Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 10 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Tình Thương

* Hoạt động 1: (15)

-GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở bảng phụ

 a.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

 b. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

 Ai ơi bưng bát cơm đầy

 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

(?) Câu tục ngữ trên thộc chủ đề nào?

HS: Chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.

(?) Các câu ca dao - tục ngữ trên có nói quá sự thật không? Những cụm từ nào cho em biết điều đó?

HS: Nói quá sự thật:

 - chưa nằm đã sáng

 - chưa cười đã tối

 - mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

(?) Thực chất những câu ca dao – tục ngữ này nhằm nói gì?

HS: Thời gian đêm tháng năm rất ngắn

 Thời gian ngày tháng mười rất ngắn.

 Mồ hôi ra nhiều sự lao động vất vả.

(?) Cách diễn đạt trên có tính chất gì?

HS: Phóng đại mức độ quy mô, tính chất sự việc hiện tượng.

(?) Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu nói quá là gì?

HS: Trả lời

 Thảo luận

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 10 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Tình Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Từ khó: Phân huỷ ,miễn dịch. 3.Bố cucï : MB : Thông báo về ngày trái đất. TB : Tác hại và các biện pháp. KB : Kiến nghị 4. Kiểu văn bản: - Văn bản nhật dụng- thuyết minh một vấn đề khoa học tự nhiên II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Thông báo về ngày trái đất - Ngày 22/4 : Ngày trái đất với chủ đề Bảo vệ mơi trường. - Có 141 nước về dự. - Năm 2000, Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao ni lông” -> Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể, đi từ thông tin khái quát đến cụ thể, lời thông báo ngắn gọn, rõ ràng. 2. Tác hại của việc sử dụng bao ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng a. Tác hại : * Đối vơí môi trường: - Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, gây xói mòn. - Làm tắc cống rãnh gây ngập úng, phát sinh muỗi gây dịch bệnh. - Chết sinh vật biển. * Đối với sức khoẻ con người - Ô nhiễm thực phẩm -> gây hại cho não, ung thư phổi. - Khí đốt gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, ung thư... và gây dị tật cho trẻ sơ sinh... -> Liệt kê, phân tích => Khoa học, chính xác, thuyết phục. b. Biện pháp : - Thay đổi thói quen sử dụng, giặt bao ni lông để dùng lại. - Hạn chế tối đa dùng bao ni lông: khi không cần thiết, sử dụng túi đựng bằng giấy, lá. - Tuyên truyền cho mọi người biết. 3. Kiến nghị : - Nhiệm vụ : Bảo vệ trái đất thoát khỏi ô nhiễm bằng hoạt động cụ thể “Một ... lông” -> Câu cầu khiến : Kêu gọi tha thiết, động viên => Thuyết phục. Ghi nhớ :sgk/tr 101 5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:( 5’) 5.1: Tổng kết: (3’) Câu 1: Theo em mục đích lớn nhất của tác giả khi viết “Thông tin về này trái đất năm 2000” là gì? - Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của trái đất. 5.2: Hướng dẫn học tập: (1’) * Đối với tiết học này: - Học thuộc Ghi nhớ SGK. - Sư tầm một số bài viết nĩi về các vấn đề bảo vệ mơi trường. * Đối với tiết học sau: Chuẩn bị bài” Nói giảm, nói tránh” + Đọc kỹ ví dụ 1 và trả lời câu hỏi bên dưới . + Tìm hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh. 6. PHỤ LỤC: Khơng cĩ hïïõ&õïïg NĨI GIẢM, NĨI TRÁNH Tuần 10-Tiết 40 Tiếng Việt Ngày dạy: 24/10/2013 1. MỤC TIÊU: Giúp HS * Hoạt động 1: 1.1. Kiến thức: - HS biết: Thế nào là nói giảm, nĩi tránh? - HS hiểu: + Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nĩi tránh + Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nĩi tránh. 1.2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài học: - HS thực hiện được: + Phân biệt được nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. + Vận dụng những hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản. - HS thực hiện thành thạo: Nhận biết và phân tích tác dụng của nói giảm, nói tránh. * Kĩ năng sống: - Sử dụng phép tu từ nĩi giảm, nĩi tránh phù hợp với hồn cảnh giao tiếp. - Trao đổi, thảo luận về cách sử dụng phép tu từ nĩi giảm, nĩi tránh trong tiếng Việt. 1.3. Thái độ: Giáo dục HS - Thĩi quen: Vận dụng nói giảm. nói tránh đúng lúc đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. - Tính cách: Nói năng nói lịch sự, tế nhị trong khi giao tiếp. * Hoạt động 2: 1.1. Kiến thức: - HS biết: Thế nào là nói giảm, nĩi tránh? - HS hiểu: + Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nĩi tránh + Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nĩi tránh. 1.2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài học: - HS thực hiện được: + Phân biệt được nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. + Vận dụng những hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản. - HS thực hiện thành thạo: Nhận biết và phân tích tác dụng của nói giảm, nói tránh. 1.3. Thái độ: Giáo dục HS - Thĩi quen: Vận dụng nói giảm. nói tránh đúng lúc đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. - Tính cách: Nói năng nói lịch sự, tế nhị trong khi giao tiếp. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: Nĩi giảm, nĩi tránh và tác dụng của nĩi giảm, nĩi tránh. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV : - Bảng phụ ghi VD. 3.2. HS: - Đọc trả lời các câu hỏi vào vở soạn. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sỉ số HS Lớp 8A1: / Lớp 8A2: / Lớp 8A3: / 4.2: Kiểm tra miệng: (7’) Câu 1: Tìm biện pháp nói quá trong các câu ca dao sau. Cho biết nói quá là gì và tác dụng? (6đ) a/ Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười. b/ Có chồng ăn bữa nồi mười Ăn đói ăn khát mà nuôi lấy chồng c/ Đêm nằm lưng chẳng tới giường Mong trời mau sáng ra đường gặp em Câu 2: Xác định cụm từ cĩ nghĩa là chết trong hai câu thơ sau ? Và tại sao tác giả lại diễn đạt như vậy? (2đ) Bác Dương, thôi đã thôi rồi. Bác về năm ấy làng treo lưới. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: Câu 1: Học sinh xác định đúng các biện pháp:3 đ a/ chín hẹn thì quên cả mười b/ ăn bữa nồi mười c/ lưng chẳng tới giường. - Nêu đúng khái niệm: 1,5 đ - Nêu đúng tác dụng : 1,5 đ Câu 2: (2đ) - thôi đã thôi rồi à chết àTránh gây cảm giác đau buồn là cách nói tế nhị. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2đ) 4.3. Tiến trình bài học: Ngược lại với biện pháp tu từ nĩi quá là biện pháp tu từ nĩi giảm nĩi tránh. Vậy nĩi giảm nĩi tránh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ này ntn? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu tiết 40. Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. * Hoạt động 1: (15’) * GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở bảng phụ a Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! MuØa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi!) b. Anh ấy bị thổ huyết. c. Cậu ta đi vệ sinh. d. Con dạo này không được chăm chỉ lắm. (?) Các từ in đậm có nghĩa là gì? (?) Tại sao người nói, người viết lại dùng cách diễn đạt như vậy? HS: a. đi -> chết -> tránh gây cảm giác đau buồn b. thổ huyết -> ói ra máu -> tránh gây cảm giác ghê sợ, nặng nề c.vệ sinh. -> đi tiểu.-> tránh thô tục thiếu lịch sự. d .không được chăm chỉ lắm -> lười lắm-> tế nhị. (?) Qua tìm hiểu các VD trên, em hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh? HS: Trình bày (?) Yêu cầu HS lấy ví dụ? HS: Lấy VD (?) Việc sử dụng nói giảm nói tránh trong các trường trên có tác dụng gì? GV: LH Nói giảm nói tránh trong giao tiếp, trong văn thơ, trong các văn bản đã học. GDHS : Từ cách nói giảm nói tránh, em rút ra bài học gì cho bản thân? HS: Nói lịch sự, tế nhị trong giao tiếp. GV:Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng phải nói giảm nói tránh. Nhưng câu tục ngữ:” Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Vẫn là một lời khuyên chí lí. Chúng ta cũng phải biết nói giảm nói tránh đúng lúc đúng chỗ. BT nhanh: Tìm các từ nói giảm nói tránh trong các ví dụ sau: a.Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. b.Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. c. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. *GV cho học sinh thảo luận nhóm: dựa vào ví dụ của nhóm mình, hãy cho biết người viết( nói) đã thực hiện phép nói giảm nói tránh bằng cách nào? Nhóm 1:- Ông cụ chết rồi - Ông cụ đã quy tiên rồi. Nhóm 2:- Bài thơ của anh dở lắm. - Bài thơ của anh chưa được hay lắm. Nhóm 3: - Môn toán của em còn kém lắm. - Em cần cố gắng hơn ở môn toán. Nhóm 4: - Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ! - Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ! HS: trình bày Nhóm 1: Dùng các từ ngữ đồng nghĩa( từ Hán Việt) Nhóm 2: Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa Nhóm 3: Cách nói vòng Nhóm 4: Cách nói tỉnh lược * Hoạt động 2: (20’) BT1 HS xác định yêu cầu của bài tập. Thực hiện BT tại chỗ. Nhận xét và chốt ý. BT 2 HS xác định yêu cầu của bài tập. Thực hiện bài tập trên bảng. HS Nhận xét – GV chỉnh sửa BT 3. HS đọc yêu cầu BT. Lên bảng thực hiện BT Nhận xét bổ sung. I/ .Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh. 1/ Ví dụ: 2/ Khái niệm : NoÙi giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. - VD: -Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! 3/ Tác dụng : Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự. II/ Luyện tập. * Bài tập 1: a) Đi nghĩ. b)Chia tay nhau. c) Khiếm thị d) Có tuổi. e)Đi bước nữa. * Bài tập 2: Câu a2, b2, c1, d1, e2. * Bài tập 3: Ví dụ mẫu: Cấm cười to ® Xin cười nho nhỏ một chút. 5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:( 3’) 5.1: Tổng kết: (2’) Câu hỏi: Thế nào là nĩi giảm, nĩi tránh? Tác dụng của nĩi giảm, nĩi tránh? Khái niệm : NoÙi giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. - VD: -Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Tác dụng : Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự. 5.2: Hướng dẫn học tập: (1’) * Đối với tiết học này: - Học thuộc lịng ghi nhớ. - Hồn thành các bài tập. - Sưu tầm thơ ca cĩ sử dụng phép tu từ nĩi giảm, nĩi tránh. * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị:“Kiểm tra 1 tiết Văn bản ”: Ơn tập các văn bản đã học. 6. PHỤ LỤC: Khơng cĩ hïïõ&õïïg

File đính kèm:

  • docTUAN 10.doc