Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Thương

. Mục tiêu:

 1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Thực hiện hành động nói theo hai cách.

- HS hiểu: Ccác cách thực hiện hành động nói.

 Hoạt động 2:

- HS biết: Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

- HS hiểu: Mục đích nói và tác dụng của các kiểu câu trong bài tập.

 1.2:Kĩ năng:

 - HS thực hiện được: Lựa chọn kiểu câu để thực hiện hành động nói.

- HS thực hiện thành thạo: Sử dụng các kiểu câu phù hợp để thực hiện hành động nói.

 1.3:Thái độ:

- HS có thói quen: Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói.

- HS có tính cách: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tốt các hành động nói trong giao tiếp.

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về cách lưa chọn các kiểu hành động nói; kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng kiểu hành động nói.

2. Nội dung học tập:

- Nội dung 1: Cách thực hiện hành động nói.

- Nội dung 2: Luyện tập.

3. Chuẩn bị:

 3.1: Giáo viên: Bảng phụ, ví dụ, bài tập nâng cao.

 3.2: Học sinh: Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)

 8A1: 8A2: 8A3:

 

doc28 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á. Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vàp quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống. Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai. b. Sắp xếp lại: Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số. Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai. Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vàp quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh kế. Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống. 4.4:Tôûng kết : ( 5 phút)  Câu 1: Thế nào là luận điểm? l Đáp án:- Luận điểm là những tư tưởng quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài nghị luận.  Câu 2: Mối quan hệ giữa các luận điểm? l Đáp án: Các luận điểm vừa được sắp sếp theo một trình tự hợp lí và liên kết chặt chẽ, vừa có sự phân biệt với nhau. Luận điểm cần đảm bảo yêu cầu gì? Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu. Các luận điểm trong bài văn phải như thế nào? Phải liên kết chặt chẽ và có sự phân biệt với nhau. Phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí ĩ Nhận xét tiết học. 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: Xem lại kiến thức lí thuyết, học thuôc các nội dung đã ghi.. à Đối với bài học tiết sau: Soạn bài :Viết đoạn văn trình bày luận điểm”: Làm bài tập 3 sgk trang 82, cách sắp xếp luận điểm và các câu khác trong đoạn văn. Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để nhận biết phân tích luận điểm. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy. Tuần:26 Tiết:100 Ngày dạy:01/03/2013 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM. 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: HS biết: Nhận biết được đoạn văn nghị luận. - HS hiểu: Phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. Cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. à Hoạt động 2: HS biết: trình bày luận điểm , sắp xếp luận cứ , viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài khoảng 90 chữ về một vấn đề chính trị xã hội. - HS thực hiện thành thạo: Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Viết đoạn văn cĩ câu luận điểm. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh ý thức viết đoạn văn nghị luận đúng cách. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận - Nội dung 2: Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Bảng phụ, các câu chủ đề trong các văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, một số đoạn văn mẫu. 3.2: Học sinh: Tìm các câu chủ đề trong một số văn bản đã học. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 8A1: 8A2: 8A3: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: ĩ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập: Câu hỏi 1: Luận điểm là gì? (2đ) A. Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra ở trong bài. B. Là những vấn đề mà người viết nêu ra ở trong bài. l Đáp án: B Câu hỏi 2: Yêu cầu về luận điểm như thế nào? (6đ) l Đáp án: Luận điểm cần chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cần giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị những gì? (2đ) l Tìm các câu chủ đề trong một số văn bản đã học. Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, ghi điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học. Giới thiệu bài: Tiết trước, cô đã hướng dẫn các em ôn tập về luận điểm. Tiết này cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em viết đoạn văn trình bày luận điểm. ( 1 phút) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. ( 15 phút) Gọi học sinh đọc các đoạn văn SGK. Đâu là câu chủ đề trong mỗi đoạn văn trên? Câu chủ đề trong từng đoạn văn được đặt ở những vị trí nào? Học sinh trả lời nhận xét, sửa chữa.  Từ đó, em rút ra kết luận gì? Giáo viên gọi học sinh đọc phần 2 SGK. Lập luận là gì? Tìm luận điểm “Cho thằng nó ra”. Nêu cách lập luận trong bài văn trên? Lập luận theo cách tương phản Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác, và có sức thuyết phục không? Có. Trong việc trình bày các luận điểm, các ý cần được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý. Việc xếp luận cứ “ Nghị Quế giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu” sau luận cứ “ Vợ chồng địa chủ cũng yêu gia súc” là nhằm làm cho luận điểm “chất chó đểu của giai cấp nó” nổi bật hơn. Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Đủ các luận cứ, lập luận chặt chẽ. Những cụm từ “ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu, chất chó đểu của giai cấp nó” được sắp xếp cạnh nhau có tác dụng gì? Làm cho việc trình bày luận điểm thêm chặt chẽ có sức thuyết phục. Làm nổi bật tính cách xấu xa của vợ chồng Nghị Quế. Khi trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý điều gì? Nội dung của luận điểm phải thề nào? Các luận cứ phải đảm bảo yêu cầu gì?  Lời văn trong đoạn văn nghị luận phải như thế nào? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý. Giáo dục học sinh ý thức viết đoạn văn nghị luận đúng cách. Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. ( 15 phút) Diễn đạt ý mỗi câu sau đây thành một luận điểm ngắn gọn, rõ. Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Nhận xét cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn? Viết đoạn văn ngắn triển khai ý các luận điểm sau: Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài. Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Học sinh trình bày, nhận xét. Giáo viên nhận xét, bổ sung. I Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận: 1. Câu chủ đề: a) Thành Đại La muôn đời : cuối đoạn -> Đoạn văn quy nạp b.Đồng bào ngày trước : đầu đoạn àĐoạn văn diễn dịch. àTrong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầu câu (đoạn văn diễn dịch); có khi câu chủ đề được đặt ở vị trí cuối cùng (đoạn văn quy nạp). 2. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. - Nội dung của luận điểm đoạn văn nghị luận được thể hiện rõ ràng, chính xác, ngắn gọn trong câu chủ đề. - Các luận cứ phải đầy đủ, cần thiết; phải được sắp xếp và tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí mới làm nổi bật luận điểm. - Lời văn diễn đạt phải trong sáng, có sức thuyết phục. II. Luyện tập: Bài 1: a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu. b.Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ. Bài 2: Luận điểm : ‘Tế Hanh là một người tinh lắm” - Luận cứ : “Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt ở chốn quê hương”. “ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật” - Sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một cách mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Bài 3: Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu 4.4:Tôûng kết : ( 5 phút)  Câu 1: Ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận đểm gì? A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm. B. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm. C. Trình bày luận điểm sinh động hấp dẫn. l Đáp án:A  Câu 2: Khi trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý điều gì? l Đáp án: - Nội dung của luận điểm đoạn văn nghị luận được thể hiện rõ ràng, chính xác, ngắn gọn trong câu chủ đề. - Các luận cứ phải đầy đủ, cần thiết; phải được sắp xếp và tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí mới làm nổi bật luận điểm. - Lời văn diễn đạt phải trong sáng, có sức thuyết phục. ĩ Nhận xét tiết học. 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: Học thuộc ghi nhớ sách giáo khoa trang 81, làm bài tập 4/82. à Đối với bài học tiết sau: Soạn bài “Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm”: Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề tài “cần chăm chỉ học tập hơn”. Đọc và chuẩn bị bài “Bàn luận về phép học”: xác định bố cục, thể loại, mục đích của việc học. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy.

File đính kèm:

  • docTuan 26(1).doc