Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 82 đến 100

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp h/sinh:

 - Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.

 - Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.

 - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt, biểu cảm của câu cầu khiến.

 - Biết cách vận dụng loại câu này vào nói và viết.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.

 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.

III/. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh?

 H: Qua bài thơ em cảm nhận gì về điều kiện sống và làm việc của Bác ở Pác Bó. Trước hoàn cảnh đó, thái độ của Bác như thế nào?

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu: Dựa trên chức năng của câu cầu khiến để tạo tâm thế vào bài cho học sinh.

 

doc41 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 82 đến 100, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tụ với nhân dân, nhiệm vụ đưa ra được chấp thuận vô điều kiện, như nguyện vọng của nhân dân và thực hiện tự nguyện, không mang tính bắt buộc, gò bó. Bài tập 3: Xác định quan hệ và tính cách của các nhân vật qua câu cầu khiến: - “Song... dám nói”. - “Anh đã... chạy sang”. -> Dế Choắt nói thể hiện lời đề nghị nhún nhường, yếu thế của mình. - “Được... ra nào”. - “Thôi... ấy đi!’. -> Dế Mèn nói thể hiện thái độ hống hách, kẻ cả, tự đắc. Bài tập 4: Chọn cách hỏi b, e vì lịch sự, hợp với quan hệ xã hội mà người nói là nhỏ đối với người lớn - lạ. Bài tập 5: Chọn phương án c vì: a: không lịch sự. b: người nghe không hiểu ý nghĩa của người nói vì người nói chỉ yêu cầu đưa lọ gia vị chứ không hỏi trọng lượng. Gọi h/s cho ví dụ, Gv có thể xây dựng tình huống để h/s cho phù hợp. Hướng dẫn h/s làm bài tập theo nhóm, gọi h/s trình bày, bổ sung. Gv uốn nắn, sửa chữa. -> nêu ví dụ theo suy nghĩ, cách hiểu của mình. -> làm bài tập theo nhóm. 4. Củng cố: 4’ H: Khi nào cần sử dụng cách thực hiện hành động nói trực tiếp/gián tiếp? 5. Dặn dò: 1’ - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị: “Ôn tập về luận điểm”. Ngày soạn:.......................... Ngày dạy:............................ Tuần: 25 Tiết: 99 ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh: - Hiểu thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận. - Nhớ đặc điểm của luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận. II/. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị bài mới. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) H: Có mấy cách để thực hiện hành động nói? Cho ví dụ? 3. Bài mới: (Từ vấn đề nghị luận trong văn bản “Nước Đại Việt ta” -> giới thiệu) TG Nội dung bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Lý thuyết: 1. Khái niệm luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người nói (viết) nêu ra trong bài. 2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong văn bản nghị luận: Luận điểm cần chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cần giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra. 3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận: - Trong bài văn nghị luận luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm phụ). - Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt khác nhau. - Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý: luận điểm trước chuẩn bị cho luận điểm sau, luận điểm sau dẫn đến kết luận. II. Luyện tập: Bài tập 1: - Cả hai luận điểm trên đều không hợp lý với nội dung đoạn văn. - Luận điểm của đoạn văn là: “Nguyễn Trãi là khí phách, là tinh hoa của dân tộc”. Bài tập 2: Chọn các luận điểm phù hợp với ý nghĩa: giáo dục là chìa khoá của tương lai. a. Chọn các luận điểm nêu trong SGK (luận điểm: Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời). b. Sắp xếp các luận điểm (có bổ sung, chỉnh sửa): 1. Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh sự gia tăng dân số, qua đó quyết định môi trường sống, mức sống,... trong tương lai. 2. Giáo dục trang bị tri thức, nhân cách và tâm hồn cho trẻ em, đó là thế hệ xây dựng xã hội tương lai. 3. Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế. 4. Giáo dục cũng là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và sự tiến bộ của xã hội sau này. Gọi h/s đọc mục 1I trang 73 và chọn câu trả lời đúng. -> nhắc lại khái niệm luận điểm. Gv đặt ra vấn đề: “Hiện tượng trốn học bỏ tiết của h/sinh”. Chia h/s ra 4 nhóm, nêu ý kiến nhóm trên bảng phụ. Gọi h/s trình bày và nhận xét, Gv hướng dẫn h/s sắp xếp cho hợp lý cách trình bày các luận điểm. => giúp h/s nhận rõ luận điểm chính và luận điểm phụ. Gọi h/s đọc câu 2b trang 73 và trả lời. => mqhệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong văn nghị luận. Gv treo bảng phụ 2 hệ thống luận điểm (SGK - trang 74). Gợi ý: Xét về tính chính xác, liên kết, độc lập, trình tự, hệ thống. => mqhệ gíữa các luận điểm. Hướng dẫn h/s làm luyện tập. -> xác định luận điểm đạt yêu cầu trong bài tập 1. -> đọc theo yêu cầu. -> trả lời bằng cách lựa chọn các nội dung. -> thảo luận nhóm để đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên, trình bày kết quả lên bảng. - Các luận điểm: + ... là vi phạm nội qui nhà trường. + Có ảnh hưởng đến việc học tập. + dễ xa vào các tệ nạn xã hội. + làm ảnh hưởng đến gia đình. + là việc làm h/s không được th/hiện. => trình bày theo yêu cầu. -> quan sát để lựa chọn hệ thống đạt yêu cầu. -> làm bài tập 1: chọn lựa luận điểm và lý giải cho việc lựa chọn. -> thảo luận để loại bỏ luận điểm không phủ hợp trong bài tập 2. -> sắp xếp các luận điểm trong bài tập 2 đã lựa chọn theo một trình tự nhất định. 4. Củng cố: 4’ H: Luận điểm có vai trò gì trong văn bản nghị luận? 5. Dặn dò: 1’ - Học bài. - Chuẩn bị: “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”. Ngày soạn:.......................... Ngày dạy:............................ Tuần: 25 Tiết: 100 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh: - Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm theo hai cách: diễn dịch và quy nạp. - Biết cách viết đoạn văn nghị luận khoảng 90 chữ. II/. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) H: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận? Với vấn đề cần giải quyết trong văn bản là như thế nào? 3. Bài mới: (Từ việc trình bày các luận điểm trong bài văn -> trình bày luận điểm thành một đoạn văn). TG Nội dung bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý: - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hay cuối cùng (đối với đoạn quy nạp). - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt trong sáng hướng dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. II. Luyện tập: Bài tập 1: Diễn đạt ý của câu thành luận điểm ngắn gọn: a. Cần tránh lối viết dài dòng, khó hiểu. b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. Bài tập 2: Xác định luận điểm và luận cứ của đoạn văn: Luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh tế”. Luận cứ: 1. Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. 2. Thơ Tế Hanh đưa ta vào... cảnh vật. Bài tập 3: Viết đoạn văn triển khai các luận điểm: a. Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Nếu chỉ học lý thuyết mà không làm bài tập thì mới chỉ đạt được một phần và sẽ không vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ cho nhu cầu. Còn chỉ làm bài tập mà không thuộc lý thuyết thì dễ bị sai lầm, chệch hướng, việc làm đó sẽ có kết quả không mỹ mãn. b. Trong cuộc sống, đứng trước bất kỳ một tình huống nào cũng phải có sự suy nghĩ thấu đáo để giải quyết có kết quả tốt. Trong học tập cũng vậy. Muốn hiểu sâu, nhớ lâu con người cần phải có tư duy. Nếu chỉ học vẹt thì không thể hiểu mình đang học cái gì thì không hiểu sâu vấn đề và làm cho năng lực tư duy không phát triển. Do đó tạo cho con người không biết suy nghĩ mà chỉ làm theo/nói theo những điều mà người khác đã làm/nói. Vì vậy, học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Bài tập 4: Sắp xếp các luận cứ theo trình tự: - Văn giải thích viết ra nhằm giúp người đọc hiểu. - Khi viết văn giải thích phải trình bày dễ hiểu. - Nếu giải thích khó hiểu - người đọc khó cảm nhận - người viết đó khó đạt mục đích giao tiếp. - Ngược lại, giải thích dễ hiểu, người đọc dễ lĩnh hội, dễ nhớ vă nắm bắt kịp thời -> làm theo => người viết đạt được mục đích giao tiếp. - Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu. Gọi h/s đọc đoạn văn (a) SGK trang 79. H: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn? H: Xác định nội dung của những câu văn còn lại trong đoạn? H: Câu chủ đề nằm ở vị trí nào trong câu? Nó có liên quan gì cách trình bày nội dung đoạn văn? Gv hướng dẫn h/s xác định cách trình bày ở đoạn văn (b). => cách trình bày luận điểm thành đoạn văn thường gặp: dịch dịch và quy nạp. Gọi h/s đọc đoạn văn bài tập 2 trang 80. H: Lập luận là gì? H: Xác định luận điểm và cách lập luận trong đoạn trích trên? => cách tổ chức, diễn đạt luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 1. Cho thảo luận nhóm trong 2’. Cho h/s trình bày, nhận xét. Gv uốn nắn, chỉnh sửa. Gọi h/s đọc bài tập 2, cho thảo luận chung -> kết quả. -> đọc đoạn văn trích từ Chiếu dời đô. -> a. “Thật là chốn... muôn đời”. -> 1: đây là nơi tốt được người đi trước lựa chọn. -> 2: phong thổ tốt -> 3: địa thế đẹp -> 4: thuận lợi cho vạn vật sinh trưởng. -> 5: đây là nơi tốt nhất nước Việt. -> cuối đoạn. -> quy nạp. -> câu chủ đề: “Đồng bào ta... ngày trước”. -> đầu đoạn văn. -> trình bày theo lối diễn dịch. -> đọc bài tập. -> là cách dùng luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận chặt chẽ, hợp lý thì bài văn nghị luận mang tính thuyết phục cao. -> luận điểm: “Cho thằng... nó ra”. -> luận cứ: + cảnh mua bán chó ở nhà Nghị Quế. + Nghị Quế yêu chó. + Nghị Quế giở giọng chó với chị Dậu. dẫn đến luận điểm: => hiện rõ bản chất chó điểu của Nghị Quế. -> nêu yêu cầu. -> 4 nhóm hoạt động thảo luận: viết câu ngắn, rõ trình bày lại luận điểm. -> đọc theo yêu cầu. -> cả lớp trình bày ý kiến. 4. Củng cố: 1’ Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị các đoạn văn để làm bài viết. 5. Dặn dò: 1’ - Học bài và hoàn chỉnh bài tập. - Chuẩn bị bài: “Bàn luận về phép học”.

File đính kèm:

  • docGIAO AN THE DUC 8 4 COT.doc