I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác định được một số trường từ vựng gần gũi.
- Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
II. TRỌNG TM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Khái niệm trường từ vựng.
2. Kỹ năng : *Kĩ năng chuyên môn: :
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo văn bản.
3. Thái độ :
- Lắng nghe chăm chỉ phát biểu, nghiêm túc trong giờ học-Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
-Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Phân tích các tình huống để hiểu trường từ vựng của tiếng Việt.
-Động não : suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng trường từ vựng .
-Thực hành có hướng dẫn : xác lập các trường từ vựng đơn giản.
V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bảng phụ.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Thế nào là từ nghĩa rộng , từ nghĩa hẹp ? Cho ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới : Gv giới thiệu bài mới.
Tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghiã thì ta gọi l trường từ vựng. Vậy
trường từ vựng là gì? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 2 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế nào là từ nghĩa rộng , từ nghĩa hẹp ? Cho ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới : Gv giới thiệu bài mới.
Tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghiã thì ta gọi l trường từ vựng. Vậy
trường từ vựng là gì? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu thế nào là trường từ vựng ?
Gọi hs đọc đoạn văn trong sgk
? Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người , động vật hay sự vật ? Tại sao em biết được điều đó ? (chỉ người . biết được điều đó vì các từ đó đều nằm trong câu văn cụ thể , có ý nghĩa xác định )
? Nét nghĩa chung của nhóm từ trên là gì ?
- Chỉ bộ phận cơ thể người
HS : Pht hiện, trả lời c nhn.
GV : Chốt
? Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng . Vậy theo em Trường từ vựng là gì ?
HS : Dựa vo ghi nhớ sgk trả lời.
( Ghi nhớ sgk)
* Bài tập nhanh :
- Cho các từ sau : cao , thấp , lùn , lòng khòng , lêu khêu , gầy , béo , xác ve , bị thịt , cá rô đực
- Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì Trường từ vựng của nhóm từ là gì ?
* HOẠT ĐỘNG 2 : Những điều cần lưu ý
GV : ýêu cầu HS đọc phần 2 trong sgk
? Trường từ vựng mắt bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào ? cho vd
* Các trường từ vựng mắt :
- Bộ phận của mắt : lòng đen , con ngươi , lông mày
- Hoạt động của mắt : ngó , trông , liếc
? Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không ? Tại sao?
- Có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau vì
- danh từ chỉ sự vật : con ngươi , lông mày ;
- Động từ chỉ hoạt động : ngo, liếc
- Tính từ chỉ tính chất : lờ đờ, tinh anh
? Do hiện tượng nhiều nghĩa , một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không ? Cho vd
HS : Phát hiện, trả lời c nhn.
GV : Chốt
+ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
- Trường mùi vị : chát , thơm ..
- Trường âm thanh : the thé , êm dịu ..
- Trường thời tiết : hanh , ẩm
? Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống hàng ngày ? Cho vd
+ Từ trường từ vựng về người chuyển sang trường từ vựng về động vật :
- Suy nghĩ của con người : tưởng , ngỡ , nghĩ
- Hành động của con nguời : mừng , vui , buồn
- Các xưng hô của con người : cô , cậu , tớ..
* HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì ?
HS : Phát hiện, trả lời
GV : Chốt
? Nêu yêu cầu bài tập 2? ( hstln)
? Em hãy nêu yêu cầu bài tập 4 ,5 ?
GV : Gọi hs đọc bài tập 6
* HOẠT ĐỘNG 4 :Hướng dẫn tự học.
I . BÀI HỌC
1.Thế nào là trường từ vựng ?
a.VD: vd 1/21
Mặt , mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay
=> Nét chung về nghĩa: đều chỉ bộ phận trên cơ thể con người.
b. kết luận:
ghi nhớ sgk/21
2. Những điều cần lưu ý:
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Các từ trong các trường:
+ Bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng, con ngươi,. lông mày, lông mi,
+ Đặc điểm của mắt : đờ đẫn, sắc,. lờ đờ tinh anh, mù loà
+ Cảm giác của mắt :
+ Bệnh về mắt :
+ Hoạt động của mắt :
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
+ Từ loại :
- các danh từ như: con ngươi, lông my,
- các động từ như: nhìn trơng, v.v...,
- các tính từ như: lờ đờ ,''toét, v.v..
c. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
- Ngọt, cay , đắng, chát, thơm (trường mùi vị)
- Ngọt, the thé, êm dịu, chối tai (trường âm thanh)
d. Tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, v.v.. )
II, LUYỆN TẬP
Bài tập 1 :Tìm các trường từ vựng : tôi , thầy tôi , mẹ , cô tôi , anh em tôi
Bài tập 2 :Đặt tên trường từ vựng
- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
- Dụng cụ để đựng
- Hoạt động của chân
- Trạng thái tâm lí
- Tính cách
- Dụng cụ để viết
Bài tập 3 :Trường từ vựng thái độ
Bài tập 4 :
- Khứu giác : mũi , thơ , điếc , thính
- Thính giác : tai , nghe , điếc , rõ , thính
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Học phần ghi nhớ
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đ học viết một đoạn văn sử dungj ít nhất 5 trường từ vựng nhất định.
- Chuẩn bị bài : “Bố cục của văn bản”.
4.CỦNG CỐ :GV nhắc lại kiến thức bài học.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* Bài học :
- Học phần ghi nhớ
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 5 trường từ vựng nhất định.
* Bài soạn:
- Chuẩn bị bài : “Bố cục của văn bản”.
VII RÚT KINH NGHIỆM :
TUẦN 2
TIẾT 8
Ngày soạn : 22/8/2013
Ngày dạy : 25/8/2013
Tập làm văn :
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục .
- Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc , phù hợp với đối tượng phản ánh , ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kỹ năng :
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định .
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ :
- Lắng nghe chăm chỉ phát biểu, nghiêm túc trong giờ học
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
-Ra quyết định : lựa chọn cách bố cục văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp.
-Giao tiếp : phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về bố cục văn bản và chức năng nhiệm vụ, cách sắp xếp mỗi phần của bố cục.
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Thảo luận, trao đổi để xác định đặc điểm , vai trò, tác dụng của bố cục văn bản.
-Thực hành viết tích cực, tạo lập bài văn nghị luận đảm bảo bố cục 3 phần.
V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Chủ đề của văn bản là gì ?
? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó
3. Bài mới : Gv giới thiệu bi mới.
Ở lớp 7 các em đã học bố cục và mạch lạc của văn bản . Các em đã nắm được bố cục của một vănbản gồm 3 phần và chức năng nhiệm vụ của chúng . Bởi vậy, bài học này ôn lại kiến thức đã học , đồng thời chúng ta đi sâu vào tìm hiểu cách sắp xếp, tổ chức nội dung phần thân bài – phần chính của văn bản như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV V HS
NỘI DUNG BI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung về Bố cục của văn bản
GV : Gọi hs đọc văn bản ở mục I sgk
? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó ?
+ Chia làm ba phần : phần 1 : từ đầu đến "danh lợi"
phần 2 ; tiếp theo đến "vào thăm ";
phần 3 : còn lại
? Hãy cho biết nhiệm vụ từng phần của văn bản
- phần 1 : có nhiệm vụ nêu ra chủ đề được nói tới trong văn bản - Giới thiệu ông Chu Văn An
- Phần 2 : Trình bày các nội dung chủ yếu làm sáng tỏ chủ đề của vănbản - Công lao , uy tín và tính cách của Chu Văn An.
- phần 3 : tổng kết chủ đề của vănbản - Tình cảm của mọi người đối với ông ChuVăn An .
? Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản ? (Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau , phần trước là tiền đề cho phần sau , còn phần sau là sự tiếp nối phần trước . Các phần đầu tập trung làm rõ cho chủ đề của vănbản là nguời thầy đạo cao đức trọng .
HS : Phát hiện, trả lời cá nhân.
GV : Chốt
? Từ việc phân tích trên , hãy cho biết một cách khái quát : Bố cục của văn bản gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần ? Các phần của văn bản quan hệ với nhau ntn?
( Hs đọc ghi nhớ sgk)
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Cách bố trí , sắp xếp nội dung phần thân bài của vb
? Phần thân bài vb "Tôi đi học "của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào ?
- sắp xếp theo hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả .
? Phân tích những diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng ở vb "trong lòng mẹ "của Nguyên Hồng ?
HS : Tình thương mẹ và thái độ căm ghét .bịa chuyện nói xấu mẹ em ; Niềm vui sướng cực độ của cậu bé Hồng khi khi được ở trong lòng mẹ.
? Khi tả người ,vật , con vật , phong cảnh , em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biét ? ( HSTLN)
HS:Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
? Phân tích trình tự sắp xếp các sự việc ở phần thân bài trong vb "Người thầy đạo cao đức trọng "?
( Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao Các sự việc nói về CVA là người đạo đức , được học trò kính trọng .
? Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào ? Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự nào ? (HSTLN)
(Hs đọc ghi nhớ sgk)
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
? Nêu yêu cầu của bài tập 1 ?
I .BÀI HỌC
1.Bố cục của văn bản
a. ví dụ: vd/sgk/25
- Đoạn 1: mở bài, giới thiệu ông Chu Văn An và đặc điểm của ông
- Đoạn 2a : Kể về ông Chu An người thầy giỏi, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi
- Đoạn 2b: Các đặc điểm ấy lại tiếp tục giữ khi ông đãvề ẩn dật.
- Đoạn 3:Tình cảm của mọi người khi ông đã chết từ dn chí vua.
=> Vb thường có bố cục 3 phần : Mở bài , thân bài , kết bài
- Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của vb
- Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạch của chủ đề
- Phần Kết bài tổng kết chủ đề của vb
b. kết luận :
Ghi nhớ1,2/25
2, Cách bố trí , sắp xếp nội dung phần thân bài của vb
a.vd : vd1,2,3,4 sgk/25.26
- Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp theo một thứ tự tuỳthuộc vào kiểu vb, chủ đề vb , ý đồ giao tiếp của người viết
- Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự thời gian , không gian , sự phát triển của sự việc hay một mạch suy luận , dòng tình cảm cốt sao cho phù hợp với sự triển
khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc
b.kết luận:
Ghi nhớ 3: sgk / 25
II . LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
* Trình bày theo thứ tự không gian :
- Nhìn từ xa – đến gần – đến tận nơi – đi xa dần b, Trình bày ý theo thứ tự thời gian :
về chiều , lúc hoàng hôn
=> Các ý trong đoạn trích được sắp xếp theo cách diễn giải , ý sau làm rõ bổ sung cho ý trước.
4.Củng cố :GV nhắc lại kiến thức bài học.
5.Hướng dẫn tự học
Xây dựng bố cục một bài văn tự sự theo yêu cầu của GV.
VII. RÚT KINH NGHIỆM :
....................................................................................
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 8 tu T2 THCS Ly Thuong Kiet An Giang.doc