Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Ôn tập chương trình cả năm - Nguyễn Ngọc Duyến

Chiều hôm qua, khi mẹ đi làm về, thấy tôi đã lau chùi nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, mẹ đã có lời khen tôi “Con của mẹ đã khôn lớn, đã biết đỡ đần bố mẹ”. Tôi thật sung sướng và nghĩ: “À, mình đã khôn lớn thật rồi”.

Tôi nhớ lại, gần đây, trong những lần soi gương, lắm lúc tôi thấy mình thật lạ. Trong gương có một thiếu nữ môi chúm chím hồng, da mịn màng, mắt long lanh, mái tóc dài đen mượt đang nhìn tôi chăm chú. Tôi tự hỏi: “Mình đó sao? Sao trông mình lạ và lớn quá nhỉ? Đâu rồi con bé đen nhẻm, tinh nghịch như con trai, tóc buộc đuôi gà lúc nào cũng rối tung?” Sở thích của tôi cũng đã thay đổi. Lúc trước, mẹ có mắng như thế nào thì tôi cũng tìm cách lẻn đi bắn bi, đá bóng với lũ con trai trong xóm.

 

doc68 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Ôn tập chương trình cả năm - Nguyễn Ngọc Duyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia đình, tình cảm con người. Nghệ thuật: - Để thực hiện những điều trên, nhà văn đã sử dụng: tình huống độc đáo (cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha. Lúc nhận ra thì ông Sáu lại phải ra đi (tình huống cơ bản). Ở khu căn cứ, ông dồn hết tình cảm thương nhờ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao cho con món quà ấy. Xây dựng nhân vật khá thành công (bé Thu hiện lên đặc sắc, cụ thể, sinh động, tính cánh nhất quán, mạnh mẽ: cứng cỏi, ương ngạnh nhưng hồn nhiên, ngây thơ, chân thành, mãnh liệt trong tình cảm; ông Sáu chân thành, sâu sắc rất mực yêu thương con và là một chiến sĩ kiên cường, giàu lòng yêu nước); chi tiết chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con trong sự xa cách ngay cả khi ông đã hi sinh, là hiện thân của tình yêu thương, nỗi mong nhớ của ông Sáu với con và nó trở thành kỉ vật của tình cha con sâu nặng. - Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhận vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Kb: - Tác giả đã thể hiện thành công đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. Đó là tình cha con (chủ yếu), tình vợ chồng thắm thiết gợi nhiều xúc động, suy nghĩ về tình cảm con người trong chiến tranh. - Qua tác phẩm, người đọc hiểu thêm về chiến tranh và tình cảm con người trong chiến tranh. - Thấy được tài năng của nhà văn. Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học Đề: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài “Tre Việt Nam”. Bài “Hơi ấm ổ rơm” của ông đã từng đoạt giải hưởng báo Văn nghệ. “Ánh trăng” cũng là một trong những bài thơ được nhiều độc giả yêu thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ. Qua bài thơ, tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống cao quý trong cuộc đời của mỗi con người. Khổ thơ mở đầu như những lời tự sự ghi lại những dòng hồi ức của tác giả về quá khứ: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng, nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn, xa gia đình, quê hương, vầng trăng mới thành “tri kỷ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau, hiểu biết, thông cảm lẫn nhau. Điệp từ “hồi”, “với” diễn tả cuộc sống nhiều biến động của một con người. Điều ấy chứng tỏ nhà thơ đã đi nhiều, trải nhiều... Qua những hình ảnh không gian “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”, tác giả đã diễn tả tinh tế sự vận động của thời gian gắn bó với sự trưởng thành của nhà thơ lớn lên từ đồng nội... ® Tác giả như khắc đậm thêm tình cảm của mình đối với trăng: “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Trăng có vẻ đẹp bình dị vô cùng, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp một cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hòa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. Hay nhà thơ còn muốn diễn tả sự gần gũi giữa mình với thiên nhiên, gần gũi với trăng: “Trần trụi với thiên nhiên”. Tâm hồn người chiến sĩ lúc ấy cũng “hồn nhiên” vô tư đến độ “như cây cỏ”... Vầng trăng “tri kỷ” đã đẹp rồi mà “vầng trăng tình nghĩa” còn cao quý biết nhường nào: “ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Trăng mỗi tháng một lần theo chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên, lại đến với con người. Trăng mang ánh sáng đến cho con người giữa ban đêm. Trăng tỏa ánh sáng xuống vòm cây, soi tỏ những lối đi, tỏa vẻ đẹp dịu mát xuống sân nhà. Trăng làm vui vẻ trẻ con, làm ấm lòng người già, trăng tạo mộng mơ cho đôi lứa, trăng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với những người lính ở rừng núi. Cái “tình nghĩa” vẹn toàn ấy của trăng làm sao con người có thể quên được. Cách nhân hóa “vầng trăng thành tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa” thể hiện tình cảm nặng lòng của tác giả đối với trăng biết nhường nào! Từ “ngỡ” ở đầu câu thơ thứ ba như báo trước một điều gì sẽ xảy ra trái với dự đoán và suy nghĩ ban đầu... ® Điều ấy đã trở thành hiện thực, điều “ngỡ không bao giờ quên” ấy bây giờ đã quên: “Từ hồi về thanh phố như người dưng qua đường” Trước đây tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, quen “ánh điện, cửa gương”. “Ánh điện” và “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng... dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. Phải chăng “vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những năm tháng gian khổ ấy. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những tháng năm gian khổ ấy. “Trăng” bây giờ thành “người dưng”... Hình ảnh nhân hóa ở đây thật sinh động “đi qua ngõ”. Trăng đâu có cao xa vời vợi, trăng vẫn gần gũi thân thương vậy mà con người thật lạnh lùng dửng dưng... Rõ ràng hoàn cảnh tác động đến con người thật mạnh mẽ. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay – Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm”. Khổ thơ này có kết cấu đối lập, một bên là “ánh điện, cửa gương” sáng lòa, lộng lẫy, rực rỡ và một bên là “ánh trăng” dịu ngọt, thanh nhẹ. Đặt những hình ảnh có vẻ đối lập bên nhau, Nguyễn Duy muốn bộc lộ kín đáo một lời tự thú chân thành, nghiêm khắc. ® Bài thơ được phát triển đến một tứ thơ có chút kịch tính: “Thình lình đèn điện tắt đột ngột vầng trăng tròn” Cử chỉ “vội bật tung cửa sổ” lúc bấy giờ chỉ là phản xạ hết sức tự nhiên của một người quen với ánh sáng điện nay lại bị giam trong bóng tối, mong có được một chút ánh sáng bên ngoài cho căn phòng đỡ tối tăm hơn mà thôi. Nhưng may mắn thay cũng là trớ trêu thay, lúc ấy lại có trăng. Trăng trở nên quý giá biết bao vào những khi mất điện. Và riêng tác giả, cái vầng trăng đột ngột hiện trên khoảng trời kia đâu phải chỉ để thay thế trong khoảnh khắc cho sự cố vừa rồi, mà nó còn làm xáo trộn tâm hồn thi sĩ: “Ngửa mặt lên nhìn mặt như là sông, là rừng” Trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, tác giả dùng đối xứng hai từ “mặt” rất hay. Đó là nhìn mặt tri kỷ, mặt của tình nghĩa mà bấy lâu nay mình dửng dưng. Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Từ gợi tả “rưng rưng” diễn tả nỗi xúc động của thi sĩ... Những kỉ niệm ngày nào bấy lâu tưởng bị chôn vùi nay lại ùa về đánh thức tâm hồn người trong cuộc: “như là đồng là bể như là sông, là rừng” Điệp từ “như là” cùng với nhịp thơ gấp bộc lộ rất rõ cảm xúc đang trào dâng mạnh mẽ... ® Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa” một thời: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” Hình ảnh “vầng trăng” còn được nhà thơ nhìn lại “tròn vành vạnh” thật là đẹp, một cái đẹp viên mãn không hề bị khiếm khuyết. Cái ánh sáng tròn đầy hay cũng là cái đẹp của tình nghĩa thủy chung, nhân hậu mặc cho ai kia thay đổi, vô tình. Và cao quý biết bao bởi vì “vầng trăng” ngày nào còn tỏ ra bao dung độ lượng: “kể chi người vô tình”. Nhưng chính ánh trăng vô ngôn, không một lời trách cứ ấy đã khiến cho “người vô tình” thấy rõ cái khiếm khuyết của bản thân mà không khỏi “giật mình” tỉnh ngộ: “ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Ánh trăng hay là ánh nhìn? Vừa nghiêm khắc, lạnh lùng, vừa bao dung độ lượng, “sự im lặng đáng sợ” ấy khiến kẻ trong cuộc phải “giật mình” vì đến lúc này mới nhận rõ mình hơn. Cái “giật mình” chân thành thay cho một lời sám hối. Đó chính là cái hay và độc đáo của bài thơ có sức cảm hóa lòng người. Bài thơ gây được xúc động bởi cách diễn tả như một lời tâm sự chân thành, lời tự nhắc nhở có giọng trầm tĩnh mà lắng sâu. Khổ thơ cuối của bài thơ mang chiều sâu tư tưởng triết lý: vầng trăng cứ tròn đầy lặng lẽ, “kể chi người vô tình”, là biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của nghĩa tình thủy chung trọn vẹn trong sáng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp. Đó cũng chính là phẩm chất cao cả của nhân dân mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ cùng thời đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc. Kb: Với một giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng kết hợp với thể thơ ngũ ngôn và việc không viết hoa chữ cái đầu dòng thơ – thể thơ phù hợp với việc tự sự, bộc lộ cảm xúc, bài thơ “Ánh trăng” đã thực sự gây nhiều xúc động đối với bao độc giả. Có lẽ ai đã từng đọc “Ánh trăng” cũng đều nghiêm khắc với chính mình như thế vì một thời quá khứ chưa được đánh giá đúng mức. Vâng, muộn còn hơn không, mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm với những gì thuộc về quá khứ. Hẳn “Ánh trăng” không chỉ làm “giật mình” một Nguyễn Duy mà thôi! Viết bài tập làm văn số 8 – Thi học kì 2 Mục lục CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN 8 Trang HỌC KÌ I Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự.2 Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả...10 Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh............17 Viết bài tập làm văn số 4 – Thi học kì 1 HỌC KÌ II Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh ..32 Viết bài tập làm văn số 6 – Văn nghị luận....45 Viết bài tập làm văn số 7 – Văn nghị luận....47 Viết bài tập làm văn số 8 – Thi học kì 2 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN 9 HỌC KÌ I Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh............52 Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự...55 Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự ..57 Viết bài tập làm văn số 4 – Thi học kì 1 HỌC KÌ II Viết bài tập làm văn số 5 – Văn nghị luận xã hội..59 Viết bài tập làm văn số 6 – Văn nghị luận văn học...60 Viết bài tập làm văn số 7 – Văn nghị luận văn học...64 Viết bài tập làm văn số 8 – Thi học kì 2 Chương trình tập làm văn lớp 9 có thể học từ lớp 8, để nhằm hướng đến sự liên tục và tiếp nối, từ đó đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy và học với phương châm: “Học văn không chỉ là học văn”

File đính kèm:

  • docon tap van 8 ky II.doc