Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Bích Liên

1. Đọc:

- Giọng nhẹ nhàng trong trẻo, nhịp 3/2/2 hoặc3/5

2. Tìm hiểu chú thích:

a. Tác giả, tác phẩm:

 

- Tên khai sinh: Trần Tế Hanh sinh 1921 - Quê: Bình Dương- Bình Sơn- Quảng Ngãi.

- Nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới chặng cuối (1940- 1945). Ngay từ những bài thơ đầu, hồn thơ lãng mạn của Tế Hanh đã gắn bó tha thiết với làng quê. Thơ của ông trước cách mạng: mang nặng nỗi buồn & tình yêu quê hương thắm thiết. Sau cách mạng, thơ ông là tiếng ca về cuộc sống mới & nỗi nhớ thương miền Nam, khát vọng thống nhất đất nước

- Đặc điểm phong cách: Lời thơ giản dị, tự nhiên mà tha thiết đặc biệt ở những bài thơ về quê hương- là nhà thơ của quê hương

- Được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT (1996)

- Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm 1939, khi tác giả mới 18 tuổi xa quê đi học ở Huế ( bài thơ viết trong cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê hương).Bài thơ được in trong tập “Nghẹn ngào”

- Thể thơ: tự do 8 chữ

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu đời, yêu cuộc sống. + Kết thúc: tiếng chim cứ kêu-> gợi niềm chua xót, đau khổ. Đặc biệt tiếng chim cứ kêu-> tiếng kêu khắc khoải, thôi thúc giục giã, là tiếng gọi người tù trở về đội ngũ. => Mở đầu hay kết thúc, tiếng chim giống như tiếng gọi tha thiết của tự do. Thể hiện niềm khát khao mãnh liệt được đập tan xà lim ngục tối đang cầm tù người tù và cầm tù cả dân tộc, đất nước III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát mềm mại, linh hoạt - Giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc: cảnh thật đẹp với một loạt hình ảnh vừa quen thuộc vừa đầy ấn tượng: dào dạt sức sống, có hồn. 2. Nội dung: Thể hiện tình yêu quê hương, yêu cuộc sống & niềm khao khát tự do cháy bỏng trong cảnh tù đày của người chiến sĩ cách mạng 4. Củng cố: - Theo em cái hay của bài thơ được thể hiện ở những điểm nào - ý nghĩa của nhan đề bài thơ 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng bài thơ, thuộc phân tích thơ - Tìm đọc Bình giảng Văn 8 - Soạn bài “ Tức cảnh Pắc Bó” Tiết 79 Ngày soạn: 5 /01/2011 Ngày giảng:13 /01/ 2011 Câu nghi vấn (tiếp theo). A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS : - Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, biểu lộ tình cảm, cảm xúc... - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị: - GV : Giáo án. SGK, SGV - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức : Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /30 8A2 /29 2.Kiểm tra: Nêu đặc điểm về hình thức và công dụng cính của câu nghi vấn? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Ngoài công dụng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác nữa? Ngữ liệu. GV gọi HS đọc ngữ liệu trong SGK. Yêu cầu học sinh thảo luận: ? Xác định các câu nghi vấn ? ? Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi và yêu cầu người đối thoại trả lời không? Dùng để làm gì? (Không dùng để hỏi, không yêu cầu người đối thoại trả lời.) * Giáo viên bổ sung thêm ngữ liệu: g. Ai lại làm như thế? h. Cậu có thể giúp tớ một tay được không? Trong những trường hợp trên câu nghi vấn được dùng làm gì? ? Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu, em rút ra được kết luận gì? ? Kết thúc câu nghi vấn thứ 2 ở ngữ liệu e dùng dấu gì? ( Dấu chấm than) ? Vậy nếu không dùng để hỏi thì một số câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu gì? ? Tìm một số ví dụ trong các bài thơ, bài văn đã học có kiểu kết thúc như thế? HS đọc ghi nhớ. ? Cho biết câu nào là câu nghi vấn? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì? ? Xác định câu nghi vấn? Cho biết đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì? ? Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương? ? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương? ? Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi? ? Những câu nghi vấn dùng với mục đích gì? I. Bài học: 1. Những chức năng khác của câu nghi vấn a. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? -> (Dùng biểu lộ tình cảm, cảm xúc, sự hoài niệm, nuối tiếc). b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? -> (Dùng đe doạ) c. Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy?Không còn phép tắc gì nữa à? -> (Dùng để đe doạ, dấu chấm hỏi (?) dùng để kết thúc). d. Cả đoạn trích là một câu nghi vấn -> (Dùng để khẳng định). e. Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! -> (Dùng biểu lộ cảm xúc, sự ngạc nhiên, câu thứ hai là dấu chấm than (!)). * Giáo viên bổ sung thêm ngữ liệu: g. Ai lại làm như thế? -> (Dùng để phủ định) h. Cậu có thể giúp tớ một tay được không? -> (Dùng để cầu khiến) * Kết luận: - Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúcvà không yêu cầu người đối thoại trả lời. - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấncó thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. * Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập: Bài tập 1 : Các câu nghi vấn: a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (Biểu lộ cảm xúc, sự ngạc nhiên). b. Chỉ riêng "than ôi!" không phải là câu nghi vấn - Các câu còn lại: Phủ định, biểu lộ cảm xúc. c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? (Cầu khiến, biểu lộ tình cảm). d. Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? ( phủ định, biểu lộ tình cảm, cảm xúc). Bài tập 2 : a. Sao cụ lo xa quá thế ? Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (3 câu đều phủ định, dấu hiệu nghi vấn và các từ: sao, gì, gì? ). b. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chắn dắt làm sao? (băn khoăn, ngần ngại; dấu hiệu : làm sao?). c. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ? (khẳng định, dấu hiệu : ai...?). d. Thằng bé kia, mày có việc gì? sao lại đến đây mà khóc? (để hỏi, dấu hiệu : gì, sao ?). * Các câu tương đương: a'. Cụ không phải lo quá như thế. Bây giờ không phải nhịn đói mà để tiền lại. Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu. b'. Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không? c'. Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử. Bài tập 3 : - Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim” Người ngoài hành tinh” được không? - Lão Hạc ơi! Sao cuộc đời lão lại khốn cùng đến thế? Bài tập 4: - Câu nghi vấn dùng để chào, người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng lời chào khác( có thể là một câu nghi vấn) -> Hai người có quan hệ thân mật. 4. Củng cố: - Câu nghi vấn có những chức năng gì? Cho ví dụ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ. - Làm bài tập . Chuẩn bị bài : Thuyết minh một phương pháp ( Cách làm) Tiết 80 Ngày soạn: 7 /01/2011 Ngày giảng:13 /01/ 2011 thuyết minh về một phương pháp (cách làm) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Biết cách thuyết minh một phương pháp (cách làm) một thí nghiệm, một món ăn thông thường, một đồ dùng học tập đơn giản - Giáo dục học sinh ý thức quan sát từ thực tế cuộc sống phương pháp cách làm. - Rèn kĩ năng trình bày lại một cách thức, một phương pháp làm việc với mục đích nhất định. B. Chuẩn bị: - GV : Giáo án. SGK, SGV, một số bài viết trên báo - Học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm tư liệu. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /30 8A2 /29 2.Kiểm tra: Nêu cách viết đoạn văn trong bài văn thuyết minh? 3. Bài mới: Nhắc lại các dạng bài văn thuyết minh đã học, đã biết? Bài hôm nay cô giáo sẽ giới thiệu cho các em một dạng bài thuyết minh nữa rất thông dụng trong cuộc sống Ngữ liệu Đọc 2 văn bản trong SGK. ? Hai văn bản thuyết minh trên hướng dẫn cách làm gì? ? Cả hai văn bản có mục nào chung? Vì sao lại có mục chung đó? Phần nguyên liệu nêu ra để làm gì? theo em phần này có cần thiết không? ? Trong 3 phần trên, phần nào là quan trọng nhất? ( Cách làm) ? Nội dung phần cách làm được trình bày ntn? Nếu ta thay đổi trình tự đó được không? Vì sao? ? Phần yêu cầu thành phẩm của hai văn bản trên trình bày điều gì? Tác dụng của phần này? ? Theo em, muốn thuyết minh một cách làm thì yêu cầu đối với người thuyết minh phải làm gì? ? Cần trình bày ntn? ? Nhận xét về lời văn của hai văn bản trên? ? Bài học hôm nay cần ghi nhớ những nội dung kiến thức nào? Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. ? Lập dàn ý cho cho bài thuyết minh về một trò chơi, cách làm một đồ chơi.( Tùy chọn) Đọc bài tập 2. ? Chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc đặc biệt là nội dung, hiệu quả của phương pháp đọc nhanh? ? Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh? I. Bài học: 1. Giới thiệu về một phương pháp một cách làm - Thuyết minh cách làm: + Làm đồ chơi: “Em bé đá bóng” bằng quả khô. + Nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc. - Cả ba văn bản đều có bố cục: nguyên vật liệu, có cách làm, có yêu cầu thành phẩm.Vì muốn làm cái gì cũng phải có nguyên vật liệu, có cách làm, có yêu cầu thành phẩm. Không chỉ làm đồ chơi hay nấu canh mà làm cái gì cũng vậy. * Nguyên vật liệu: Cần giới thiệu nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ có khi còn thêm phần định lượng, số lượng cụ thể. * Cách làm: - Phần này phải giới thiệu đầy đủ, tỉ mỉ cách làm thì người đọc mới có thể làm theo. - Trình bày theo một trình tự trước sau để hoàn thành thành phẩm. -> Không thay đổi được. Nếu thay đổi sẽ không thực hiện được hoặc không đúng yêu cầu * Yêu cầu thành phẩm: Yêu cầu tỉ lệ các bộ phận, hình dáng, chất lượng, màu, sắc mùi vị -> Tác dụng: giúp người làm so sánh và điều chỉnh, sửa chữa thành phẩm của mình. => Khi giới thiệu một phương pháp( cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm đó) => Cần trình bày rõ điều kiện cách thức, trình tựlàm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. => Lời văn ngắn gọn, rõ ràng. * Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập: Bài tập 1: * Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em : A. Mở bài : Giới thiệu khái quát trò chơi. B. Thân bài : + Số người chơi, dụng cụ chơi. + Cách chơi (thế nào thì thắng, thua, phạm luật). + Yêu cầu đối với trò chơi (vui vẻ, nhiệt tình...). C. Kết bài : Tác dụng, ấn tượng về trò chơi ? Bài tập 2: - Cách đặt vấn đề: Nêu yêu cầu thực tiễn cấp thiết buộc phải tìm cách đọc nhanh. - Các cách đọc: + Đọc thành tiếng. + Đọc thầm: - Đọc theo dòng. - Đọc ý. - Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh. -> Nắm toàn bộ nội dung của trang sách mà tốn ít thời gian. - Các số liệu: Chứng minh cho sự cần thiết yêu cầu, cách thức khả năng, tác dụng của phương pháp đọc nhanh là hoàn toàn có cơ sở và hoàn toàn có thể học tập, rèn luyện được với mỗi chúng ta. 4. Củng cố: - Cách thuyết minh một phương pháp ( cách làm) - Yêu cầu về lời văn trong bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Tập viết bài văn thuyết minh : Làm một món ăn quen thuộc hoặc cách làm một thứ đồ chơi - Soạn : Tức cảnh Pác Bó. Duyệt giáo án, ngày 10 tháng 01 năm 2011

File đính kèm:

  • docNgữ Văn 8 - Tuần 21.doc