1- MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp:
- HS biết:Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS sau cc văn bản đ học từ đầu hk 2 đến tuần 29.
-HS hiểu: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản đã học.
1.2.Kĩ năng:
-HS thực hiện được: Kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, viết đoạn văn.
-HS thực hiện thành thạo: Viết đoạn văn.
1.3.Thái độ:
-Thói quen: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận khi làm bài.
-Tính cách: Sáng tạo, độc lập khi làm bài.
2. MA TRẬN ĐỀ:
20 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 29 và 30 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm trong bài làm của học sinh
Hoạt động 5: (TG:10p)
*Mục tiêu: HS sửa lỗi – Gv phát bài.
GV phát hiện trong quá trình chấm bài
HS phát hiện về việc sai ở lỗi
Gv hướng dẫn học sinh sửa lỗi
- Đọc lại bài văn sửa lỗi chính tả, lặp từ câu
- sử lỗi diễn đạt, yếu tố tự sự
- Lập dàn ýcho đề trên, chú ý phần thân bài
Hoạt động 6: (TG:5p)
*Mục tiêu:
Củng cố nội dung và phương pháp
Hoạt động 7: (TG:5p)
1.Đề bài:
Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết nhanh chĩng bài trừ ( cờ bạc, ma túy)
2. Phân tích đề
Thể loại nghị luận
3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
1- Mở bài: (2đ)
Xã hội ngày càng phát triển xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội
2- Thân bài (6đ)
Tuần tự trình bày các luận điểm
Nạn cờ bạc vẫn đang là vấn đề nhức nhối
Cờ bạc đã đi vào trong trường học
Cờ bạc làm con người ta mê mẩn..
Người lớn đi đáng bạc làm khổ vợ khổ con, ảnh hưởng đến con trẻ
3- Kết bài: (2đ)
Khẳng định tác hại của các tệ nạn xã hội.
4. Nhận xét chung:
Ưu điểm
– Xác định đúng yêu cầu đề, phương thức biểu đạt, vấn đề, luận điểm.
- Xây dựng được hệ thống luận điểm phụ.
- Biết vận dụng bằng cách giải thích và chứng minh ( từ 2 văn bản làm luận cứ cho quá trình lập luận của mình)
Thực hiện đúng theo bố cục 3 phần
Bài làm cĩ nhiều sáng tạo, diễn đạt tốt ( Nhàn, Như, Phượng)
Trình bày rõ ràng, sạch đẹp
Hạn chế:
Tồn: Đa số chưa vững phương pháp. Sai lỗi chính tả, diễn đạt.
- Luận điểm phụ chưa rõ,còn chung chung.
- Viết đoạn không có câu chủ đề, không theo cách diễn dịch hay qui nạp
Chưa đọc kĩ nội dung đề yêu cầu, cịn lẫn lộn với văn tự sự
Bố cục chưa rõ ràng, lẫn lộn sang phần thân bài
Đa số thực hiện mở bài chưa tốt ( kể)
Trình bày các ý cịn lẫn lộn, diễn đạt chưa tốt
Chữ viết chưa rõ ràng, sai lỗi chính tả nhiều
Chưa cĩ kiến thức mở rộng
5. Sửa lỗi:
* Lập dàn ý: gv gọi hs lập dàn bài và nhận xét
1- Mở bài:
Xã hội ngày càng phát triển xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội
2- Thân bài
Tuần tự trình bày các luận điểm
Nạn cờ bạc vẫn đang là vấn đề nhức nhối
Cờ bạc đã đi vào trong trường học
Cờ bạc làm con người ta mê mẩn..
Người lớn đi đáng bạc làm khổ vợ khổ con, ảnh hưởng đến con trẻ
3- Kết bài:
Khẳng định tác hại của các tệ nạn xã hội.
6.Củng cố nội dung và phương pháp
* Nội dung:
- Văên nghị luận cần ngắn gọn, rõ ràng
- Khơng lẫn lộn văn nghị luận với văn tự sự
- Phần mở bài giới thiệu vấn đề và kết bài phải khẳng định vấn đê
- Phần thân bài dùng luận cứ và lập luận vững chắc để giải thích cho từng ý của câu hỏi nêu ra.
* Phương pháp
-Người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp làm bài: có đủ 3 phần, hệ thống luận điểm, luận cứ phù hợp, lập luận hiệu quả.
7. Phát đề cho hs đọc bài văn mẫu
4.4. Tổng kết:
Để viết bài văn nghị luận chúng ta cần chú ý điều gì?
4.5- Hướng dẫn tự học:
* Đối với bài học ở tiết này:
- Xem lại bài viết.
- Sửa những lỗi cịn lại
- Hồn thành trong vbt
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận.
-Tìm hiểu kĩ ví dụ trong SGK/114,115, tìm yếu tố tự sự, miêu tả.
- Nhận xét tác dụng.
5- PHỤ LỤC:
Tuần 30 - Tiết 116
ND: 28/3/2013
TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1 - MỤC TIÊU: Giúp:
1.1.Kiến thức:
- HS biết:kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài văn nghị luận.
- HS hiểu:Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận.
1.2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được:Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
-HS thực hiện thành thạo: Kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài văn nghị luận.
1.3.Thái độ:
-Thĩi quen: vận dụng yếu tố miêu tả và tự sự trong bài nghị luận đúng chỗ
-Tính cách: Cẩn thận, sáng tạo.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận.
3 - CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bài tập bổ trợ
3.2.HS: Tìm hiểu theo yêu cầu của SGK.
4 - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kiểm tra miệng:
2 HS. (1câu/10điểm).
? Em hiểu thế nào về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
¨ - Rất cần trong văn nghị luận
-Giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (nghe)
? Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, cụ thể, sinh động cao, người làm văn phải thực hiện điều gì?
¨ - kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4.3) Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài: Ở lớp 6 và 7, các em không chỉ học văn biểu cảm mà còn học văn tự sự và văn miêu tả. Nhưng, như các em đã biết, biểu cảm không chỉ là một kiểu văn bản riêng mà còn có thể là một yếu tố có cả yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả nữa hay không? (GV ghi tựa bài học)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:
HS xem trích đoạn được dẫn ở mục I1 của SGK và trả lời.
· HS đọc VD
? Hãy phát hiện yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn văn trên? Phân tích rõ vai trò của yếu tố miêu tả, trong hai đoạn văn đó?
¨ a- Tác giả kể lại những chi tiết cụ thể của một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác ở Đông Dương
b- Tác giả đã miêu tả rất sinh động về những người lính Việt Nam bị xích tay hay bị nhốt
? Qua tìm hiểu, em có thể cho biết vì sao đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải miêu tả?
¨ Hai đoạn trích dẫn trong bài có kể về một thủ đoạn bắt lính và cũng có tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính. Nhưng 2 đoạn văn đó vẫn không phải là đoạn văn tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu nhất mà người viết nhằm đạt tới.
? Vậy 2 văn bản trên được tạo lập ra nhằm mục đích nào là chủ yếu?
?Qua đó em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
GV: chốt ý
à HS đọc phần 1 của ghi nhớ (SGK/T.116)
à HS làm BT1 (SGK/T.116)
¨ Trong văn bản được dẫn, yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Còn yếu tố miêu tả làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ, để nhận rõ hơn chiều sâu của một tâm tư; ở đó, bên trong sự im lặng, có chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm, trước cái lành cái đẹp
Gv chốt ý à sang hoạt động 2
Hoạt động 2:
HS đọc và xem xét văn bản à trả lời những câu hỏi ghi ở mục I2 (SGK/T.115)
? Tìm những yếu tố tự sự, miêu rả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng?
? Tìm những ýêu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng?
¨ Kể lại chuyện về chàng Trăng và Nàng Han (chàng Trăng không nói không cười, cưỡi ngựa đá, bay lên mặt trăng; nàng Han thành tiên trên trời sau khi thắng giặc)
? Tác giả có kể lại toàn bộ hai truyện “Chàng Trăng và Nang Han” không?
¨ không, chỉ kể kĩ những chi tiết và những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm: Hai truyện cổ của dân tộc miền Núi đó có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?
¨ - Xuất phát từ nhu cầu nghị luận
-Đưa vào phải phù hợp với luận điểm, luận cứ.
à phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, luận cứ.
Hoạt động 3:
Gv củng cố lại những kiến thức cơ bản, yêu cầu HS đọc điểm 2 phần ghi nhớ à HS đọc cả ghi nhớ
Hoạt đông 4:
HS làm BT 1, 2 à thảo luận nhóm
Trình bày miệng
Các nhóm khác góp ý
I- Vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Ví dụ 1:
à chúng ta không thể hình dung đầy đủ sự “nhũng lạm” của bọn quan lại trắng trợn đến mức nào.
à khó hình dung ra sự giả dối trong lời rêu rao của thực dân về người An Nam phấn khởi đi lính.
¨ - Vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân trong cái gọi là “chế độ lính tình nguyện”
- Làm rõ phải trái, đúng sai
Þ đoạn văn nghị luận
à chỉ đóng một vai trò phụ trợ trong một bài văn nghị luận
II- Cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận:
Ví dụ 2:
¨ Kể lại chuyện về chàng Trăng và Nàng Han
à yếu tố tự sự và miêu tả chỉ được dùng làm luận cứ phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
Ghi nhớ (SGK/T.116)
III- Luyện tập:
BT2:
à Sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen
à sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể lại một kỉ niệm về bài ca dao.
4.4-Câu hỏi, bài tập củng cố:
Văn bản nghị luận vẫn cần có những yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn đưôc rõ ràng, cụ thể sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
Đối với bài học ở tiết học này:
-Thuộc ghi nhớ
-Làm lại các bài tập.
- Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận cĩ yếu tố tự sự, miêu tả, phân tích tác dụng.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo.
Chuẩn bị bài: Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục
Gợi ý: + Lần lượt phân tích từng cảnh trong lớp kịch
+ Phân tích một số yếu tố gây cười trong nghệ thuật hài kịch
5 - RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- TUAN 30DA CHINH.doc