Giới thiệu bài: (kết hợp với việc trả bài của HS). Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện lòng yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của bác. Nhân cách cao quí ấy được thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt động cáh mạng của Người. Nhất là trong khoảng thời gian Bác bị Tưởng Giới Thạch giam cầm ở Trung Quốc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 2 bài thơ của Bác: “Ngắm trăng” và “Đi đường” để hiểu thêm về những nét đẹp trong tâm hồn Bác. (GV ghi tựa bài)
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 22 - Lê Thị Kim Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu văn bản:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
à Tâm hồn rung động mãnh liệt của người tù trước cảnh trăng đẹp.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
à Sự giao hoà gắn bó giữa người và trăng.
à Hai người bạn tri âm, tri kỉ.
à Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, sự tự do nội tại à bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ – nghệ sĩ.
Ghi nhớ: SGK/trang38
III- Luyện tập
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
ĐI ĐƯỜNG (TẨU LỘ)
GV giải những từ ngữ chữ Hán à HS nắm vững nội dung bài thơ à thể loại tứ tuyệt.
Hai câu thơ đầu:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
à Dùng những điệp từ: tẩu lộ, trùng san (phiên âm)
à nổi gian lao vất vả của người đi đường
Þ thực tế biết bao cuộc đi đường chuyển lao đầy khổ ải” dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông” của chính Bác trong những lần bị giải đi liên miên
Câu thứ ba:
Núi cao lên đến tận cùng
Câu chuyển: nếi hai câu trên là núi non trùng điệp, là gian lao chồng chất thì ở câu này, tất cả đều vượt qua, mặc dù cứ núi tiếp núi nhưng có lúc cũng lên đến tận cùng, đến đỉnh cao nhất.
Câu thơ thứ tư:
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
à Đường đi càng khó khăn thì việc đến đỉnh cao vòi vọi chiến thắng là niềm vui sướng đặc biệt, là phần thưởng quí giá dành cho người đi đường sau bao nhiêu gian lao.
Hai câu thơ sau cũng ngụ ý niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng sau khi trải qua biết bao gian khổ vưôn tới đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới.
Hệ thống câu hỏi gợi ý mở cho HS
1. Hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
2. câu thơ đầu và câu thơ thứ hai nói lên nỗi gian nan vất vả của ai?
3. Các điệp từ “ tẩu lộ, trùng san đưiợc sử dụng trong hai câu thơ đầu nhằm nhấn mạnh điều gì?
4. Hai câu thơ sau có hai lớp nghĩa, em hãy cho biết đó là những nghĩa nào?
5. Em có nhận xét gì về sự chuyển ý giữa hai câu đầu và hai câu sau?
6. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ con người trước con đường đời đầy khó khăn thử thách?
7. So sánh cách sử dụng thể thơ của bản phiên âm và bản dịch thơ? Việ thay đổi thể thơ có làm thay đổi ý nghĩa bài thơ?
4.4 Củng cố và luyện tập
HS đọc lại 2 bài thơ
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Thuộc lòng hai bài thơ (bản phiên âm; bản dịch thơ)
- Thuộc ghi nhớ
- Xem lại bài “Đi đường”
- Chuẩn bị bài”Câu cảm thán”
5- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 86
ND:
CÂU CẢM THÁN
1- MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
-Hiểu rõ đặc điểm hình thức cũa câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp
2- CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài + bảng phụ.
HS: Tìm hiểu bài ở SGK + bảng phụ.
3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Quan- sát ví dụ – nêu câu hỏi để rút ra khái niệm – Thảo luận – Thực hành luyện tập.
4- TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
4.2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS.
1/ Nêu dấu hiệu để nhận biết câu cầu khiến?
¨ - Có từ cầu khiến
- Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than
- Sử dụng ngữ điệu cầu khiến
2/ Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến?
- Ra lệnh hoặc sai khiến
- Yêu cầu – đề nghị
- Van xin, khuyên bảo
3/ Trong những câu nghi vấn, câu nào dùng để cầu khiến? (ghi bảng phụ)
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
B. Người thuê viết nay đâu?
C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
4/ Đặt 1 câu cầu khiến – cho biết chức năng của câu dùng để làm gì?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 3: chọn C
Phần tự luận: 1 câu/ 5điểm
Câu 3 và 4: 3đ/1 câu.
Xét tập + vở BTNV: 2điểm
à 1 HS 1 câu tự luận và đặt câu + Xét tập.
4.3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Gv có thể kể một câu chuyện kết thúc bằng một câu cảm thán
VD: Hỡi ơi Lão hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết (Nam Cao)
Lão hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt (GV ghi tựa bài)
Hoạt động 1:
Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thánh
HS đọc VD trong SGK/43 (GV treo bảng phụ)
? Xác định câu cảm thán trong các VD trên
¨ HS trả lời à GV nhận xét và ghi bảng
? Dấu hiệu hình thức nào cho biết biết là câu cảm thán?
¨ Có những từ: hỡi ơi, than ôi, ôi
? Câu cảm thán dùng để làm gì? (chức năng)
? Các em đã học câu nghi vấn, câu cầu khiến cũng có chức năng bộc lộ cảm xúc. Vậy muốn phân biệt câu nghi vấn và câu cảm thán, ta cần dựa vào đâu?
¨ Dựa vào các từ ngữ cảm thán (Đặc điểm)
GV chốt lại: Thể hiện bằng các từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, chao (ôi), trời ơi, thay, biết bao, biết chừng nào,
?Nhận xét về cấu trúc cú pháp của những từ ngữ cảm thám dùng trong các ví dụ trên?
¨ Có khi tách thành một câu đặc biệt; có khi kết hợp với các yếu tố khác làm thành câu.
?Khi viết đơn từ, biên bản hợp đồng hay trình bày kết quả một bài toán, em có dùng câu cảm thán không? Vì sao?
¨ Không, vì những loại văn bản trên là những văn bản hành chính, văn bản khoa học chỉ sử dụng ngôn ngữ tư duy logic, tuần tuý trí tuệ nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ cảm xúc.
? Câu cảm thán thường sử dụng nhiều ở loại văn bản nào?
¨ Văn bản nghệ thuật, trong giao tiếp hàng ngày.
GV hệ thống hoá lại kiến thức và gọi 1HS đọc to phần ghi nhớ
4.4 Củng cố và luyện tập
Hướng dẫn luyện tập
(HS làm vào vở BTNV)
GV chia nhóm cho HS làm bài tập 2, 3
BT1: Gọi HS lên bảng
BT4: củng cố
à dấu chấm than ở cuối câu
Bài tập này giúp HS tránh được cách hiểu câu cảm thán là câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc à phải có từ ngữ cảm thán (phương tiện đặc thù của câu cảm thán)
GV cho bài tập (ghi vào bảng phụ)
1- Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không? Vì sao?
a- Lan ơi! Về mà đi học!
b- thôi rồi, Lượm ơi! (Tố Hữu)
2- Tại sao hai kiểu câu sau đây lại khác nhau?
a- Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc!
b- Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho tổ Tổ quốc!
* Nếu còn thời gian HS làm BT4 à GV mở rộng sang câu trần thuật
I- Đặc điểm hình thức và chức năng
Ví dụ: a, b SGK/43
Câu cảm thán
a. Hỡi ơi Lão Hạc!
b. Than ôi!
à Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, viết.
- Có từ ngữ cảm thán
- Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Ghi nhớ: SGK/trang 44
II- Luyện tập
1- Xác định câu cảm thán:
a/ Than ôi!
Lo thay! Nguy thay!
b/ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
c/ Chao ôi, có biết mình thôi à không chỉ có những câu trên mới có từ ngữ cảm thán
2- Phân tích tình cảm, cảm xúc à Xếp kiểu câu
a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến
b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truần chuyên do chiến tranh gây ra.
c. tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng Tháng 8)
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
à đều là những câu bộc lộ tình cảm , cảm xúc à nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
BT3: Đặt câu
1-a. Không là câu cảm thán – gọi đáp
b- Câu cảm thán, nhằm biểu thị cảm xúc à không có mục đích gọi
2-a. biết bao: từ chỉ số lượng
b. biết bao; từ chỉ sự cảm thán.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Thuộc ghi nhớ, làm lại các bài tập
- Tìm các câu cảm thán có trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao (5 câu)
- Chuẩn bị bài: Viết TLV – bài viết: 5 – Văn TM
5- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 87 - 88
ND:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN: SỐ 5 VĂN THUYẾT MINH
1- MỤC TIÊU
Giúp học sinh rèn kĩ năng thực hành về văn bản thuyết minh. Đồng thời tổng kiểm tra kiến thức về văn bản này.
2- CHUẨN BỊ:
GV: Soạn đề, đáp án, biểu điểm.
HS: Giấy, bút kiến thức về thể loại.
3- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đọc ở nhà – nêu câu hỏi – giải đáp – ghi ý trọng tâm.
4- TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị cuả HS.
4.3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu về thể loại thuyết minh: Khái niệm, phương pháp Giờ học hôm nay các em sẽ tập viết về thể loại ấy (GV ghi đề)
Hoạt động 1:
GV ghi đề à HS ghi vào giấy làm bài
Hoạt động 2
GV gợi ý một vài loại ha: hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa hệu, hoa cúc, hoa vạn thọ
Hoạt động 3:b
HS làm bài
Hoạt động 4:
GV thu bài sau khi thông báo hết giờ
4.4 Củng cố và luyện tập
Gv nhận xét, dặn dò
Nhắc lại phương pháp làm bài
Đề bài:
Viết bài thuyết minh về một loài hoa ngày Tết ở Việt Nam mà em thích
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
1- Mở bài; (2đ)
Giới thiệu loại hoa mà em yêu thích (Mùa xuân)
2- Thân bài; (2đ)
Giới thiệu miêu tả từng đặc tính, công dụng của loài hoa
3- Kết bài; (2đ)
Cảm xúc, tình cảm của mình trước muôn sắc hoa
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Về xem lại đề, cách làm
- Chuẩn bị: Câu trần thuật
+ Đặc điểm, hình thức và chức năng
+ Trả lời câu hỏi ở SGK/46
Chiếu dời đô (xem thể loại chiếu ở phần chú thích)
5- RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Giao an ngu van 8 tuan 22.doc