Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Thương

- Bao ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

- Bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư

- Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, làm cho muỗi phát sinh, lây truyền bệnh dịch

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết minh theo một trình tự nhất định, giúp người đọc hình dung ra đối tượng thuyết minh. c. Phương pháp nêu ví dụ: - Làm cho vấn đề trở nên cụ thể có sức thuyết phục. - Làm cho người đọc dể liên tưởng thực tế, cảm nhận vấn đề sâu sắc. d. Phương pháp dùng số liệu: à Dẫn ra con số cụ thể để thuyết minh, làm cho văn bản thêm tin cậy. e. Phương pháp so sánh: à Đối chiếu hai hoặc hơn hai sự vật để làm nổi bật tính chất của đối tượng thuyết minh. g. Phương pháp phân loại, phân tích. à Chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh, làm cho đối tượng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn. II. Luyện tập: Bài 1: - Kiến thức của một bác sĩ ( khói thuốc lá vào phổi có hại như thế nào, tác hại tớùi hồng cầu và động mạch như thế nào). - Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội ( cho rằng hút thuốc là văn minh, sang trọng, hút thuốc lá ảnh hưởng tới cả người không hút thuốc lá). - Của một người có tâm huyết đối với vấn đề xã hội bức xúc à huy động tối đa vốn hiểu biết về vấn đề đó. Bài 2: -Các phương pháp thuyết minh trong bài là: so sánh, đối chiếu, phân tích, nêu số liệu. Bài 3: -Kiến thức phải cụ thể. Phương pháp chủ yếu: dùng số liệu, sự kiện cụ thể. 4.4:Tôûng kết : ( 5phút) à Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi 1 : Dòng nào nói đúng các phương pháp sử dụng trong bài thuyết minh. A. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích. B. Sử dụng phương pháp nêu ví dụ, phân tích, phân loại. C. Sử dụng phương pháp liệt kê, dùng số liệu. D. Cần sử dụng phối hợp các phương pháp trên. l Đáp án: D Câu hỏi 2.Hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: - Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp để học tập. - Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh hay. - Học thuộc phần bài ghi. - Làm bài tập1, 4 trong vở bài tập à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị bài “Trả bài kiểm tra Văn, Trả bài tập làm văn số 2”: Xem lại đề kiểm tra, tìm đáp án chính xác cho đã kiểm tra. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy. Tuần:12 - Tiết:48 Ngày dạy: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2. 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : - HS biết và hiểu : những ưu điểm và tồn tại trong bài viết của mình và của bạn để có hướng phát huy và khắc phục. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: diễn đạt hay, mạch lạc - HS thực hiện thành thạo : Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng, diễn đạt hay, mạch lạc - HS có tính cách: Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, sửa lỗi. - Nội dung 2: Tìm đáp án đúng cho bài Kiểm tra Văn và sửa lỗi. 3. Chuẩn bị: 3.1.Giáo viên: Bài cần nhận xét, sửa chữa. 3.2.Học sinh: Tìm đáp án đúng cho bài kiểm tra. Lập dàn ý cho bài Tập làm văn số 2. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) 8A1: 8A2: 8A3: 4.1:Kiểm tra miệng: (1 phút)  Câu hỏi: Em đã chuẩn bị được những gì cho bài học hôm nay? l Đáp án: Tìm đáp án đúng cho bài kiểm tra. Lập dàn ý cho bài Tập làm văn số 2. ĩ GV nhận xét. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung bài học. Giới thiệu bài: Để giúp các em thấy được những ưu khuyết điểm trong bài viết Tập làm văn số 2 và bài kiểm tra Văn, tiết này cô sẽ trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2 cho các em. (1 phút) àHoạt động1:Trả bài kiểm tra Văn.(15phút) Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đề bài. Giáo viên hệ thống lại câu hỏi kiểm tra ở tiết 41. l Gọi một HS nêu lại đề bài: l GV hướng dẫn HS tìm đáp án. l GV nhận xét ưu, khuyết điểm. Ưu điểm. Một số em làm bài tốt, đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của đề. Câu, từ mạch lạc, liên kết. Một số em trình bài sạch đẹp chữ viết cẩn thận. Tồn tại: - Một số em làm chưa tốt câu 4. l GV nêu điểm, tỉ lệ. l Phát bài cho HS. l Hướng dẫn HS sửa lỗi. Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên sửa chữa, nêu đáp án đúng. Hoạt động 2: Trả bài tập làm văn. (15 phút) Học sinh nhắc lại đề. Đề yêu cầu thể loại và đối tượng nào? Ưu điểm: Đa số đáp ứng được yêu cầu của đề về văn tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm về con vật nuôi mà em yêu thích. Đa số các em trình bày mạch lạc. Một vài em có lối diễn đạt bóng bẩy. Khuyết điểm: Nhiều em còn sai chính tả, dùng từ sai nghĩa, diễn đạt không mạch lạc. Một vài em còn diễn đạt chưa trôi chảy, chưa có liên kết, mạch lạc. Viết hoa tùy tiện, sai lỗi chính tả. Giáo viên công bố điểm. Lớp trưởng phát bài. l GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Mở bài cần nêu nội dung gì? Phần thân bài cần trình bày những ý nào? Kết bài cần trình bày ý gì? Giáo viên nêu lỗi. Học sinh sửa lỗi. Học sinh nhận xét. GV nhận xét. l Giáo dục HS ý thức viết đúng chính tả. - GV nêu một số lỗi cho hs quan sát. - Lần lượt gọi HS nhận xét – sửa lỗi. Giáo viên chốt ý. Giáo dục HS ý thức dùng từ, viết câu chính xác. Trả bài kiểm tra Văn: Đề kiểm tra: Câu 1 : Nêu tên tác giả và các văn bản truyện kí đã học (2đ) Câu 2 : Nêu ý nghĩa và nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? (3 đ) Câu 3: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ? (3đ) Câu 4 : Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng), em có suy nghĩ và tình cảm gì đối với những bạn nhỏ có hoàn cảnh giống nhân vật “tôi “? (2đ) 2. Đáp án: Câu 1: Tên các tác giả, tác phẩm: (2đ) Tôi đi học (Thanh Tịnh). Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố). Trong lòng me ï(Nguyên Hồng ). Lão Hạc (Nam Cao). Câu 2: - Nghệ thuật: (2đ) - Tạo tình huống truyện có kịch tính Tức nước vỡ bờ. - Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động(ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí,) - Ý nghĩa văn bản: (1đ) Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác. Câu 3: Cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ : - Tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến. (2đ) - Vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân. (1đ). Câu 4: Học sinh viết thành đoạn văn trình bày tình thương yêu, đồng cảm và chia sẻ đối với những bạn nhỏ có hoàn cảnh bất hạnh. (2đ) 3.Nhận xét ưu, khuyết điểm: - Ưu điểm: - Tồn tại: 4.Công bố kết quả: Lớp Trên 5 Dưới 5 8A1 8A2 8A3 K8 5.Trả bài: 6.Chữa lỗi: B . Trả bài viết tập làm văn : 1. Đề: - Giới thiệu sự việc, tình huống xảy ra câu chuyện. 2. Phân tích đề: -Thể loại: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Đối tượng: kỉ niệm của em với con vật nuôi. 3. Nhận xét ưu, khuyết điểm: - Ưu điểm: - Khuyết điểm: 4. Công bố điểm: Lớp Trên 5 Dưới 5 8A1 8A2 K8 5. Phát bài: 6. Dàn ý: Mở bài: (2đ) - Giới thiệu sự việc, tình huống xảy ra câu chuyện. Thân bài: (6đ) - Đó là khi nào? Ở đâu? Kỉ niệm gì? Chuyện sảy ra như thế nào? - Miêu tả sự việc sảy ra, hình ảnh vật nuôi, của em và những nhân vật khác (nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ). - Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc sảy ra và sau sự việc ấy Kết bài: (2đ) - Cảm nghĩ của em. - Lời hứa hẹn. - Khuyên nhủ các bạn. 7. Sửa chữa lỗi: Lỗi chính tả: -Muốn lợi nựng nó: lại - Dể thương :dễ thương - ở một khu vắn người: vắng -bỏng nhiên: bỗng nhiên - nó ăn rất vọi vã: vội vã Nhốt vào chồn: chuồng. -muống khóc: muốn - dơ chân lên: giơ - ăn song: xong 1 bộ long vàng ống:một bộ lông vàng óng Lỗi dùng từ đặt câu: -Hai chân to có màu vàng và mỏ, có chít đầu nhỏ hình trái xoan. - Lúc em đi tìm nó cũng rất lâu, ở một khu vắn người, lúc đó cũng gần bình minh sập xuống. 4.4:Tôûng kết : (5 phút)  Qua tiết học, em rút ra bài học gì cho bản thân? l Viết đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc, dùng từ, viết câu chính xác.. 4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút) à Đối với bài học tiết này: - Xem lại đáp án đúng, sửa các lỗi sai trong bài viết của mình. à Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”: Trả lời các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài “Bài toán dân số”: + Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản, tìm hiểu về việc tăng dân số quá mức và tác hại của nó. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi:

File đính kèm:

  • docTuan 12(1).doc