- HS biết: Đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện. Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An- đéc- xen.
- HS hiểu: Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn qua một tác phẩm cụ thể. Cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm. Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- HS thực hnh thnh thạo: Phân tích được một số hình ảnh tương phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật
lẫn nhau). Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
1.3 Thái độ:
- Thĩi quen: Chia sẻ bất hạnh với những người xung quanh
- Tính cch: Thái độ trân trọng, yêu quí, cảm thông với người nghèo khổ, nhất là trẻ em.
- GDKNS: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 22: Cô bé bán diêm - An - đéc - xen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 - Tiết : 22
Ngày dạy :
CÔ BÉ BÁN DIÊM
An - đéc – xen
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- HS biết: Đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện. Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An- đéc- xen.
- HS hiểu: Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn qua một tác phẩm cụ thể. Cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm. Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
1.2 Kỹ năng:
- HS thực hiện được: Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- HS thực hành thành thạo: Phân tích được một số hình ảnh tương phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật
lẫn nhau). Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
1.3 Thái độ:
- Thĩi quen: Chia sẻ bất hạnh với những người xung quanh
- Tính cách: Thái độ trân trọng, yêu quí, cảm thông với người nghèo khổ, nhất là trẻ em.
- GDKNS: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đọc- tóm tắt tác phẩm.
- Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ ghi BT củng cố.
3.2 Học sinh: Đ ọc văn bản và tóm tắt, nghiên cứu mục chú thích.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2/ Kiểm tra miệng:
* Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu 1: hãy tóm tắt văn bản” Cô bé bán diêm “ của An-đéc-xen? ( 5đ)
-> Ngắn gọn, đủ ý và diễn cảm.
Câu 2: Gia cảnh của cơ bé bán diêm cĩ gì đặc biệt? Biện pháp nghệ thuật sử dụng chủ yếu trong đoạn văn này là gì? ( 2đ)
-> Mẹ và bà đều qua đời, gia tài tiêu tán ,sống với bố trong một xĩ tối tăm, luơn bị bố mắng, phải tự bán diêm kiếm sống và mang tiền về cho bố.
-> Biện pháp tương phản, đối lập.
* Câu hỏi kiểm tra bài mới
Câu 4. Em bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần? ( 2đ)
-> Năm lần.
4.3/Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ 1:
GV: Hãy cho biết cô bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần?
HS: 5 lần, 4 lần đầu mỗi lần quẹt 1 que, lần thứ 5 quẹt hết các que còn lại trong bao.
GV: Ở lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé thấy gì?
HS: Ngồi trước lò sưởi
GV: Đó là cảnh tượng như thế nào?
HS: Sáng sủa, ấm áp, thân mật.
GV: Điều đó cho thấy mong ước nào của cô bé?
HS: Mong được sưởi ấm trong 1 mái nhà thân thuộc.
GV:Ở lần quẹt diêm thứ 2 , qua ánh lửa diêm , cô bé đã thấy gì?
HS: Phòng ăn
GV: Đó là một cảnh tượng như thế nào?
HS: Sang trọng, đủ đầy, sung sướng.
GV: Điều đó nói lên mong ước gì của cô bé?
HS: Mong được ăn ngon trong mái nhà thân thuộc.
GV: Sau 2 lần quẹt diêm đó, thực tế đã thay cho mộng tưởng như thế nào?
HS: Em bần thần
GV: Sự sắp đặt song song cảnh mộng tưởng và thực tế đó có ý nghĩa gì?
HS: Làm nổi rõ mong ước chính đáng và thân phận bất hạnh của em.
HS: Cho thấy sự thờ ơ, vô nhân đạo của XH đối với người nghèo.
GV: Trong lần quẹt diêm thứ 3, cô thấy gì?
HS: Cây thông
GV: Em đọc được mong ước nào của cô bé?
HS: Mong được vui đón Nô-en trong ngôi nhà của mình.
GV: Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ 4?
HS:Bà nội hiện về.
GV: Khi nhìn thấy bà, em bé đã reo lên và nói Bà ơi! Cháu van bà, bà xin thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Khi đó em đã mong ước gì?
HS: Mong được ở mãi cùng bà.
GV: Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé từ 4 lần quẹt diêm ấy?
HS: Mong ước chân thành, chính đáng, giản dị của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian.
GV: Khi tất cả nhửng que diêm còn lại cháy lên, là lúc cô bé thấy mình bay lên cùng bà chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa.
Điều đó có ý nghĩa gì?
HS: Cuộc sống trên thế gian chỉ có đau buồn, đói rét.
Chỉ có cái chết mới giải thoát được bất hạnh.
Thế gian không có hạnh phúc
GV: Tất cả những điều kể trên đã nói với ta về 1 em bé như thế nào?
HS: Bị bỏ rơi, đói rét, cô độc.
Luôn khao khát ấm no, yên vui và yêu thương.
HĐ 2:
GD giá trị yêu thương
GV: Kết thúc truyện gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những con người nghèo khổ trong XH cũ?
HS: Bất hạnh.
Xã hội thờ ơ.
GV: Em có muốn một cách kết thúc khác không? Vì sao?
HS
KT động não:
GV: Nếu cần bình luận về cái chết của cô bé bán diêm từ hình ảnh em bé chết đói, chết rét là 1 em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười thì em sẽ nói điều gì?
HS: Cái chết vô tội vạ.
Cái chết không đáng có.
Một sự thật đau lòng.
Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút( KN giao tiếp, nhận thức)
GV: Đọc truyện, em nhận thức điều sâu sắc nào về XH và con người mà tác giả muốn nói với chúng ta?
GV: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng thành công nhất trong truyện?
HS: Trên 1 thế gian lạnh lùng và đói khát không có chỗ cho ấm no, niềm vui, hạnh phúc của trẻ thơ nghèo khổ.
NT: Đan xen yếu tố thật và huyền ảo.
Kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc.
Kết cấu theo lối tương phản đối lập.
HS đđọc ghi nhớ
GV: Tấm lòng nhà văn dành cho thế giới tuổi thơ của ông?
HS: Thương xót, đồng cảm., bênh vực..
GV liênm hệ thực tế: Năm qua trường ta đã phát động những phong trào nào thể hiện lịng nhân ái, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh?
HS: Phong trào: Hủ gạo tình thương, tết vì bạn nghèo, ủng hộ đồng bào miền Trung
->
2.Những mộng tưởng của cô bé.
- Mộng tưởng tươi đẹp , thực tại phũ phàng.
-> Bị bỏ rơi, đói rét, cô độc.
-> Luôn khao khát ấm no, yên vui và yêu thương.
3. Cái chết của cô bé
- Bất hạnh.
- Xã hội thờ ơ.
-> Cái chết vô tội vạ, không đáng có, sự thật đau lòng.
4.4.Tổng kết:
Viết sáng tạo: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nêu cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm?
* Chủ đề của truyện “ Cô bé bán diêm là gì?
A. Tình yêu thương đồng cảm giữa con người với nhau.
B. Lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh.
C. Cái chết thảm thương, cô đơn của một em bé mồ côi.
* Hình ảnh nào sau đây không xuất hiện trong mộng tưởng của cô bé bán diêm?
A. Lò sưởi
B. Bàn ăn
C. Cây thông Nô-en
D. Cánh diều
* Hình ảnh cô bé bán diêm chết được miêu tả như thế nào?
A. Chết trong toại nguyện thanh thản.
B. Chết trong vòng tay của mọi người.
C. Chết trong đói khổ giá lạnh.
* Gía trị nghệ thuật đặc sắc của truyện “ Cô bé bán diêm” là gì?
A. Cách kể chuyện hấp dẫn.
B. Bút pháp tương phản.
C. Các tình tiết diễn biến hợp lí.
D. Cả A,B,C đều đúng.
4.5.Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết này:
Học bài, tóm tắt truyện.
Học phần phân tích, học ghi nhớ.
Sưu tầm một số truyện viết về thiếu nhi của An –đéc – xen.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Soạn bài :Đánh nhau với cối xay gió và trả lời câu hỏi SGK
+ Tóm tắt văn bản theo chuỗi các sự việc chính.
+ Đọc chú thích.
5. PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Co be ban diem.doc