*Khởi động: Ở Việt Nam khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào Thơ mới rất sôi động, được coi là “một cuộc cách mạng trong thơ ca, một thời đại trong thi ca”
(Hoài Thanh). Đó là một phong trào thơ có tình chất lãng mạn tiểu tư sản (1932-1945) gắn liền với những tên tuổi như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính. Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên nhưng nhà thơ có công đầu tiên đem lại chiến thắng cho Thơ mới lúc mới ra quân. “Nhớ rừng”là bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ .
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 73 đến 75 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng
Dải nước đen giả suối, chẳng thông
Len dưới nách những mô gò thấp kém.
-> Giọng giễu nhại, cách ngắn nhịp ngắn, dồn dập, từ ngữ liệt kê liên tiếp.
=> tâm trạng bực bội, chán chường, khinh ghét với thực tại => Phủ nhận thực tại, khao khát sự cao cả, phi thường.
=> Nhân hoá: lời tâm sự của hổ chính là tâm sự của con người, chán ghét c/s thực tại, tù túng, tầm thường, giả dối và khao khát được sống tự do chân thực.
b. Nỗi nhớ thời oanh liệt.
Ta sống mãi trong tình thương
Nhớ cảnh sơn lâm, bống cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
-> Điệp từ “với”, các động từ chỉ đặc điểm của hành động “gào, hét” => Thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, hoang vu, bí ẩn , linh thiêng.
Ta bước chân lên dõng dạc, đường
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp
Vờn với bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Trong bóng tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
-> Nhịp thơ ngắn, uyển chuyển, giọng điệu hùng tráng, dữ dội. Sử dụng các từ ngữ gợi tả hình dáng: Vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của con hổ giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.
- Nào đâu những đêm vàng bên bờ
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng..
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
=> Đại từ, điệp từ, câu cảm thán, câu hỏi tu từ: Tiếc nối cuộc sống thơ mộng, tự do giữa chốn sơn lâm.
c. Khao khát giấc mộng ngàn.
“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Nơi thênh thang
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!..
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !”
=> Khát vọng được sống chân thực c/s của chính mình trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
C. Tổng kết- Ghi nhớ SGK
1. Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm.
- NT đặc sắc: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ.
2. Nội dung
D. Luyện tập
Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ.
ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy.
d. Củng cố bài giảng.
Nhắc lại nội dung bài học , chốt lại phần Ý nghĩa văn bản
e. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà.
Học thuộc ghi nhớ. Học thuộc bài thơ.PT theo ND đã học
Soạn bài TV ‘câu nghi vấn’
5. Rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 75
ÔNG ĐỒ
(Vũ Đình Liên)
Ngày soạn: 21 /12/2012
Ngày giảng
Dạy lớp
Hs vắng
Ghi chú
/12/2012
8A
/12/2012
8B
1. Mục tiêu cần đạt.
a. Kiến thức
- Hình ảnh đáng thương của ông đồ viết chữ nho đã từng được mọi người mến mộ, nay bị lãng quên.
- Niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
b. Kĩ năng/kĩ năng sống.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn, phân tích hiệu qủa các biện pháp tu từ trong bài
- Rèn KNS: Tự nhận thức, giao tiếp, lắng nghe tích cực...........
c. Tư tưởng:
- Giáo dục Hs ý thức đọc - hiểu Vb, cảm nhận được giá trị của tác phẩm, phân tích tac phẩm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
GV: Tư liệu về tác giả Vũ Đình Liên, bảng phụ...
HS: Sgk...
3. Phương pháp/kĩ thuật dạy học.
Thuyết minh, phân tích, đàm thoại, thảo luận, quy nạp......
4. Tiến trình bài dạy.
a. Ổn định tổ chức.
b. Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc bài thơ nhớ rừng? Nêu nội dung nghệ thuật?
*Khởi động: Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học. Ông Đồ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt tước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người một thời đã qua: “Ông đồ chín là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.
c. Bài mới.
Tg
HĐ của thầy và trò
Nội dung
?. Nêu những nét ngắn gọn về tác giả?
Hs: - Là một trong những nhà thơ mới lãng mạn đầu tiên ở nước ta.
Là nhà thơ tiêu biểu, có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới.
? Nêu vị trí bài thơ trong phong trào thơ mới?
?. Nêu yêu cầu đọc: giọng chậm, ngắt nhịp 2/3 ; 3-2.
K1,2 : giọng vui, phấn khởi.
K3,4 : Chậm buồn, xúc động.
? Gv gọi h/s đọc?
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Hs:
Phần 1: K1.2: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý (thời xưa).
Phần 2: K3,4: Hình ảnh ông đồ thời tàn tạ.
Phần 3: K5: Nỗi lòng của tác giả.
? Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm nào? Điều đó có ý nghĩa gì ?
Hs: Gắn liền với hình ảnh “hoa đào”: tín hiệu của mùa xuân và Tết cổ truyền của dân tộc. Ông đồ có mặt giữa mùa vui, mùa đẹp, hạnh phúc của con người.
?. Sự lặp lại của thời gian “Mỗi năm.....già”và hành động “Bày mực .....qua”có ý nghĩa gì?
Hs: - Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hình ảnh của ông trở nên thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến
Một cảnh tượng hài hòa giữa thiên nhiên và con người, con người với con người có sự gợi niềm vui hạnh phúc.
? Biện pháp NT chủ yếu nào được sử dụng ở hai khổ thơ này? Phân tích tác dụng của nó?
Hs:
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua những chi tiết nào?
Hs:
? Hình dung của em về nét chữ của ông đồ được so sánh ntn?
Hs: Nét chữ mang vể đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý
? Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một địa vị ntn trong con mắt người đời?
Hs: Ông trở thành trung tâm của sự chú ý được mọi người quý trọng , mến mộ.
? Hai khổ thơ vừa pt cho thấy ông đồ đc hưởng 1 c/s ntn?
? Tác giả sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng ntn?
Hs:
? Đằng sau những vần thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa, em đọc đc cảm xúc nào của người viết lời thơ này ?
Hs: Quý trọng ông đồ, quý trọng 1 mếp sống văn hoá của dt: Mến mộ chữ Nho, nhà Nho.
?. ý nghĩa của khổ thơ này là gì?
Hs: H/ả ông đồ thời xưa và h/ả ông đồ cô đơn. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương.
? Những lời thơ nào buồn nhất?
Hs: “Giấy đỏ cả ngày phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng một lần được nhận lấy những nét bút tung hoành nên buồn bã mà nhợt nhạt đi trở nên bẽ bàng vô duyên”. Nghiên mực không hề được chiếc bút lông chấm vào nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành “nghiên sầu”.
? Biện pháp NT chủ yếu nào được sử dụng ở khổ thơ này? Phân tích tác dụng của nó?
Hs:
?. H/ả “Ông đồ vẫn ngồi đấy”gợi cho em cảm nghĩ gì?
Hs: Mọi người lãng quên ông; ông bơ vơ, lạc lõng rồi sụp đổ hoàn toàn.
? Hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời..”
tả cảnh hay tả tình? H/ả nắng mưa bụi giúp ta hình dung tư thế và tâm trạng của ông ntn?
Hs: Hai câu thơ có tả cảnh nhưng qua đó để nói lên nỗi lòng “mượn cảnh ngụ tình”,
“Lá vàng rơi”vốn gợi sự tàn tạ, buồn bã, ở đây “lá vàng rơi”trên những tờ giấy viết câu đối nhưng vì ế khách ông cũng bỏ mặc “Ngoài trờibay”chẳng phải mưa to gió lớn hay mưa dầm rả rích vậy mà vẫn ảm đạm, lạnh lùng buốt giá Đó là mưa trong lòng người chứ
? Biện pháp NT nào đc sử dụng? Tác dụng ntn?
Hs:
?. Có gì giống và khác nhau trong hai chi tiết “hoa đào và ông đồ”ở K5 và K1? Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì?
Hs: - Giống: đều xuất hiện hoa đào nở .
- Khác: K1: ông đồ xuất hiện như lệ thường thì ở K5 không còn hình ảnh ông đồ.
- ý nghĩa : Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến. Con người thì không thế, họ có thể trở thành xưa cũ và ông đồ cũng vậy.
? “Những người muôn năm cũ”là những ai? Câu hỏi tu từ cuối bài thơ giúp em hiểu được tình cảm của nhà thơ ntn?
Đó là tâm trạng, tài hoa của các nhà nho xưa.
Hs:
A. giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
Vũ Đình Liên (1913-1996), quê Hải Dương.
- Là 1 trong những nhà thơ của pt thơ mới.
2. Tác phẩm.
Được sáng tác trong thời kỳ pt thơ mới, in trong tập ‘Thi nhân VN’
B. Đọc, tìm hiểu VB
1. Đọc:
Giọng chậm, ngắt nhịp 2/3 ; 3-2.
3. Bố cục. ( 3 phần)
4. Phân tích.
a. Hình ảnh ông đồ trong thời kì đắc ý ( thời xưa).
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
=> Miêu tả, ĐT: Một cảnh tượng hài hoà giữa TN và con người, con người với con người có sức gợi niềm hạnh phúc.
- Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
‘Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay’
=> So sánh: Ông đồ từng được hưởng niềm vui và hạnh phúc, đc sáng tạo, có ích với mọi người và đc mọi người trọng vọng.
b. Hình ảnh ông đồ thời nay.
- Nỗi buồn của ông đồ vắng khách.
Giấy đỏ buồn không thấm
Mực đọng trong nghiên sầu.
=> NT nhân hoá: Diễn tả nỗi cô đơn, hiu hắt hắt của ông đồ.
- Ông đồ hoàn toàn bị lẵng quên
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Là vàng rơi trên giấy
Ngoài đường mưa bụi bay.
=> tả cảnh ngụ tình: Hình ảnh 1 người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường.
c. Nỗi lòng của tác giả.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
=> Câu hỏi tu từ: Lòng thương cảm của tác giả cho những nhà nho danh giá một thời , nay bị lãng quên do cuộc đời thay đổi.
Cảm thương, tiếc nuối những giá trị tinh thần bị tàn tạ, lãng quên.
C. Tổng kết-Ghi nhớ (sgk)
d. Củng cố bài giảng.
?. Đọc diễn cảm bài thơ.
?. Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh ông đồ
e. Hướng dẫn hs học và làm bài tập ở nhà:
- Học thuộc lònh bài thơ, tập pt tích theo ND đã học.
- Chuẩn bị cho bài mới
5. Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................ ...............................................................................................................................................
CÓ ĐẦY CÁC LOẠI GIÁO ÁN CÁ MÔN THCS THEO CHUẨN KT KN
CÁC KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY THCS TẤT CẢ CÁC MÔN HỌC
ĐỂ TẢI ĐẦY ĐỦ VUI LÒNG LIÊN HỆ THEO SỐ ĐIỆN THOẠI
0918.258.588
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 8 MOI NHAT THEO CHUAN KTKN.doc