1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
Hoạt động 2:
- HS biết: biết được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
- HS hiểu: hiểu được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
Hoạt động 3:
- HS biết: hình tượng, các biện pháp tu từ và giọng điệu của bài thơ.
- HS hiểu: Hình tượng con hổ, ý nghĩa, nghệ thuật của bài.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- HS thực hiện thành thạo: Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: Yêu thích các tác phẩm Thơ mới,
- HS có tính cách: Giáo dục học sinh lòng yêu tự do, yêu quê hương đất nước.
- Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các động vật quí hiếm, bảo vệ môi trường.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo và tự quản bản thân
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 2:Hình tượng con hổ, ý nghĩa , nghệ thuật của văn bản.
3. Chuẩn bị:
3.1: Giáo viên: - Tranh vẽ: Con hổ. Phân tích bài thơ.
3.2: Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, tìm hiểu về hình tượng con hổ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)
8A1: 8A2: 8A3:
4.2:Kiểm tra miệng: (5 phút)
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Câu hỏi 1: Nhận xét nào nói đúng nhất thời gian sáng tác tác phẩm “Nhớ rừng”?
A. Trước cách mạng tháng tám 1945.
B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Trong kháng chiến chống Mĩ.
D. Trước 1930.
20 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết một đoạn văn ngắn, nội dung tùy chọn, trong đó có sử dụng câu nghi vấn. Xác định câu nghi vấn và chức năng của câu nghi vấn được sử dụng trong đoạn văn.
ĩ GV hướng dẫn HS viết.
ĩ Gọi HS lên bảng làm bài.
ĩ Nhận xét, sửa chữa.
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với mục đích giao tiếp cụ thể .
I. Đặc điểm, hình thức và chức năng chính:
- Câu nghi vấn:
+ Sáng nay ?
+ Thế làm sao?
+ Hay là?
à Người mẹ cần trả lời những thắc mắc của con.
Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi.
Hình thức:
+ Khi viết, kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
+ Các từ thường được sử dụng trong câu nghi vấn: các đại từ nghi vấn( ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, sao, vì sao, tại sao, đâu), các cặp từ (có không, có phải..không,đã chưa,), các tình thái từ ( à, ư, nhỉ, chứ, chăng, hả,), quan hệ từ hay được dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
II. Luyện tập:
Bài 1: Câu nghi vấn :
a. Chị đến . phải không?
b.Tại sao như thế?
c.Văn là gì? Chương là gì?
d. Chú mình không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc hả?
- Dấu hiệu nhận biết: Từ nghi vấn và dấu chấm hỏi cuối câu.
Bài 2:
- Căn cứ vào từ “hay” và dấu chấm hỏi.
- Không thể thay từ hay bằng từ “hoặc” được. Vì câu sẽ sai ngữ pháp, hoặc biến thành một kiểu câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.
Bài 3: Không, vì đó không phải là câu nghi vấn.
- Câu a, b có chứa từ nghi vấn: không. Nhưng những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
- Câu c, d có chứa từ: nào, ai. Những từ này chỉ là từ phiếm định (khẳng định tuyệt đối)
Bài 4:
Khác nhau về hình thức: có.. không; đã chưa.
- Khác nhau về ý nghĩa: Câu b có giả định người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ.
- Câu trả lời thích hợp:
+ Tôi rất khoẻ.
+ Tôi khoẻ rồi.
Bài 5:
Hình thức: “ Bao giờ” à Trật tự từ thay đổi.
- Ý nghĩa:
+ a. Thời điểm hành động sẽ diễn ra trong tương lai.
+ b. Thời điểm hành động đã diễn ra trong quá khứ.
Bài 6: a. Đúng. Vì ta vẫn có thể cảm nhận được vật đó nặng hay nhẹ( bưng, vác) dù không biết vật đó nặng bao nhiêu.
b. Sai .Vì chưa biết giá tiền thì không thể nói là đắt hay rẻ.
Bài 7: Viết đoạn văn:
4.4:Tôûng kết : (5 phút)
ĩ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn?
A. Có các từ nghi vấn
B. Có từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.
D. Cả 3 ý trên.
l Đáp án: D
Câu 2: Dòng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?
A. Dòng để yêu cầu. B. Dùøng để hỏi.
C. Dòng để bộc lộ cảm xúc D. Dòng để kể lại sự việc.
l Đáp án: B
Hoặc GV cĩ thể hướng dẫn cho HS củng cố bài bằng sơ đồ tư duy:
4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút)
Đối với bài học tiết này:
Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 5, 6; vở bài tập.
à Đối với bài học tiết sau:
Soạn bài “Câu nghi vấn (tt)”. Tìm hiểu các chức năng khác của câu nghi vấn..
Đọc và tìm hiểu trước bài “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”. Đọc các đoạn văn trong phần I và tìm cách sửa lại.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
- Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 8.
- Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng bản đồ tư duy.
- SGK,SGV Ngữ văn 8 tập 2.
Tuần: 20
Tiết: 76
Ngày dạy: 04/01/2014
VIẾT ĐOẠN VĂN
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1.1:Kiến thức :
-à Hoạt động 1:
- HS biết: Những yêu cầu khi viết đoạn văn thuyết minh.
- HS hiểu: Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. Nhận dạng và sửa lại được đoạn văn thuyết minh.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Viết các đoạn văn thuyết minh.
- HS hiểu: Cách viết các đoạn văn thuyết minh.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được:Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
- HS thực hiện thành thạo: Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: Viết đoạn văn thuyết minh đúng cách.
- HS có tính cách: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi viết đoạn văn, bài văn thuyết minh.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
- Nội dung 2: Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1: Giáo viên: Sưu tầm một số đoạn văn thuyết minh mẫu hay, xây dựng hệ thống câu hỏi, gợi ý hướng dẫn các em thực hành viết đoạn văn.
3.2: Học sinh: Chuẩn bị nội dung thực hành viết đoạn văn theo sự hướng dẫn của giáo viên.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)
8A1: 8A2: 8A3:
4.2:Kiểm tra miệng: (3 phút)
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ: ( không có)
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị được những gì cho bài học hôm nay?
l Đọc các đoạn văn trong phần I và tìm cách sửa lại.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Muốn viết bài văn thuyết minh hay, chúng ta cần viết đoạn văn thuyết minh tốt, vì vậy, tiết này chúng ta sẽ đi vào Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. (1 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn thuyết minh. (15 phút)
Giáo viên diễn giảng: Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, sắp xếp theo thứ tự nhất định.
Giáo viên gọi hai học sinh đọc hai đoạn văn SGK.
Tìm câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung?
Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề. Câu nào cũng nói về nước.
Các câu tiếp cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
Gọi học sinh đọc bài tập 2
Nêu nhược điểm và cách sửa chữa?
Các ý trong đoạn văn sắp xếp lộn xộn, nên tách thành ba đoạn văn.
Yêu cầu thuyết minh đoạn văn a.
Thuyết minh về cấu tạo chiếc bút bi. Giới thiệu các thành phần: ruột bút, vỏ bút, các loại bút bi và ống mực. Vỏ gồm ống nhựa để bọc ruột và làm cán viết. Phần này gồm ống nắp bút và lò xo.
Đoạn văn có bố cục chưa hợp lí.
Vậy theo em khi giới thiệu bóng đèn cần giới thiệu như thế nào?
Em có hiểu biết gì về đoạn văn, bài văn thuyết minh?
Khi làm bài văn thuyết minh cần làm làm như thế nào?
Khi viết đoạn văn cần làm gì? Các ý trong đoạn văn như thế nào?
Đoạn văn thuyết minh phải đảm bảo yêu cầu gì?
ĩ Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi viết đoạn văn, bài văn thuyết minh..
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. (17phút)
Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”
Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh.
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh:
1. Nhận dạng vào đoạn văn thuyết minh:
Đoạn a:
- Câu chủ đề: “Thế giới nghiêm trọng”.
- Câu giải thích, bổ sung: Câu 2, 3, 4, 5.
Đoạn b:
- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
Đoạn a:
- Giới thiệu lần lượt: Ruột bút, vỏ bút, các loại bút bi.
Đoạn b:
- Giới thiệu chiếc đèn bàn: Đế đèn, thân đèn, bóng đèn, đuôi đèn, dây điện, công tắc.
à Bài văn thuyết minh gồm có các ý lớn, mỗi ý được phát triển thành một đoạn văn, đoạn văn thuyết minh là một bộ phận của bài văn thuyết minh.
- Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ, ngắn gọn ý chủ đề; các ý trong đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lí( theo cấu tạo của sự vật; theo thứ tự nhận thức; theo thứ tự diễn biến sự việc hoặc theo thứ tự chính phụ,)
- Đoạn văn thuyết minh phải góp phần thể hiện đặc điểm của bài văn thuyết minh: giới thiệu được về đối tượng một cách chính xác, khách quan.
II. Luyện tập:
Bài 1: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn : “Giới thiệu trường em”.
Bài 2: Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”.
4.4:Tôûng kết : (5 phút)
ĩGiáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Câu 1: Ý nào nói đúng nhất khái niệm đoạn văn trong văn bản?
A. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
B. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
C. Thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh.
D . Cả 3 ý trên.
l Đáp án: D
Câu 2: Khi viết đoạn văn cần viết như thế nào?
Đáp án: Cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút)
Đối với bài học tiết này:
Học thuộc ghi nhớ.
Làm bài tập 3: vở bài tập.
à Đối với bài học tiết sau:
Soạn bài “Thuyết minh về một phương pháp”: Xem và trả lời các câu hỏi SGK: chú ý các nội dung cần thuyết minh, cách thu thập thông tin, bố cục, cách trình bày
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
- Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 8.
- SGK, SGV Ngữ văn 8 tập 2.
- Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
File đính kèm:
- Tuan 20(1).doc