Hệ thống hóa kiến thức
* Câu 3:
- Gv:Chúng ta đã học những vb nghị luận nào ?
- Hs: Trả lời
- Gv:Văn bản nghị luận là gì ?
- Hs:Là kiểu vb nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ , lập luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy một cách thuyết phục. Cốt lõi của nghị luận là ý kiến-luận điểm , lí lẽ và dẫn chứng, lập luận
- Gv:Nêu những vb nghị luận hiện đại đã học ?
Hs:Trả lời
? Hãy nêu sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại ?
Hs:VB nghị luận trung đại
Văn sử triết bất phân
Khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu với kết cấu, bố cục riêng
- In đậm thế giới quan của con người trung đại : tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ
- Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ , câu văn biền ngẫu nhịp nhàng
+ Nghị luận hiện đại
- Không có những đặc điểm trên
- Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại : tiểu thuyết luận đề , phóng sự - chính luận , tuyên ngôn
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 34 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn, đe dọa C.Cầu khiến, đe dọa
B.Nghi vấn, hỏi D.Cảm thán, hỏi.
II. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Thế nào là câu cảm thán? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2: ( 5.0 điểm) Cho đoạn thoại sau:
“Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: (1)
- Bác trai đã khá rồi chứ? (2)
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.(3) Nhưng xem ý hãy còn lề bệt chừng như vẫn còn mỏi mệt lắm. (4)
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.” (5)
(Trích “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
a, Cho biết bà lão có mấy lượt lời, chị Dậu có mấy lượt lời?
b, Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói của các câu trong đoạn thoại trên?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
I. Trắc nghiệm:
Câu
2
3
4
5
6
Đáp án
B
D
C
A
D
B
(3.0 điểm)
II. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Câu cảm thán :
- Khái niệm: Câu cảm thán là câu có các từ cảm thán như than ôi, eo ôi, trời ơi, biết bao nhiêu, biết nhường nàodùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói(viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày và ngôn ngữ văn chương. Khi viết câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm than. (1,5 điểm)
- Ví dụ: Buồn làm sao! ( 0,5 điểm)
Câu 2:
a, Lượt lời: (1.0 điểm) - Bà lão có hai lượt lời.
- Chị Dậu có một lượt lời.
b, Kiểu câu và hành động nói ( 4.0 điểm)
Câu
Kiểu câu
Hành động nói
1
Trần thuật
Kể
2
Nghi vấn
Hỏi han
3
Trần thuật
Cảm ơn
4
Trần thuật
Nhận định
5
Trần thuật
Khuyên bảo
D/ RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 34 Ngày soạn: 18/04/2014
Tiết PPCT: 131 Ngày dạy : 24/04/2014
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản tường trình.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1.Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình.
2.Kĩ năng:
- Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác.
- Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.
3.Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác học tập.
C/ PHƯƠNG PHÁP
Phát vấn, thuyết giảng, tích hợp thực tiễn.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2.Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
3.Bài mới : Văn bản hành chính công vụ có vai trò hết sức thiết thực trong cuộc sống. Khi nào cần viết văn bản tường trình, cách viết một văn bản tường trình như thế nào? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hs đọc 2 vb trong sgk/133-134
- Gv:Trong các vb trên, ai là người viết bản tường trình và viết cho ai ? Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì ?
- Hs:Người viết bản tường trình là hai em học sinh , một viết cho cô giáo, một viết cho thầy Hiệu trưởng.
- Bản tường trình viết ra nhằm mục đích trình bày lại sự việc đã xảy ra liên quan trực tiếp đến người viết và đề nghị được xem xét, giải quyết.
- Gv:Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý ? (Trình bày theo đúng thể thức một vb tường trình)
- Gv:Người viết bản tường trình cần có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình ?
- Hs: Phải có thái độ trung thực, khách quan, trình bày chính xác sự việc.
- Gv:Nêu một số trường hợp cần phải viết bản tường trình trong học tập? ( hs tự tìm )
Hs đọc 4 tình huống trong sgk
- Gv:Trong 4 tình huống trên, tình huống nào nhất thiết phải làm bản tường trình, tình huống không cần, tình huống nào có thể viết hoặc không việt cũng được,vì sao?
- Hs:Tình huống a, b nhất thiết phải viết bản tường trình
- Tình huống c không phải viết bản tường trình
- Tình huống d tuỳ vào tài sản mất nhiều hay ít
- Gv:Một vb tường trình có mấy phần ? Hãy nêu từng phần?
- HSTLN Trả lời, các nhóm khác nhận xét
- Gv kết luận
- Gv:Khi viết tường trình chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- Hs:Tên vb nên dùng chữ in hoa cho nổi bất
- Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình.
- Sưu tầm trên mạng hoặc hỏi các chú công an xã để tham khảo.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập làm văn bản tường trình”: đọc sgk, chọn tình huống và viết hoàn chỉnh.
1. Đặc điểm của văn bản tường trình
- Mục đích : trình bày lại sự việc đã xảy ra có liên quan trực tiếp đến người viết và đề nghị được xem xét, giải quyết.
- Nội dung và thể thức: Trình bày theo đúng thể thức một văn bản tường trình.
2. Cách làm văn bản tường trình
a.Tình huống cần phải viết bản tường trình
Tình huống a, b nhất thiết phải viết bản tường
b.Cách làm một văn bản tường trình
+ Phần mở đầu:
Quốc hiệu, tiêu ngữ
Địa điểm và thời gian làm tường trình
Tên văn bản
Người (cơ quan) nhận bản tường trình
+ Nội dung :
Người viết trình bày thời gian địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả. Thái độ tường trình
+ Kết thúc văn bản:Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.
c, Lưu ý :
- Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật.
- Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt
- Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
* Ghi nhớ: Sgk
3. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Sưu tầm một số văn bản tường trình các loại để so sánh, đối chiếu, làm mẫu, phân tích nhận diện.
- Viết một bản tường trình hoàn chỉnh theo yêu cầu của giáo viên.
*Bài mới: Soạn bài “ Luyện tập làm văn bản tường trình”.
E/ RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 33 Ngày soạn: 17/04/2014
Tiết 131 Ngày dạy : 24/04/2014
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN
TƯỜNG TRÌNH
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố những hiểu biết về văn bản tường trình.
- Viết được văn bản tường trình thuần thục hơn.
B/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NAWMG, THÁI ĐỘ.
1.Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản tường trình.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết văn bản tường trình.
- Nâng cao một bước kĩ năng tạo lập văn bản tường trình và viết được một văn bản tường trình đúng quy cách.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác, chăm chỉ luyện tập.
C/PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là văn bản tường trình?
- Hãy viết dàn mục văn bản tường trình?
3.Bài mới : Tiết 132 các em đã biết cách viết một văn bản tường trình như thế nào. Tiết học này các em sẽ luyện tập để viết thành thạo văn bản tường trình.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Củng cố kiến thức
- Gv:Mục đích viết tường trình là gì ?
- Hs:Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét
- Gv:Vb tường trình và vb báo cáo có gì giống và khác nhau ?
- Hs:Vb báo cáo là vb tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của 1 cá nhân hay một tập thể . Nội dung của vb báo cáo không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả các mục quy định sẵn
- Văn bản tường trình là trình bày về thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Nội dung vb tường trình phải tuân thủ đúng tất cả các mục quy định
- Gv:Nêu bố cục phổ biến của vb tường trình ?
- Hs:+ Phần mở đầu
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian làm tường trình
- Tên văn bản
- Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình
+ Nội dung:
- Người viết trình bày thời gian địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả. Thái độ tường trình
+ Kết thúc vb:
- Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.
Luyện tập
- Gv:Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
- Hs: đọc đề, làm việc cá nhân.
- Gv:Hãy nêu yêu cầu bài tập 2 ?
- HS: Đọc đề, làm việc nhóm.
- Hs: Đọc bài tập 3, tự luyện tập viết văn bản, trình bày.
- Gv: Nhận xét.
Hướng dẫn tự học
- Xem lại bài giảng để củng cố lí thuyết, phân biệt văn bản tường trình với văn bản báo cáo.
- Chuẩn bị bài “Tổng kết phần văn (tiếp)”. Ôn tập các văn bản nghị luận đã học theo các câu hỏi Sgk/144.
I. CŨNG CỐ KIẾN THỨC.
1.Mục đích viết tường trình: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra.
2.Sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tường trình và báo cáo :
- Văn bản báo cáo là văn bản tổng hợp, trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
- Nội dung của văn bản báo cáo không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả các mục quy định sẵn
- Văn bản tường trình là trình bày về thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét . - Nội dung văn bản tường trình phải tuân thủ đúng tất cả các mục quy định.
3.Bố cục của văn bản tường trình
+ Phần mở đầu
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian làm tường trình
- Tên văn bản
- Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình
+ Nội dung :
- Người viết trình bày thời gian địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả. Thái độ tường trình
+ Kết thúc văn bản:
- Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1:Chỗ sai trong việc sử dụng văn bản
a, Lí do này cần phải viết bản kiểm điểm
b,Có thể viết bản thông báo cho các bạn biết kế hoạch để chuẩn bị.
c, cần viết bản báo cáo
- Chỗ sai của 3 tình huống này là người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với các văn bản thông báo, báo cáo, bản kiểm điểm.
Bài 2:
- Trình bày với các chú công an về vụ va chạm xe máy mà bản thân chứng kiến
- Tường trình với cô giáo bộ môn vì sao em không thể hoàn thành bài văn tả mẹ em .
- Tường trình với cô giáo chủ nhiệm vì buổi nghỉ học đột xuất hôm qua để cô thông cảm
Bài 3 : Viết bản tường trình.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Ôn tập lí thuyết về văn bản tường trình đã học về mục đích, yều cầu, bố cục, cách diễn đạt.
- So sánh, tìm sự giống và khác nhau về mục đích giữa văn bản tường trình và văn bản thông báo.
* Bài mới: soạn bài “Tổng kết phần văn (tiếp)”.
E/RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Giao an ngu van 8 tuan 34.doc