Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu thế nào là tình thái từ.

- Nhận biết và hiểu tình thái từ trong văn bản

- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm các loại tình thái từ.

 - Cách sử dụng tình thái từ.

 2. Kỹ năng :

 - Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

 3. Thái độ :

-Thể hiện đúng tình cảm với người đối thoại.

III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

-Ra quyết định sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

-Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận, và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng tình thái từ tiếng Việt.

 IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

-Phân tích các tình huống mẫu dể nhận ra tình thái từ và giá trị của việc sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

-Thực hành có hướng dẫn : sử dụng tình thái từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể.

-Động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng tình thái từ tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp.

 V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

-Từ điển tiếng Việt( Hoàng Phê chủ biên ).

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Trợ từ là gì ? Thán từ là gì? Cho vd minh hoạ ?

 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. – Tình thái từ có đặc tính ngữ pháp là không có khả năng độc lập tạo thành câu , cũng không làm thành phần biệt lập của câu như thán từ, nhưng tình thái từ có rất nhiều công dụng và nếu sử dụng đúng trong các trường hợp giao tiếp thì sẽ đạt hiệu quả cao . Vậy nó có công dụng ntn và sử dụng ra sao ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó .

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu lưu , hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội. *Ghi nhớ ( SGK ) 4. CỦNG CỐ : 5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : - Đọc diễn cảm đoạn trích, và đọc kỹ phần chú thích . - Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong văn bản.. * Bài soạn: - Soạn bài :Tình thái từ ********************************************** Ngày soạn :26/9/2011 Ngày dạy : 29/9/2011 TUẦN 7 TIẾT 27 Tiếng việt. TÌNH THÁI TỪ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là tình thái từ. - Nhận biết và hiểu tình thái từ trong văn bản - Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Khái niệm các loại tình thái từ. - Cách sử dụng tình thái từ. 2. Kỹ năng : - Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ : -Thể hiện đúng tình cảm với người đối thoại. III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : -Ra quyết định sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. -Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận, và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng tình thái từ tiếng Việt. IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Phân tích các tình huống mẫu dể nhận ra tình thái từ và giá trị của việc sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. -Thực hành có hướng dẫn : sử dụng tình thái từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể. -Động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng tình thái từ tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp. V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : -Từ điển tiếng Việt( Hoàng Phê chủ biên ). VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Trợ từ là gì ? Thán từ là gì? Cho vd minh hoạ ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. – Tình thái từ có đặc tính ngữ pháp là không có khả năng độc lập tạo thành câu , cũng không làm thành phần biệt lập của câu như thán từ, nhưng tình thái từ có rất nhiều công dụng và nếu sử dụng đúng trong các trường hợp giao tiếp thì sẽ đạt hiệu quả cao . Vậy nó có công dụng ntn và sử dụng ra sao ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung chức năng và nhiệm vụ của tình thái từ. Gọi hs đọc 3 vd a,b,c . ? Trong 3 vd a, b, c, nếu lược bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Tại sao ? - Ở vd a nếu bỏ từ à thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa . - Ở vd b nếu bỏ từ đi thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa . - Ở vd c nếu không có từ thay thì câu cảm thán không tạo lập được . GV chốt : Như vậy, có thể thấy rằng à là từ để tạo lập câu nghi vấn, đi là từ để tạo lập câu cầu khiến, thay là từ tạo lập câu cảm thán . - Gọi hs đọc vd d . ? Em hãy so sánh 2 vd sau : , Em chào cô. Em chào cô ạ. 2 câu giống nhau và khác nhau ở chổ nào ? HS : Suy nghĩ, trả lời cá nhân. GV : Nhận xét, chốt. ? Vậy tình thái từ là gì ? Nó có những chức năng nào ?( ghi nhớ sgk ) * Khi xác định Tình thái từ cần chú ý : Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để xét từ mà thuộc từ loại gì , từ mà có thể là trợ từ , có thể là tình thái từ , có thể là quan hệ từ . VD : Ai mà biết việc ấy .( trợ từ ) Tôi đã bảo anh rồi mà .( tình thái từ ) Cậu lo làm mà ăn chứ đừng để đi xin ( là quan hệ từ ) * Bài tập nhanh : - Xác định tình thái từ trong câu sau : + anh đi đi . + Sao mà lắm đến thế cơ chứ ? + Chị đã nói thế ư ? - Tình thái từ : đi , cơ chứ , ư . Gọi hs đọc 4 vd trong phần II. ? Các tình thái từ in đậm trong các vd đó được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ntn? HS : Suy nghĩ, thảo luận nhóm .Trả lời . GV : Nhận xét, chốt. - Bạn chưa về à ? ( hỏi, thân mật ).. - Thầy mệt ạ? ( hỏi, kính trọng). - Bạn giúp tôi một tay nhé ! ( cầu khiến, thân mật). - Bác giúp cháu một tay a ! ( cầu khiến, kính trọng ). - Sử dụng tình thái từ chúng ta cần chú ý điều gì ? ( ghi nhớ sgk ) * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phần luyện tập. Hs đọc bài tập 1 ? Bài tập 1:Yêu cầu chúng ta điều gì ? ? Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3 ( Thi giữa các nhóm với nhau ) ? Bài tập 4 yêu cầu chúng ta điều gì ? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Chức năng của tình thái từ a. Ví dụ: a,c,c,d/ sgk/80 A? : Tạo câu nghi vấn. Đi!: Tạo câu cầu khiến. Thay!:Tạo câu cảm thán. A! : Biểu hiện sắc thái tình cảm (tôn trọng,lễ phép). => là những từ được thêm vào câu để tạo câu theo mục đích nói và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. b.Kết luận: ghi nhớ 1/sgk trang 81 2. Sử dụng tình thái từ a.Ví dụ: - Thầy mệt hả? - Thầy mệt ạ? =>Khi nói , viết cần sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp nhằm đạt mục đích , hiệu quả cao trong giao tiếp . b.Kết luận: Ghi nhớ sgk/ 81 II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 : Tìm tình thái từ - a (-) b (+) c (+) d (-) - e (+) g (-) h (-) I (+) Bài tập 2 : Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ . - Chứ : nghi vấn , dùng trong trường hợp điều muốn hỏi ít nhiều đã khẳng định . - Chứ : nhấn mạnh điều vừa khẳng định . - Ư : Hỏi , với thái độ phân vân . - Nhỉ : thái độ thân mật . - Nhé : dặn dò , thái độ thân mật . - Vậy : thái độ miễn cưỡng . - Cơ mà : thái độ thuyết phục. Bài tập 3 : Gv hướng dẫn cho hs làm . Bài tập 4 : Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn . - Thưa thầy , em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ? - Đằng ấy đã học bài rồi chứ ? - Mẹ sắp đi làm phải không ạ? 4.CỦNG CỐ:GV nhắc lại nội dung bài học 5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : - Học thuộc ghi nhớ - Làm hết bài tập còn lại - Giải thích ý nghĩa tình thái từ trong một số văn bản tự chọn. * Bài soạn: - Soạn bài “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm”. ***************************************** Ngày soạn :27/9/2011 Ngày dạy :30/9/2011 TUẦN 7 TIẾT 28 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng : - Thực hành sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn kể chuyện - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ. 3. Thái độ : III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : -Bảng phụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? (Kiểm tra trong tiết luyện tập ) 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.- ở lớp 6 , các em đã làm quen và nhận biết được sự kết hợp , đan xen giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm với kể chuyện trong một vb tự sự , các em đã thấy được vai trò và tác dụng của các yếu tố ấy . Bài học này , chúng ta sẽ đi vào thực hành luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả , biểu cảm để củng cố lại những hiểu biết đã học . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm . GV yêu cầu hs tìm hiểu các dữ kiện ỡ mục I, sgk ? Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì? - Sự việc : Gồm một hoặc nhiều các hành vi , hành động ..đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để những người khác cũng được biết . - Nhân vật chính : Là chủ thể của hành động hoặc là một trong những người chứng kiến sự việcđã xảy ra . HS : Suy nghĩ, thảo luận nhóm trả lời cá nhân. GV : Nhận xét, chốt. ? Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự ? - Có vai trò làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi ? Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gốm mấy bước ? Nhiệm vụ của từng bước là gì ? HS : Suy nghĩ, thảo luận nhóm trả lời cá nhân. GV : Nhận xét, chốt. * Gồm 5 bước ? Viết đoạn văn hoàn chỉnh về đề bài vừa tìm hiểu trên . * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phần luyện tập - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 . - Hs viết đoạn văn sau đó yêu cầu đối chiếu so sánh và rút ra nhận xét - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 . ? Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chổ nào ? HS : Suy nghĩ, thảo luận nhóm, lên bảng làm. GV : Nhận xét, chốt. ? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì ? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm + Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự : - Sự việc được kể, ngôi kể, người kể, trình tự kể, nhân vật chính,... - Các yếu tố miêu tả ( hình ảnh, kích thước, màu sắc) làm cho văn bản sinh động hơn. - Các yếu tố biểu cảm: Được sử dụng làm lời văn gợi cảm. + Năm bước xây dựng đoạn văn tự sự : Bước 1 : Lựa chọn các sự việc chính (sự việc có đối tượng là đồ vật ) Bước 2 : Lựa chọn ngối kể ( Ngôi thứ nhất ). Bước 3 : Xác định thứ tự kể . Bước 4 :Xác định liều lượng các yếu tố miêu tả , biểu cảm để dùng viết đoạn văn tự sự . Bước 5 : Viết thành đoạn văn . II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 Hướng dẫn hs làm. Bài tập 2 : - Nụ cười như mếu, mắt lão ầng ầng ậc nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại, cái đầu lão ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Lão hu hu khóc. - Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đã khắc sâu vào lòng người đọc một Lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt là thể hiện được rất sinh động sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận, xót xa 4.CỦNG CỐ :GV nhắc lại nội dung bài học. 5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : - Học thuộc ghi nhớ - Làm hết bài tập còn lại - Rút bài học trong việc viết đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố kể , tả, biểu cảm : đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm được dưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện. - Viết đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. * Bài soạn: - Soạn bài : “Chiếc lá cuối cùng ”. *******************************************

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 tu T7 THCS Ly Thuong Kiet An Giang.doc