hết cuộc đời. Từ sự thấu hiểu tấm tấm long người mẹ , nhà thơ khái quát một qui luật của tình cảm có tình cảm có ý nghĩa bèn vững , rộng lớn , sâu sắc : Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Từ cảm xúc mà mở ra những suy tưởng , khái quát thành triết lý - đó là cách thường thấy ở thơ CLV . Một qui luật tính chất có ý nghĩa bền vững và sâu sắc muôn đời. Câu thơ giàu tính suy ngẫm và triết lí về tình mẹ. Mẹ dành cho con tình yêu thương tha thiết. Sự hi sinh của mẹ cho con là vô tận. Mẹ luôn mong được nâng niu, che chở cho con. Đây là đặc điểm nổi bật của thơ CLV. Trong một bài thơ khác, CLV đã từng viết : “Cổ tích là chuyện con người – Mẹ là cổ tích suốt đời theo con”. À ơi! Một con cò thôi, Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi. Ngủ đi! Ngủ đi! Cho cánh cò, cánh vạc, Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi. À ơi! Lời ru mượt mà mà thấm thía . Chỉ một con cò trong câu hát mẹ thôi mà gợi bao nhiêu điều gần gũi , sâu xa . Mẹ gửi trong cánh cò cuộc đời mẹ , cả đắng cay lẫn ngọt bùi đã trải , những nông sâu của cuộc đời . Hơn cả chức năng ru ngủ , những câu hát của mẹ là nơi giãi bày , thổ lộ tâm trạng . Mẹ muốn đem theo cánh cò , sắc trời đến hát quanh nôi . à Me có nói điều gì , cánh cò của mẹ có mang ý nghĩa gì thì tất cả vấn hướng về con III. Ghi nhớ : Sgk _48 TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Con cò bay lả bay la Theo câu Quan họ bay ra chiến trường Mà hương đồng cứ chờn vờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay là đà? Cũ sao được sắc mây sa? Cũ sao được khúc dân ca quê mình? Cò bay bằng nghĩa bằng tình Lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi Mây bay bằng gió của trời Là ta, ta hát những lời riêng ta ( NguyỄn Duy ) 2. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông ( Tú Xương ) 3. Cái cò... sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru [] Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ... Mẹ ru con Liệu mai sau các con còn nhớ chăng 4. Trên đời này chỉ có ba bài hát Đủ nói hết buồn vui thế giới tâm hồn. Hay hơn cả là bài ca thứ nhất Bà mẹ dịu dàng khẽ hát ru con. Bài thứ hai cũng là bài của mẹ, Khi con trai mẹ chết, canh tay già Ôm xác con, hát một mình lặng lẽ... Những bài hát trên đời là bài hát thứ ba. ( Raxun Gamzatốp ) 5. Thơ gửi mẹ-Thơ Heinrich-Heine I Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kỳ Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi Nhưng mẹ ơi con xin thú thật Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất Con thấy mình bé nhỏ làm sao. Có phải tinh thần mẹ diệu kỳ soi thấu Như bay lên vầng ánh sáng cao siêu Hay bao nỗi buồn xưa nung nấu Trái tim mẹ hiền đùm bọc đứa con yêu. II Trong cơn mê, con từ mẹ ra đi Con muốn đi tận cùng trời đất Để tìm kiếm người yêu đẹp nhất Trong đôi cánh tay con sẽ ôm ghì. Con tìm tình yêu khắp nơi khắp nẻo Con đập vào các cửa mỏi rời tay Con đã van xin như một kẻ ăn mày Nhưng chỉ nhận những cái nhìn lạnh lẽo Tìm không thấy tình yêu con trở về với mẹ Tâm chí chán chê, thân thể rã rời Con bỗng thấy một tình yêu chân thật Trong đôi mắt dịu hiền của mẹ, mẹ ơi... 6.

File đính kèm:

  • docCON CO - CLV.doc