Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 108: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Năm học 2013-2014 - Bùi Thị Nhung

 

I. Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức:

 - Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe).

 - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận một cách có hiệu quả mà không phá vỡ lô gíc của lập luận.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh có ý thức khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để bài văn nghị luận có sức lay động người đọc (người nghe).

B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

- Giáo viên: + Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 + Bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: + Học bài cũ.

 + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong sgk.

 Ôn toàn bộ kiến thức về văn nghị luận.

C. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1p).

- Kiểm tra tình hình nắm bài cũ:

 GV kiểm tra kết hợp trong giờ dạy – học.

- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới:

 GV kiểm tra vở soạn của HS.

2. Tổ chức dạy và học bài mới.

* Giới thiệu bài (1p).

 Qua văn bản nghị luận “Thuế máu” mà cô và các em vừa tìm hiểu, phân tích và chúng ta thấy trong văn bản đó có rất nhiều yếu tố biểu cảm. Vậy vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận như thế nào? Để giải đáp câu hỏi đó, tiết học này cô và các em cùng tìm hiểu bài “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận”

* Bài mới:

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 108: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Năm học 2013-2014 - Bùi Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2014 Lớp 8a2: 20/ 3/ 2014 Điều chỉnh:.. TIẾT 108: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe). - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận một cách có hiệu quả mà không phá vỡ lô gíc của lập luận. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để bài văn nghị luận có sức lay động người đọc (người nghe). B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: - Giáo viên: + Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. + Bảng phụ, phiếu học tập. - Học sinh: + Học bài cũ. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong sgk. Ôn toàn bộ kiến thức về văn nghị luận. C. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1p). - Kiểm tra tình hình nắm bài cũ: GV kiểm tra kết hợp trong giờ dạy – học. - Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới: GV kiểm tra vở soạn của HS. 2. Tổ chức dạy và học bài mới. * Giới thiệu bài (1p). Qua văn bản nghị luận “Thuế máu” mà cô và các em vừa tìm hiểu, phân tích và chúng ta thấy trong văn bản đó có rất nhiều yếu tố biểu cảm. Vậy vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận như thế nào? Để giải đáp câu hỏi đó, tiết học này cô và các em cùng tìm hiểu bài “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận” * Bài mới: Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung kiến thức GV treo bảng phụ văn bản. GV gọi HS đọc văn bản. ? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả? ? Tìm những câu cảm thán trong văn bản trên? ? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không? ? Tuy nhiên hai văn bản trên đều coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm, vì sao? GV treo bảng phụ: bảng đối chiếu GV gọi HS đọc bảng đối chiếu. ? Những câu ở cột 2 hay hơn ở cột 1, vì sao? ? Em hãy cho biết trong bài văn nghị luận yếu tố biểu cảm có vai trò gì? GV khái quát: Nếu tước bỏ các từ ngữ và câu văn biểu cảm đi bài văn sẽ trở nên khô khan, khó có thể gây xúc động, truyền cảm, hấp dẫn người đọc, người nghe. Rõ ràng biểu cảm là không thể thiếu được trong bài văn nghị luận mặc dù nó chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. ? Qua phân tích em có nhận xét gì về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? GV nêu vấn đề: Thiếu yếu tố biểu cảm sức thuyết phục của bài nghị luận sẽ giảm đi. Nhưng có phải cứ có yếu tố biểu cảm – bất kể yếu tố đó thế nào – là sức thuyết phục của văn bản nghị luận sẽ mạnh mẽ lên không? Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? ? Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới? ? Đó là những tình cảm, cảm xúc như thế nào? ? Chỉ có rung cảm thôi đã đủ chưa? ? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả” hay “uốn lưỡi cú diều”? ? Những câu như thế người viết cần phải có phẩm chất gì nữa? ? Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao? ? Vậy để bài văn nghị luận cần có sức biểu cảm khi sử dụng yếu tố biểu cảm cần chú ý điều gì? GV khái quát vấn đề theo nội dung ghi nhớ chấm 2. ? Vậy yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận là gì? Để đạt được sức biểu cảm cao cần thực hiện như thế nào? GV khái quát rút ra ghi nhớ GV gọi HS đọc ghi nhớ. GV gọi HS đọc bài tập 1. GV phát phiếu học tập cho 3 nhóm, y/c HS thảo luận 5p. GV gọi HS trình bày kết quả. GV y/c HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá GV treo bảng phụ bài tập 2. GV gọi HS đọc bài tập. ? Những cảm xúc gì được biểu hiện qua đoạn văn? ? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm? ? Hãy tìm những từ ngữ biểu cảm, câu cảm và giọng điệu tâm tình thân mật, gần gũi? ? Hiệu quả khi sử dụng? Quan sát Đọc Phát hiện Phát hiện So sánh Giải thích Quan sát Đọc Lí giải Trả lời Nghe Nhận xét Nghe Trả lời Trả lời Trả lời Nhận xét Trả lời Lí giải Trả lời Nghe Trả lời Nghe Đọc Đọc Thảo luận Trình bày Nhận xét Nghe Quan sát Đọc Phát hiện Trả lời Phát hiện Trả lời I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (23p). 1. Bài tập: Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. (Hồ Chí Minh). - Từ ngữ biểu cảm: Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai, có, dùng, ai cũng phải. - Câu cảm thán: + Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc! + Hỡi đồng bào! + Chúng ta phải đứng lên! + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! + Thắng lợi nhất định về dân tộc ta! + Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! + Kháng chiến thắng lợi muôn năm! - Hai văn bản này giống nhau ở chỗ đều sử dụng từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán. Ví dụ: + Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. + Lúc bấy giờ các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? + Ta thường tới bữacũng vui lòng. + Không có mặcthì ta cho mặc. - Là văn bản nghị luận vì các tác phẩm ấy viết ra không nhằm mục đích biểu cảm (bộc lộ tình cảm) mà nhằm mục đích nghị luận (Nêu quan điểm, ý kiến) để bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và nên sống như thế nào. Ở đây biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ làm cho lí lẽ thêm sức thuyết phục, tác động mạnh vào tình cảm, tâm hồn người đọc, làm cho bài văn nghị luận thấm thía hẳn lên. - Những câu ở cột hai hay hơn vì nó có các từ ngữ biểu cảm, câu văn cảm thán. - Vai trò: Yếu tố biểu cảm làm bài văn nghị luận trở lên hay hơ, gây xúc động, truyền cảm, hấp dẫn người đọc, người nghe. - Ghi nhớ chấm 1 (sgk/97). - Muốn phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận, trước hết người viết không chỉ cần suy nghĩ đúng, sâu về các vấn đề, luận điểm, luận cứ, lập luận mà còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói, đang viết, đang bàn luận. - Đó không chỉ là những tình cảm, cảm xúc xúc động nhất thời, hời hợt mà cần nhất sự chân thành, thành thật, tự nhiên và sâu sắc mãnh liệt dù đó là tình yêu hay lòng căm thù. Không cháp nhận những tình cảm nửa vời, nhàn nhạt hay thờ ơ, lãnh đạm. Đó phải là những tình cảm xuất phát từ chính đáy lòng, từ trái tim người viết . - Chưa đủ mà còn phải rèn luyện và phải biết biểu cảm. - Chỉ có tình cảm, cảm xúc nồng cháy, có lòng yêu nước và căm thù giặc chân thành sâu sắc chưa đủ để tìm ra những cách nói đó mà còn phải biết rèn luyện cách biểu cảm nghĩa là biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong bài văn nghị luận sao cho phù hợp, không phá vỡ mạch lập luận. - Biết diễn tả cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm. - Không phải dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng vì nếu dùng quá nhiều mà không phù hợp sẽ biến bài văn nghị luận thành lí luận dông dài, không đáng tin cậy, hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ trong mạch lập luận thậm chí phá vỡ lô gíc luận chứng. Cuối cùng có thể làm bài văn nghị luận xa rời thể loại, lạc sang văn biểu cảm đơn thuần. => Kết luận: - Yếu tố biểu cảm trong một bài văn nghị luận sẽ không được xem là có giá trị, là đặc sắc nếu nó làm cho mạch nghị luận của bài văn bị phá vỡ, quá trình nghị luận bị đứt quãng, luẩn quẩn. - Người làm bài phải thật sự có tình cảm, cảm xúc với những điều mình viết (nói). - Thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm. - Làm cho cảm xúc và sự diễn tả cảm xúc của mình đều chân thành. 2. Ghi nhớ: (SGK/97). II. Luyện tập (15p). 1. Bài tập 1: Các yếu tố biểu cảm và tác dụng: - Nhại lại các từ như: “Tên da đen bẩn thỉu”, “An-nam-mít bẩn thỉu”, “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. -> Trước chiến tranh thì miệt thị, khinh bỉ; khi chiến tranh nổ ra thì đề cao một cách bịp bợm. => Sự nhại lại các lời ấy và đem đối lập chúng lại với nhau đã phơi bày giọng điệu dối trá của thực dân tạo hiệu quả mỉa mai, châm biếm sâu cay - Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân. Ví dụ: “nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kì diệuBan-căng”. -> Những ngôn từ mĩ miều không che đậy được thực tế phũ phàng, lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân và cả sự chế nhạo, cười cợt. Ở đây yếu tố biểu cảm đã tạo hiệu quả về tiếng cười châm biếm sâu cay. 2. Bài tập 2: - Nỗi buồn và khổ tâm của một người thày tâm huyết và chân chính trước vấn nạn học vẹt, học tủ trong học Ngữ Văn. - Cách biểu hiện cảm xúc của người viết rất tự nhiên, chân thật, viết văn nghị luận mà như câu chuyện tâm tình giữa thày và trò, giữa những người bạn với nhau. Bởi vậy trong quá trình phân tích lí lẽ và dẫn chứng vẫn thấy nổi lên một tấm lòng, một nỗi buồn lo đang cần chia sẻ, tâm sự, một lời phân tích điều hơn, lẽ thiệt, một lời nhắc nhở khuyên nhủ. - Những từ ngữ biểu cảm, câu cảm và giọng điệu tâm tình thân mật, gần gũi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyệnluôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái nghiệp vào thân; nỗi buồn thứ nhất là; nói làm sao cho các bạn hiểu; nhấm bút; lôi thôi bày đặt; học thuộc như con vẹt. - Hiệu quả: Người đọc, người nghe tin, phục và thấm thía. D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (3p). - Về nhà: + Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận; Những yêu cầu khi đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận để đạt kết quả cao. + Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập. + Làm bài tập 3 (sgk/98). - Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Đi bộ ngao du” của Ru-xô. + Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong sgk. + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

File đính kèm:

  • docgiao an van 8(1).doc