* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm, thể loại.
- Yêu cầu hs đọc phần chú thích dấu sao .
? Em hiểu gì về tác giả tác phẩm ? ( sgk)
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu phần Đọc- hiểu văn bản.
GV : Đọc sau đó gọi hs đọc tiếp (?) Em hãy tóm tắt nội dung vb Chiếc là cuối cùng bằng một đoạn văn ngắn ?
GV: Giải thích từ khó
* Phương thức biểu đạt.
- Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
*Tóm tắt đoạn trích :
- Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ. Giôn-xi bệnh nặng, không muốn sống nữa, đợi chiếc lá cuối cùng rụng, cô sẽ chết. Biết ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một họa sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc là thường xuân. Nhờ chiếc lá ấy, cô muốn được sống, được sáng tạo. Cô đã trở về từ cõi chết. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết, vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
? Theo dõi đoạn trích, em thấy Giôn-xi đang trong tình cảnh như thế nào ? (cô đang bị sưng phổi nặng ).
? Tình trạng ấy khiến cô hoạ sĩ trẻ này có tâm trạng ra sao? ( Chán nản).
? Khi cô ra lệnh người chị kéo mành ra lần thứ nhất thì Giôn-xi đã suy nghĩ điều gì? điều đó có ý nghĩa gì ?
- Một cô gái yếu đuối, bệnh tật, ít nghị lực, không còn tin vào sự sống của mình .
? Em nghĩ gì về nhân vật Giôn –xi từ tất cả những biểu hiện đó ? (yếu đuối tuyệt vọng ).
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
=> Chiếc lá dù mong manh, nhỏ nhoi tượng trung cho sự sống .Sự sống dẻo dai bền bỉ của chiếc lá có thể kích thích tình yêu sự sống của con người..
c.Bí mật của chiếc lá cuối cùng
* Xiu
- Tận tình, chu đáo chăm sóc Giôn-xi.
* Cụ Bơ – men
- Vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn – xi
Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và sự sống cho Giôn-xi. Cụ chết vì viêm phổi :
=> Cụ là một con người cao thượng, quên mình vì người khác.
=> Bức tranh được coi là một kiệt tác bởi nó tạo ra ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính. từ tình yêu thương con người, và vì sự sống con người.
4.Tổng kết.
a. Nghệ thuật.
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
b. Ý nghĩa văn bản.
- Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
* Ghi nhớ / sgk
4.CỦNG CỐ : GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
- Học thuộc ghi nhớ
- Tóm tắt và nhớ một số chi tiết trong tác phẩm.
* Bài soạn
- Soạn bài : “ Chương trình địa phương phần tiếng Việt ”
**********************************************
Ngày soạn :3/10/2011
Ngày dạy : 6/10/2011
TUẦN 8
TIẾT 31 Tiếng việt: NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: TỪ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích dùng trong giao tiếp ở địa phương.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Trong văn học, tưd địa phương có tác dụng làm rõ sắc thái địa phương , làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, làm phong phú thêm tiếng Việt.
2. Kỹ năng :
- Phải biết sử dụng từ địa phương đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và đúng mục đích giao tiếp.
3. Thái độ :
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Tài liệu giáo dục địa phương.
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:Không kiểm tra
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA G V & H S
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1. HS đọc văn bản
Nêu đặc điểm của những từ in nghiêng ?
Dựa vào văn cảnh , thử tìm hiểu nghĩa của chúng.
Hoạt động 2 : Luyện tập :
GV tổ chức thi giữa các nhóm
I.Văn bản :
1. Nghĩa của những từ địa phương.
-ngó : nhìn
-Ni: này
-Viền : về
-Ví chắc : với nhau ( đôi khi " chắc " có nghĩa là " mình- người ", ví dụ : " đau chắc" tức là đau hết người ).
-Nẫu : người ấy ( ngôi thứ 3 )
-Toóc : rạ ( phần phía gốc của cây lúa ).
-Xứ : quê
-Mô : đâu nào
-Rầy : phiền
-Hè : nhỉ ( tiếng đệm )
-Chi : gì
-Chộ : nhìn thấy
-Nhởi : chơi
-O nớ : cô ấy
2.Ghi nhớ : ( trang 41 TLGDDP)
II.Luyện tập :
1 .Tìm các từ tương đương với các từ sau :
* Lộ : đường
-Ghe : thuyền
-Hên : may
-Chọc:trêu
-Cực : khổ
-Mắc cỡ : xấu hổ
-Mắc ( việc ): bận ( việc ).
-Mập : béo
-ốm : gầy
* -bơi : lội ( vùng Nam Bộ )
-Say : xỉn
-( hạt ) lạc : ( hột ) đậu phụng
-( nói ) dối : ( nói ) láo
-( tấm ) phản : bộ ngựa
-Hoa : bông
-Vỡ : bể.
2. Chọn những từ trong ngoặc để điền vào chỗ trống cho thích hợp và giải nghĩa ( tau, chộ, nỏ, nớ, vô, mô, răng, mi ).
-Tau chộ cái đàn nớ rồi. Bọn mi nỏ có nhớ.
-Cách ngăn mười mấy năm trường
-Khi mô mới được nối đường vô ra ?
Răng không , cha vẫn cười khì
Người còn là quý kể chi bạc vàng
3. Chuyển các từ địa phương trong câu thơ sau ( của Nguyễn Bùi Vợi ) ra tiếng phổ thông :
-Răng o nỏ qua nhà tui nhởi ?
-Sao em không qua nhà tôi chơi .
4.CỦNG CỐ : GV hệ thống lại nội dung bài học
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
1.Tìm 2 câu thơ ( văn ) , trong đó tác giả có sử dụng từ địa phương .Nhận xét việc sử dụng đó đã làm tăng hay giảm giá trị nghệ thuật của câu thơ ( văn ) ?
2.Đặt 5 câu có từ địa phương.
3.Liệt kê các từ địa phương chỉ người sinh ra mình.( cha , mẹ ).
* Bài soạn:
- Soạn bài : “Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”
*******************************************
Ngày soạn :3/10/2011
Ngày dạy :6/10/2011
TUẦN 8
TIẾT 32 Tập làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết lập bố cục và cách xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kỹ năng :
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ
- Có ý thức xây dựng dàn ý.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. - Ở tiết trước các em đã luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, thì bài học này giúp các em cách thức lập một dàn ý cho cả bài văn.Vậy cách thức đó ntn?. Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
GV : Yêu cầu hs đọc bài văn : Món quà sinh nhật
? Xác định ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và nêu nội dung chính của mỗi phần?
? Truyện kể về sự việc gì? Ai là người kể chuyện ( ở ngôi thứ mấy )? ( kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình, Ngôi kể : thứ nhất ( tôi = Trang)
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ?
? Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
? Câu chuyện diễn ra ntn? ( Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm của câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chổ nào? điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)
GV: Gợi dẫn.
HS : Thảo luận nhóm 2p, cử đại diện nhóm trả lời.
? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chổ nào trong truyện? Tác dụng những yếu tố miêu tả và biểu cảm này?
+ Miêu tả : Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào các bạn ngồi chật cả nhà nhìn thấy Trinh đang tươi cười Trinh dẫn tôi ra vườn Trinh lom khom vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói.
+ Biểu cảm : Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên .. bắt đầu lo ..tủi thân và giận Trinh ..giận mình quá ..tôi run run cảm ơn Trinh quá giá làm sao.
- Tác dụng :góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trong truyện .
? Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào ?
- Tác giả vừa kể theo trình tự thời gian ( kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật ) nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “ lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa”
* HOẠT ĐỘNG 2: Dàn ý của bài văn tự sự.
GV: Yêu cầu hs tìm hiểu mục 2 trong sgk
? Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, thường gồm mấy phần, là những phần nào? nêu nhiệm vụ của mỗi phần ?
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/95
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu phần luyện tập.
HS: Đọc bài tập 1
? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? (HSTLN)
? Phần mở bài giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh ?
? Thân bài Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian ( lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả .
? Trong khi nêu các sự việc chính , chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó ?
GV: Gợi dẫn.
HS : Thảo luận nhóm 2p, cử đại diện nhóm trình bày.
? Kết cục câu chuyện và cảm nghĩ của người kể ra sao ?
? Nêu yêu cầu cảu bài tập 2 ?
GV: Gợi dẫn.
HS : Cử đại diện nhóm trả lời.
GV: Nhận xét.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Dàn ý của bài văn tự sự
a. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
* Xét ví dụ/sgk
- Truyện : Món quà sinh nhật
+ Bố cục : 3 phần
- Mb : Từ đầu đến "bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn." Nội dung chính là kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Tb : Tiếp theo đến "Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói"; phần này tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
- Kb : Còn lại . Nội dung nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.
* Kết hợp miêu tả và biểu cảm để góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trong truyện - Kể theo trình tự thời gian .
b. Dàn ý của một bài văn tự sự (sgk)
2. Ghi nhớ : sgk /95
II. LUYỆN TẬP
- Bài tập 1 : Dựa vào vb Cô bé bán diêm lập dàn ý
+ Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện
+ Thân bài : lúc đầu do bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị rét hành hạ “ đôi bàn tay cứng đờ ra”.Sau đó em bé cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp đẹp đẽ. Ban đầu..lò sưởi”, hơi ấm của que diêm khiến em “ thật là dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé lại trởchính mình . Tiếp đến que diêm thứ hai, em lụi tàn, embản thân. Em lại quẹt que diêm thứ 3 . Một cây thông... Qua diêm thứ tư được đốt lên em “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Cuối cùng muốn níu bà ở lại em đã bất tất cả các que diêm còn lại
+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm
Các yếu tố này đan xen vào trong quá trình kết chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé qẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. kèm theo đó là những suy nghĩ tâm trạng của nhân vật
+ Kết bài : Kết cục em bé bán diêm đã chết “ vì giá rét trong đêm giao thừa” Mọi người qua đường không ai biết được điều gì mà em bé đã trông thấy, nhất là phút giây em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón những niềm vui đầu năm .
- Bài tập 2 : Lập dàn ý
+ Mb : Giới thiệu người bạn của mình là ai? kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? ( nêu một cách khái quát )
+ Tb : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy :
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào? ( thời gian, hoàn cảnh ) với ai? ( nhân vật)
- Chuyện xảy ra ntn? ( mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động ntn? ( miêu tả các biểu hiện của xúc động )
+ Kb : Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?
4.CỦNG CỐ; GV hệ thống lại nội dung bài học.
5HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
- Học thuộc ghi nhớ
- Lập dàn ý cho 1 bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố đã học.
* Bài soạn:
- Soạn bài : “ Hai cây phong "
*****************************************
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 8 tu T8 THCS Ly Thuong Kiet An Giang.doc