Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2013-2014

 (Thế Lữ)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được biểu hiện trong bài thơ.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

 Tiếp tục giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú

- Thấy được bút pháp lãng mạn, đầy truyền cảm của bài thơ

- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ.

- GD học sinh lòng yêu nước, cảm thông với thời cuộc và tâm sự của nhà thơ.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

III CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:Tham khảo tài liệu

 Phân tích nội dung các khổ thơ còn lại.

 2. Học sinh: Học thuộc bài thơ

 Trả lời các câu hỏi còn lại vào vở soạn.

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra: H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhớ rừng” và cho biết tâm trạng của con hổ qua đoạn thơ đầu?

 3. Bài mới:

 

doc173 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi: phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. H: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp? -> Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi: phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. H: Một từ ngữ có thể được coi là vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? -> Có. Vì một từ ngữ có thể rộng hơn so với nghĩa của từ này, nhưng lại hẹp hơn so với nghĩa của từ khác. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - GV khái quát lại nội dung ghi nhớ. Hoạt động 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT1 - GV hướng dẫn HS cách làm. - Gọi 2 HS lên bảng trình bày kết quả. - Gọi HS đọc yêu cầu BT2 - GV chia HS thánh 5 nhóm, giao nhiệm vụ. - Hết thời gian 5 phút, các nhóm nộp kết quả. - Gọi HS nhận xét. - GV khẳng định kết quả đúng. - Gọi HS đọc yêu cầu BT3 - GV hướng dẫn cách làm - HS làm việc cá nhân, nêu kết quả. - GV nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT4 - GV hướng dẫn cách xác định. (Giao cho HS làm BT5 ở nhà nếu hết thời gian). I/ Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. Ví dụ: Động vật Thú Chim Cá Voi, Tu hú, Cá rô, Hươu... Sáo... Cá thu... 2.Nhận xét: - Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá. -> Vì: Phạm vi nghĩa của từ “động vật” đã bao hàm nghĩa của 3 từ: thú, chim, cá. - Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của từ: voi, hươu. - Nghĩa của từ “chim” rộng hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo. - Nghĩa của từ “cá” rộng hơn nghĩa của từ: cá rô, cá thu. - Nghĩa của các từ: thú, chim, cá: +Rộng hơn các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô,cá thu... +Hẹp hơn từ: động vật. * Ghi nhớ:(SGK – 10). II/ Luyện tập Bài tập 1: a) Y phục Quần áo Quần cộc áo sơ mi, Quần dài... áo phông... b) Vũ khí Súng Bom Súng trường, Bom ba càng, Súng ngắn... Bom bi... Bài tập 2: Chất đốt Nghệ thuật Thức ăn Nhìn Đánh Bài tập 3: a)Từ “xe cộ” bao hàm nghĩa của các từ: xe đạp, xe máy, xe hơi... b) Từ “kim loại” bao hàm nghĩa của các từ: sắt, đồng, nhôm... c) Từ “hoa quả” bao hàm nghĩa của các từ: chanh, cam, ổi, nhãn... d) Từ “họ hàng” bao hàm nghĩa của các từ: họ nội, họ ngoại,... e) Từ “mang” bao hàm nghĩa của các từ: xách, khiêng, gánh... Bài tập 4: Thuốc lào Thủ quỹ Bút điện Hoa tai 4. Củng cố: GV hỏi HS về: - Từ ngữ nghĩa rộng - Từ ngữ nghĩa hẹp. 5. Hướng dẫn học bài: - Phân tích lại các ví dụ - Học thuộc ghi nhớ - Tìm một số ví dụ khác để phân tích cấp độ khái quát về nghĩa. - Soạn bài: “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”. IV/ rút kinh nghiệm: .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 1 – Tiết 4 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nắm được thế nào là chủ đề của văn bản; tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Biết viết một văn bản đẩm bảo tính thống nhât về chủ đề: Biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến và cảm xúc của mình. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài Tham khảo tài liệu 2. Học sinh: Đọc các ví dụ Trả lời câu hỏi vào vở soạn. III/ Các hoạt động Dạy – Học: 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: H: Em hãy cho biết những cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho ví dụ? 3. bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: ở lớp 6 các em đã được học thế nào là câu chủ đề và doạn văn chứa câu chủ đề. Chủ đề là nội dung chính thể hiện tư tưởng cơ bản của một văn bản. Vậy chủ đề của một văn bản cần phải đáp ứng được những yêu cầu gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: - Gọi từ 3 đến 5 HS đọc nối tiếp H: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? H: Văn bản miêu tả những sự việc đang xảy ra hay đã xảy ra? -> Những sự việc đã xảy ra( Hồi tưởng lại) H: Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả? -> Đó chính là những kỉ niệm, những ấn tượng sâu sắc tuổi thơ. GV: Những vấn đề, những sự việc được tác giả đề cập đến đều xoay quanh nhân vật “tôi” -> Làm nổi bật tâm trạng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm của buổi tựu trường. H: Qua tiết đọc – hiểu văn bản “Tôi đi học” và quá trình trả lời các câu hỏi ở bài này, em hãy cho biết chủ đề của văn bản này? H: Vậy em hiểu thế nào là chủ đề của một văn bản? GV giảng giải, củng cố cho HS. Hoạt động 3: H: Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? -> Căn cứ vào: - Nhan đề: “Tôi đi học”: Có ý nghĩa tường minh, cho ta hiểu ngay nội dung của văn bản là nói về chuyện đi học. - Các từ ngữ: Cuối thu, buổi tựu trường, sân trường, lớp học, thầy giáo... - Các câu: + “cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi....hôm nay tôi đi học”. + “Một thầy trẻ tuổi....đón chúng tôi trước cửa lớp”. + “Tôi vòng tay lên bàn...bài viết tập: tôi đi học”. H: Theo em, nhan đề và các từ ngữ, các câu văn tiêu biểu trên có cùng thể hiện chủ đề “Tôi đi học” không? Có từ, câu nào lạc đề không? GV: Khi tất cả các từ ngữ then chốt, các câu văn tiêu biểu và cả nhan đề đều tập trung làm rõ chủ đề thì ta nói rằng văn bản đẫ đạt được tính thống nhất về chủ đề. H: Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Hãy tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt đời? - Náo nức - Mơn man - Tưng bừng rộn rã... H: Tìm những từ ngữ, những chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, cùng bạn đi vào lớp? - Trên đường đi: + Con đường quen: đổi khác + Cảnh vật: đều thay đổi. - Trên sân trường: + Trường cao ráo, sạch sẽ + Xinh xắn, oai nghiêm... - Khi xếp hàng vào lớp: + Tim ngừng đập, oà khóc. + Ríu cả chân lại. - Trong lớp học: + Thấy xa mẹ, nhớ nhà. + Xa rời tuổi thơ rong chơi, bước vào một thế giới mới. H: Các từ ngữ trên đều thể hiện và làm rõ nội dung gì? -> Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi”. H: Các từ ngữ đó có mối quan hệ với nội dung của văn bản như thế nào? -> Có mối quan hệ chặt chẽ, làm rõ nội dung của văn bản. H: Nội dung đó có được thể hiện rõ ở nhan đề của văn bản không? -> Có. H: Để hiểu một văn bản hoặc để tạo lập một văn bản ta cần phải xác định vấn đề gì? -> Cần xác định được chủ đề của văn bản. H: Chủ đề của văn bản được thể hiện ở đâu? H: Qua kết quả phân tích 2 vấn đề trên, em hãy cho biết: Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở những phương diện nào? - HS trả lời. - GV củng cố lại, đưa ra ghi nhớ. - Gọi HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc. Hoạt động 3: - Gọi HS đọc văn bản “Rừng cọ quê tôi” - GV nêu yêu cầu, cho HS chuẩn bị 5 phút. H: Hãy cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào? Và về vấn đề gì? H: Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào? H: Theo em, có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? Vì sao? H: Nêu chủ đề của văn bản trên? H: Chủ đề của văn bản được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó? H: Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản? GV: Văn bản “Rừng cọ quê tôi” đã đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tính thống nhất đó thể hiện ở: nhan đề, đề mục các phần chính, quan hệ giữa các phần và các từ, các câu tiêu biểu. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT2 H: ý nào làm cho bài viết bị lạc đề? I/ Chủ đề của văn bản 1. Ví dụ: Đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. 2. Nhận xét: - Kỉ niệm sâu sắc: + Cuối thu + Cùng mẹ tới trường + Cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng nơi trường mới... - ấn tượng: Về thời gian, không gian, con đường, ngôi trường, lớp học, bạn bè, bài học đầu tiên... -> Chủ đề của “Tôi đi học”: cảm xúc của “tôi” về một kỉ niệm sâu sắc. Đó là lần đến trường đầu tiên . => Chủ đề: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. II/ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Nhan đề - Các từ ngữ - Các câu -> Đều biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời, không lạc đề. - Xác định chủ đề của văn bản qua: + Nhan đề + Các đề mục + Quan hệ giữa các phần + Các từ ngữ then chốt. * Ghi nhớ: (SGK – 12) III/ Luyện tập: 1. Bài tập 1: a) - Đối tượng: Rừng cọ - Vấn đề: Cây cọ, rừng cọ đối với cuộc sống con người. - Thứ tự các đoạn: + Giới thiệu rừng cọ + Tác dụng của cây cọ + Tình cảm gắn bó với cây cọ. -> Thứ tự không thay đổi được. Vì các ý lớn của phần thân bài được sắp xếp hợp lí, đi từ khái quát đến cụ thể và làm nổi bật được chủ đề của văn bản. b) Chủ đề: Sự gắn bó và tình cảm yêu thương của người dân Sông Thao với rừng cọ quê mình. c) - Miêu tả rừng cọ: + Rừng cọ trập trùng + Thân cây thẳng + Búp như thanh kiếm + Lá trông xa như một rừng tay. - Cuộc sống của người dân: + Nhà ở dưới rừng cọ + Trường học, đường đi học dưới rừng cọ. + Đồ vật được làm từ cọ + Thức ăn từ trái cọ. d) - Từ ngữ: Rừng cọ, thân cọ, búp, cây non, lá cọ, tàu lá, cây cọ... - Câu: + “ Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lá cọ là người Sông Thao.” + “ Người Sông Thao đi đâu cũng vẫn nhớ về rừng cọ quê mình” . 2.Bài tập 2: ý làm cho bài viết bị lạc đề: b và d 4. Củng cố: GV nhắc lại: Chủ đề của văn bản Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 5.Hướng dẫn học bài: Đọc lại nội dung bài Học thuộc ghi nhớ Làm thêm BT3 vào vở bài tập Soạn nội dung tiết sau: Văn bản “Trong lòng mẹ”. Iv/ rút kinh nghiệm: .............................................................................. .............................................................................. .............................................................................. ******************************************

File đính kèm:

  • docvan8.doc