Bài: “Ngắm trăng”
1 Hai câu đầu:
+ Hoàn cảnh ngắm trăng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
- Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: trong nhà tù (mất tự do, thiếu thốn, tù nhân bị đày đoạ cực khổ)
+ Vô: Điệp từ nhấn mạnh cái thiếu bất thường của cảnh ngắm trăng (người xưa ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái, ngắm trăng kèm hoa, rượu. Rượi-Hoa -Thơ. Bầu rượi túi thơ
-> 3 thứ vốn đi liền với nhau là thú vui tinh thần của các bậc tao nhân mặc khách: “ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”
+ Tâm trạng: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
- Câu hỏi tu từ diễn tả sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng (Trăng quá đẹp, Bác bỗng khao khát được thưởng trăng trọn vẹn, đầy đủ như những thi nhân xưa, nhưng ở trong tù thì không thể-> cho thấy người tù không hề vướng bận về vật chất, tâm hồn vẫn tụ do tận hưởng cảnh trăng đẹp)
=> phong thái ung dung, tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm yêu, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên tác là câu nghi vấn, dịch: trần thuật
ằn bản (2) Câu1: dịch mất điệp ngữ
II. Phân tích văn bản:
* Bài: “Ngắm trăng”
1 Hai câu đầu:
+ Hoàn cảnh ngắm trăng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
- Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: trong nhà tù (mất tự do, thiếu thốn, tù nhân bị đày đoạ cực khổ)
+ Vô: Điệp từ nhấn mạnh cái thiếu bất thường của cảnh ngắm trăng (người xưa ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái, ngắm trăng kèm hoa, rượu. Rượi-Hoa -Thơ. Bầu rượi túi thơ
-> 3 thứ vốn đi liền với nhau là thú vui tinh thần của các bậc tao nhân mặc khách: “ Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”
+ Tâm trạng: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
- Câu hỏi tu từ diễn tả sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng (Trăng quá đẹp, Bác bỗng khao khát được thưởng trăng trọn vẹn, đầy đủ như những thi nhân xưa, nhưng ở trong tù thì không thể-> cho thấy người tù không hề vướng bận về vật chất, tâm hồn vẫn tụ do tận hưởng cảnh trăng đẹp)
=> phong thái ung dung, tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm yêu, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên
2. Hai câu sau
Nhân/hướng/songtiền/khán/minh nguyệt
Nguyệt/tòng/song khích/khán/thi gia
- Vọng: Ngắm từ khoảng cách xa
- Khán: Ngắm từ khoảng cách gần-> cảm giác trăng rời bầu trời xuống gần cửa sổ cho người ngắm & ngắm lại người.
- Cấu trúc đăng đối, điệp từ: song, khán nguyệt; nhân hoá;
=> Nổi bật tình cảm song phương giao hoà gắn bó giữa người & trăng bất chấp song sắt nhà tù, người- trăng có mối quan hệ bè bạn tri âm, tri kỉ.
=> Sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ, thi sĩ (vượt ngục về tinh thần)
- Mở đầu: “ngục trung”, kết thúc: “thi gia” -> không còn nhà tù, song sắt, chỉ có con người với vần trăng & sức mạnh của tình yêu ánh sáng, yêu cái đẹp, yêu tự do
=> Tình yêu thiên nhiên , tâm hồn nghệ sĩ, khát vọng tự do, phong thái ung dung lạc quan, bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ
Bài thơ cho thấy một nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh: luôn hướng ra ánh sáng, luôn vượt qua hoàn cảnh, vượt lên trên hoàn cảnh giành lấy cái tự do mà nhà tù không sao gông xiềng được
* Bài: Đi đường
Câu 1 : Mở ra vấn đề: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
- Điệp ngữ “tẩu lộ” -> nổi bật nỗi gian lao nhọc nhằn của người đi đường (núi), là nhận xét, suy ngẫm rút ra từ thực tế những cuộc đi đường, chuyển lao
(Học sinh có thể liên hệ với một số câu thơ khác trong tập thơ)
=> Câu thơ có sức khái quát rộng: nỗi gian lao trong cuộc đời, cuộc sống, trong con đường cách mạng
Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san
-> điệp ngữ- gợi hình ảnh dãy núi trập trùng kế tiếp nhau ( cảnh núi non hùng vĩ). Nỗi gian lao nối tiếp nhau, khó khăn chồng chất khó khăn dường như triền miên, bất tận=> suy ngẫm, cảm nhận thấm thía về đường đi, đường đời, đường cách mạng
- Con người dường như nhỏ bé trước thiên nhiên
Câu 3 : Câu có tính chất bản lề khép ý 2 câu trước, mở ra ý câu kết.
- Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Bao nhiêu nói non trùng điệp, khó khăn chồng chất đều đã vượt qua- người đi đường lên tới đỉnh cao chót vót trở thành du khách đứng ở vị trí cao nhất để thưởng ngoạn cảnh sắc trước mặt
=> Trải qua mọi gian lao thử thách mới tới đích
Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian
-> Gợi tư thế ung dung say sưa ngắm cảnh, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân & tâm trạng vui sướng vô biên khi vượt qua những dãy núi, những chặng đường đầy gian nan. Ngụ ý diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi càch mạng đã hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hi sinh (con đường núi gợi đường đời, đường cách mạng; người đi đường gợi hình ảnh người chiến sĩ ). => Câu kết toả sáng tinh thần của toàn bài.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
+ Bài: “Ngắm trăng”: Thể hiện phong cách thơ Hồ Chí Minh: vừa có màu sắc cổ điển (đề tài, thi liệu cổ, cấu trúc đăng đối, hình ảnh chủ thể trữ tình ung dung giao hoà với thiên nhiên); vừa mang tinh thần thời đại (thể hiện ở cốt cách, tâm hồn, ý chí bên trong của người chiến sĩ: hồn thơ lạc quan hướng ra ánh sáng, toát lên tinh thần thép)
+ Bài: “Đi đường”: Giọng thơ tự nhiên bình dị, lời thơ cô đọng hàm súc, kết cấu chặt chẽ; hình tượng thơ vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng
2. Nội dung:
+Bài: “Ngắm trăng”: Vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn: tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên, rung động giao hoà với thiên nhiên; bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ với phong thái ung dung, vượt lên trên hoàn cảnh
+ Bài: “Đi đường”: Bài thơ với hai lớp nghĩa:
- Nghĩa đen: việc đi đường đầy gian lao - Nghĩa bóng: Ngụ ý nói về đường đời, đường cách mạng: dài lâu, gian khổ, nếu kiên trì, bền chí, vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi
4. Củng cố:
- Kể tên những bài thơ viết về trăng của Bác
- Vẻ đẹp tâm hồn HCM qua hai bài thơ
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà: học bài, học thuộc lòng phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
- Làm bài tập
- Soạn: “Chiếu dời đô”
Tiết 86
Ngày soạn: 18 /01/2011
Ngày giảng: 26/01/ 2011
Câu cảm thán
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV
- HS: Chuẩn bị bài, ôn các kiểu câu đã học, SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
Đặc điểm hình thức & chức năng của câu cầu khiến? Cho ví dụ ?
3. Bài mới:
Giờ Tiếng Việt trước đã học những kiểu câu nào? Tiếp tục tìm hiểu câu cảm thán.
Ngữ liệu
- Gọi HS đọc NL1 (SGK)
? Dựa vào kiến thức tiểu học tìm câu cảm thán?
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
? Câu cảm thán dùng để làm gì?
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán được không, vì sao?
? Vậy qua NL em thấy câu cảm thán có đặc điểm gì về hình thức?
? Câu cảm thán có chức năng nào?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK
- Gọi h/s đọc bài 1( SGK)
? Yêu cầu của bài
? Xác định câu cảm thán? Dấu hiệu?
? Yêu cầu của bài 2
- GV cho học sinh thảo luận theo nhóm ( mỗi bàn một nhóm)
? Vì sao các câu đều thể hiện cảm xúc không phải câu cảm thán?
? Yêu cầu của bài
? Gọi ba học sinh lên bảng làm bài
I. Bài học:
1. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán
Hỡi ơi lão Hạc! Than ôi!
-> Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người viết
- Đặc điểm hình thức:
+ Từ ngữ cảm thán : Hỡi ôi, Than ôi
+ Kết thúc: dấu chấm than
- Không, vì ngôn ngữ của các loại văn bản này là ngôn ngữ của tư duy lôgic không thích hợp với việc sử dụng yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc.
* Kết luận: Câu cảm thán:
- Hình thức: có những từ ngữ cảm thán ôi, trời ơi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, thay, biết bao, biết chừng nào
- Chức năng: - Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết), xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hoặc trong văn chương
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1
Xác định câu cảm thán
- Không phải tất cả đều là câu cảm thán
- Câu cảm thán:
+ Than ôi! Lo thay! nguy thay!
+ Hỡi cảnh rừng...ta ơi!
+ Chao ôi, có biết.thôi
Vì sử dụng từ ngữ cảm thán
Bài tập 2
Phân tích cảm xúc thể hiện trong câu
a. Lời than thở của người dân dưới chế độ phong kiến
b. Lời than thở của ng chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống ( trước CM T8)
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt
=> Tuy đều bộc lộ cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có đặc điểm hình thức của kiểu câu này
Bài tập 3
Đặt hai câu cảm thán theo yêu cầu
a. Mẹ ơi! Tình yêu mà mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao!
b. Đẹp thay cảnh mặt trời lúc bình minh!
4. Củng cố:
- Nhắc lại đặc điểm của câu cảm thán
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán
- Làm bài tập SGK, SBT
Tiết 87- 88
Ngày soạn: 19 /01/2011
Ngày giảng: 27/01/ 2011
Viết bài Tập làm văn số 5.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh về loài cây, loài hoa.
- Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một loài hoa hoặc loài cây quen thuộc ở địa phương.
- Rèn ý thức tự giác học tập, tích lũy kiến thức.
B. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án. SGK, SGV
- Học sinh: Ôn kiến thức về văn thuyết minh
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
I. Đề bài:
Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây quen thuộc ở địa phương em.
II. Đáp án – Biểu điểm:
1. Yêu cầu chung:
a. Nội dung:
- Thể loại : Thuyết minh.
- Cần trình bày chính xác, đầy đủ những kiến thức về loài hoa hoặc loài cây quen thuộc: nguồn gốc, xuất xứ; đặc điểm , đặc tính của loài hoa, loài cây; cách trồng, chăm sóc; vai trò, giá trị trong đời sống con người.
b. Hình thức:
- Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc
- Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, cẩn thẩn.
- Điễn đạt mạch lạc, giới thiệu theo trình tự hợp lí.
2. Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: ( 1 điểm)
Giới thiệu chung về loài cây, hoa ( Trực tiếp, gián tiếp)
B. Thân bài: (7 điểm)
1. Giới thiệu về nguồn gốc, các giống loài, nơi phân bố ( 1 điểm)
2. Giới thiệu đặc điểm nổi bật của cây, hoa (3 điểm)
- Hình dáng, màu sắc của thân, lá, nụ, hoa, quả
3. Cách chăm sóc, uốn tỉa, thu hoạch (1,5 điểm)
4. Vai trò, tác dụng, giá trị của cây, hoa trong cuộc sống con người (1,5 điểm)
- Giá trị kinh tế.
- Giá trị tinh thần
( Khi giới thiệu nếu có số liệu càng cụ thể, chính xác thì bài thuyết minh càng rõ ràng)
C. Kết bài: ( 1 điểm)
Khẳng định, nhấn mạnh vị trí,ý nghĩa của cây, hoa đối với đời sống con người
* Hình thức ( 1 điểm) : Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch, đẹp.
* Tùy theo mức độ sai kiến thức, chưa đầy đủ kiến thức về đối tượng, mắc lỗi diễn đạt, chính tả -> Trừ điểm cho hợp lí.
************************
4. Củng cố:
- Thu bài.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học ôn : cách làm bài văn thuyết minh.
- Chuẩn bị bài: Câu trần thuật.
Duyệt giáo án, ngày 24 táng 01 năm 2011
File đính kèm:
- Ngữ Văn 8 - Tuần 23.doc