Giới thiệu bài: Khi đặt câu, viết đoạn văn, khi tạo lập và khi tiếp xúc với văn bản, đôi khi các em cũng gặp hoặc đã sử dụng dấu ngoặc kép. Vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì? Tiết này chúng ta sẽ cung nhau tìm hiểu. (1 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng. (15 phút)
ĩ Giáo viên nêu ví dụ SGK , gọi học sinh đọc.
Dấu ngoặc kép trong ví dụ a dùng để làm gì?
l a.đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Từ “dải lụa” trong ví dụ b có nghĩa là gì? Nó được hiểu theo nghĩa nào?
l “ Dải lụa” chỉ chiếc cầu. Từ ngữ biểu thị một ý đặc biệt, được hình thành trên cơ sở nghĩa chuyển.
Ở ví dụ c tác giả dùng từ “văn minh”, “khai hoá” với thái độ gì?
l Mỉa mai, tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam. Dấu ngoặc kép trong ví dụ này được dùng với cả công dụng một.
Ví dụ d dấu ngoặc kép được dùng để làm gì?
l Đánh dấu tên của các vở kịch.
ĩ Giáo viên lưu ý học sinh khi viết tên các tác phẩm.
Qua các ví dụ trên, hãy cho biết dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
GV sử dụng sơ đồ tư duy.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài học tiết sau:
+ Chuẩn bị bài “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng”: Chuẩn bị bài nói và lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về cái bình thủy.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
-Tài liệu:
+ SGK, SGV Ngữ văn 8.
+ Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
+ Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
+ Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
+ Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy.
Tuần:14 - Tiết:54
Ngày dạy:
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức :
à Hoạt động 1:
- HS biết: Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- HS hiểu: Phương pháp thuyết minh và bố cục của bài văn thuyết minh.
à Hoạt động 2:
- HS biết: Tìm ý, lập ý cho bài văn theo bố cục ba phần.
- HS hiểu: Hiểu được cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo , công dụng, của những vật gần gũi với bản thân.
à Hoạt động 3:
- HS biết: Biết cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.
- HS hiểu: Cách trình bày bài văn nói trước tập thể lớp.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: tạo lập được văn bản thuyết minh.
- HS thực hiện thành thạo: kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
1.3:Thái độ:
- HS có thói quen: tự tin trình bày một vấn đề trước tập thể.
- HS co tính cách: Giáo dục học sinh tính mạnh dạn, tự tin, trình bày lưu loát một vấn đề trước tập thể.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Củng cố kiến thức.
- Nội dung 2: Chuẩn bị.
- Nội dung 3: Luyện nói trước lớp.
3. Chuẩn bị:
3.1.Giáo viên: Ra đề, tổ chức và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.2.Học sinh: Chuẩn bị bài nói : thuyết minh về cái bình thủy (phích nước).
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1phút)
8A1: 8A2: 8A3:
4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
à Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Câu hỏi 1:Ý nào nói đúng nhất về cách làm bài văn thuyết minh? (2đ)
Nắm yêu cầu đề bài, phạm vi kiến thức khách quan khoa học về đối tượng thuyết minh.
Nắm bố cục bài thuyết minh có ba phần.
Nắm được yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt học cách phối hợp các phương pháp thuyết minh trong một bài viết.
Kết hợp ba nội dung trên.
l Đáp án:D
Câu hỏi 2: Thế nào là đề văn thuyết minh. Nộp vở bài tập? (6đ)
l Đáp án: Đề văn thuyết minh nêu lên các đối tượng để người làm bài, trình bày tri thức về chúng.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Câu hỏi 3: Đối với bài mới hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì? (2đ)
l Đáp án: Chuẩn bị bài nói : thuyết minh về cái bình thủy (phích nước).
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Để củng cố kiến thức về văn thuyết minh cho các em. Đồng thời, giúp các em thêm mạnh dạn, tự tin, trình bày lưu loát một vấn đề trước tập thể lớp, tiết này chúng ta sẽ Luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng. ( 1phút)
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về văn thuyết minh đã học cho học sinh. ( 5phút)
Nêu các phương pháp thuyết minh đã học?
l Có 6 phương pháp: nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích.
Nêu bố cục của bài văn thuyết minh?
Để làm tốt một bài văn thuyết minh, em cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2: GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà. ( 10 phút)
Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
Xác định kiểu bài, yêu cầu của đề?
Kiểu bài: thuyết minh.
Yêu cầu: Giúp người đọc, người nghe có những
hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước.
Lập dàn ý.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý đề bài trên theo bố cục 3 phần.
Phần mở bài em sẽ nêu ý gì?
Phần thân bài nêu ý gì?
Nêu cấu tạo của phích nước.
Vỏ được làm bằng sắt, hoặc bằng nhựa có những trang trí đẹp mắt.
Nắp: bằng nhôm hoặc nhựa.
Nút: bằng bấc hoặc nhựa.
Ruột: làm bằng thuỷ tinh hai lớp ở giữa là chân không, làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng bình nhỏ, làm giảm khả năng truyền nhiệt.
Hiệu quả: trong vòng 6 tiếng nước từ 100 độ C còn giữ được 70 độ C .
Nêu cách sử dụng phích
Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Vì thế, khi mua phích nước, ta nên mang nó ra ngoài ánh sáng nhìn suốt từ trên miệng xuống đáy, ta có thể nhìn thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí. Nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí càng tốt sẽ giữ nhiệt tốt.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên chế nước ấm khoảng 50 – 60 độ C vào trước 30 phút, rồi sau đó mới chế nước nóng vào.
Ta nên bảo quản phích như thế nào?
Khi phích dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cặn bẩn, ta có thể đổ vào trong phích một ít dấm nóng đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút. Sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cặn bẩn sẽ được tẩy hết.
Nếu ta muốn phích nước giữ nước sôi được lâu hơn, khi đổ nước vào phích, ta chớ rót đầy, hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích. Vì hệ thống truyền nhiệt của nước không khí gần 4 lần. Cho nên, nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nước truyền nhiệt chậm hơn.
Phần kết bài ta cần nêu được ý gì?
Hoạt động 3 : Luyện nói trên lớp . ( 20 phút)
Cho học sinh luyện nói theo nhóm.
GV lưu ý HS:
- Chọn vị trí sao cho có thể nhìn được người nghe.
- Chú ý chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên để thuyết minh đồ vật theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn.
- Biết nghe và nhận xét phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức.
Gọi học sinh trình bày bài nói.
l Nhận xét cách trình bày của học sinh.
ĩ Gọi HS nhận xét.
ĩ Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
l Giáo dục học sinh tính mạnh dạn, tự tin, trình bày lưu loát một vấn đề trước tập thể lớp.
I. Củng cố kiến thức:
- Các phương pháp thuyết minh đã học:
- Bố cục bài văn thuyết minh :
Mở bài, thân bài, kết bài.
- Quan sát kĩ đồ dùng cầân thuyết minh.
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng của đối tượng thuyết minh.
II. Chuẩn bị :
1. Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Phích nước là một vật dụng cần thiết trong đời sống hàng ngày.
b. Thân bài:
- Đặc điểm:
Hình thức bề ngoài:
+ Màu gì?
+ Cao khoảng bao nhiêu?
+ To cỡ nào?
- Cấu tạo:
+ Vỏ phích
+ Nắp phích
+ Nút phích
+ Ruột phích.
- Công dụng: Giữ nhiệt.
- Sử dụng:
- Bảo quản:
c. Kết bài: Em giữ gìn bình thuỷ để nó giúp ích cho gia đình.
III. Luyện nói:
4.4:Tôûng kết : ( 3 phút)
à Giáo viên nhận xét, biểu dương tinh thần làm việc của các em.
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 2phút)
à Đối với bài học tiết này:
+ Tìm hiểu, xây dựng bố cục cho bài văn thuyết minh về một vật dụng tự chọn.
+ Tập nói theo dàn ý ở nhà.
+ Viết thành bài viết hoàn chỉnh.
à Đối với bài học tiết sau:
+ Chuẩn bị “Viết bài Tập làm văn số 3” văn thuyết minh, sưu tầm thông tin, lập dàn ý cho các đề bài trong sách giáo khoa.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:
-Tài liệu:
+ SGK, SGV Ngữ văn 8.
+ Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
+ Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
Tuần:14 - Tiết:55,56
Ngày dạy:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1. Mục tiêu:
1.1:Kiến thức : Kiểm tra toàn diện về những kiến thức đã học về kiểu bài văn thuyết minh.
1.2:Kĩ năng: Rèn kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng tích hợp.
1.3:Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, chân thực ; ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, thi cử.
2. Ma trận đề:
3.Đề kiểm tra và đáp án:
3.1.Đề bài:
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
3.2.Đáp án:
Câu
Nội dung
Điểm
1. Mở bài: (1,5đ)
Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.
2. Thân bài: (7đ)
- Lịch sử chiếc áo dài.
Cấu tạo chiếc áo dài.
Cách sử dụng, cách bảo quản.
Ý nghĩa văn hóa của chiếc áo dài.
3.Kết bài:
Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của chiếc áo dài.
HƯỚNG DẪN CHẤM:
à Biểu điểm:
- 10 đ: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề.
- 9- 8 đ: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- 6 - 7đ: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên.
- 5 đ: Đáp ứng được nửa các yêu cầu trên.
3 – 4 đ: Đáp ứng được 1/3 yêu cầu trên.
- 1 – 2 đ: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- 0 đ: Hoàn toàn lạc đề.
1,5đ
1đ
2đ
2đ
2đ
1,5đ
4. Kết quả:
a.Thống kê chất lượng:
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB Ư
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A1
8A2
8A3
K8
- Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 14(1).doc