A – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Khái niệm trường từ vựng.
2. Kỹ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B- PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, kĩ thuật động não.
C- HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “ Trong lòng mẹ”
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Ở bài trước các em đã biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Giờ học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về trường từ vựng
*Nội dung bài mới:
87 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thanh Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lại bài và chữa lỗi vào lề bên phải.
- HS trao bài cho nhau để kiểm tra
- GV lấy điểm vào sổ.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Đọc các văn bản mẫu trong SgK.
- Tự viết một bài văn thuyết minh về một đối tượng mà em am hiểu nhất
- Kể tên những nội phần tiếng Việt đó học ở kì I.
- Làm lại bài kiểm tra vào giấy kiểm tra của mình.
- Tập viết các đoạn văn có sử dụng các loại từ vựng và các loại dấu câu đã học.
* Ôn tập kiến thức của cả 3 phân môn, chuẩn bị kiểm tra tổng hợp học kì I.
**************
Ngày Kiểm tra (Dự kiến): 24/12/2013.
Tiết 67+68:
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ I
A. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức đã được học trong học kì 1.
b. Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học trong học kì 1 để làm bài thi một cách tốt nhất.
c. Thái độ:
- Rèn kỹ năng làm bài tự luận.
B. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
- Thực hành viết trên giấy.
- Giáo viên: Ra đề kiểm tra.
- Học sinh :Chuẩn bị bài trước ở nhà
- Tích hợp các văn bản đã học với phần tập làm văn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a Ổn định :
b Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
c. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong chương trình ngữ văn từ đầu học kì I tới giờ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài
- Giáo viên phát đề kiểm tra HKI, theo dõi học sinh làm bài
- Học sinh : Làm bài nghiêm túc.
- Giáo viên thu bài
- Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra HKI, rút kinh nghiệm cho hs.
4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA: (Trong tập lưu đề kiểm tra)
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Chuẩn bị phần chương trình địa phương PHẦN VĂN
**************
Ngày dạy: 17/12/2013.
Tieát 69- CHÖÔNG TRÌNH ÑÒA PHÖÔNG (Phaàn Vaên)
CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ PHÚ YÊN
SƯU TẦM VĂN - THƠ VIẾT VỀ PHÚ YÊN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách tìm hiểu về các nhà thơ nhà văn Phú Yên và các tác phẩm văn, thơ viết về Phú Yên.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sưu tầm, tuyển chon tài liệu văn, thơ viết về phú Yên; Đọc-hiểu và thẩm bình văn thơ và biết cách thống kê tài liệu, văn, thơ viết về Phú Yên.
3. Thái độ: Yêu quí cái hay, cái đẹp của tiếng Phú Yên và giữ gìn bản sắc địa phương..
B. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, đàm thoại, kĩ thuật động não.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi nào ta nên sử dụng từ ngữ địa phương Phú Yên?
- Nêu một số cách diễn đạt của người Phú Yên?
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Các em ạ, quê hương Phú Yên của chúng ta đang ngày càng đổi mới. Trong đó phải nói tới nền văn học nghệ thuật. Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu về một số nhà văn nhà thơ của quê hương chúng ta.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Trước tiết học 1, 2 tuần GV phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS tìm kiếm những tư liệu về nhà văn, nhà thơ ở quê mình.
Hoạt động 2: GV chỉ định 3 HS trình bày bản danh sách các tác giả ở địa phương Phú Yên.
HS trình bày những tư liệu về tác giả theo phần đã chuẩn bị: tiểu sử, hoạt động văn học, tác phẩm chính
Các HS khác bổ sung hoặc phát hiện những chi tiết thiếu chính xác trong phần chuẩn bị.
GV bổ sung thêm những tác giả có vị trí nhất định trong sự phát triển văn học của cả nươc hoặc ở địa phương.
Hoạt động 3: GV phân công mỗi nhóm đọc một bài thơ, bài văn viết về địa phương mà HS thích (tác giả không nhất thiết phải là người ở địa phương ).
Mỗi nhóm cử một đại diện lên đọc một bài thơ, bài văn viết về địa phương mình.
Các HS khác trao đổi ý kiến về những tác phẩm ấy ( Cúng có thể có những HS không tán thành chọn các tác phẩm ấy mà đề xuất những tác phẩm khác).
GV bổ sung những tiêu chuẩn cơ bản khi tuyển chọn văn- thơ theo một yêu cầu nào đó ( giá trị nội dung, nghệ thuật, bản sắc địa phương, sở thích cá nhân của tác giả đó )
Hoạt động 4: GV tổng kết, rút ra những kinh nghiệm.
Tuyên dương hoặc cho điểm những nhóm, cá nhân chuẩn bị tốt.
I. Lập bảng thống kê các tác giả văn học của Phú Yên trước năm 1975:
STT
Tác giả
(bút danh)
Năm sinh-năm mất)
Tác phẩm chính.
1
2
3
II. Nội dung:
1. Tìm hiểu các nhà văn, nhà thơ Phú Yên:
Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ Phú Yên
+ Thơ: Nguyễn Mỹ, Trần Huiền Ân, Văn Công, Liên Nam, Triệu Lam Châu,
+ Văn: Võ Hồng, Trúc Chi, Tô Phương, Hải Sơn, Y Điêng.
+ Phê bình, nghiên cứu: Y Điêng, Nguyễn Thị Thu Trang
2. Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tuyển chọn văn, thơ viết về Phú Yên:
Sưu tầm một số tác phẩm, đoạn văn thơ hay viết về Phú Yên.
(GV có thể giới thiệu nơi tham khảo tài liệu tại Thư viện Hải Phú)
II. Luyện tập:
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Bài vừa học:
- Ngoài các tác giả trên em còn biết thêm tác giả nào nữa?
- Em học được ở các nhà văn, nhà thơ của quê hương điều gì ?
- Học bài.
2. Bài sắp học: “ Dấu ngoặc kép”
- Trả lời câu hỏi phần I tr.141,142 SGK.
************
Ngày dạy: 17-20/12/2013.
Tiết 70+71-Hoạt động ngữ văn:
LÀM THƠ BẢY CHỮ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thơ bày chữ.
- Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần,.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, bình giảng, đánh giá, kĩ thuật động não
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Làm thơ không dễ, song cũng không khó nếu ta có uớc mơ, có tâm hồn. ở lớp 6 ta đã học làm thơ 5 chữ ; lớp 7: làm thơ 6 chữ. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu luật thơ 7 chữ và cách làm thơ 7 chữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
? Bài thơ gồm mấy dòng? Mỗi dòng mấy tiếng?
? Hãy xác định luật bằng trắc cho bài thơ?
? Bài thơ có đúng luật không?
? Bài thơ có cách ngắt nhịp và cách gieo vần như thế nào?
? Hãy đọc bài thơ?
? Xác định nhịp thơ?
? Chỉ ra cách gieo vần của bài thơ?
? Xác định luật bằng trắc của bài thơ?
? Hãy đọc bài thơ?
? Bài thơ của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chổ sai, nêu lí do và tìm cách chữa lại cho đúng?
? Hãy làm tiếp 2 câu thơ cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi?
? Làm tiếp hai câu thơ đang dở dưới đây cho trọn theo ý mình?
Vui sao ngày đã chuyễn sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
- GV phát phiếu học tập.
* HS tự làm thơ tại lớp
* HS trình bày, HS khác nhận xét.
- GV bổ sung.
I. Phân tích mẫu:
Bài thơ: “Bánh trôi nước”.
- 4 dòng, mỗi dòng 7 tiếng.
=> Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- HS xác định.
- Đúng luật: nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh.
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
- Vần: chân, vần bằng(on) ở các câu 1, 2, 4.
II. Luyện tập:
1. Nhận diện luật thơ:
a. Tìm hiểu bài thơ Chiều của Đoàn Văn Cừ.
- HS đọc.
- Câu 1: nhịp 2/2/3.
- Câu 2, 4: nhịp 4/3.
- Câu 3: nhịp 3/4.
- Vần chân, vần bằng ở tiếng cuối các câu1,2,4: về, nghe,lê.
- HS .
- Đúng luật: nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh.
b. Tìm hiểu bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ:
- HS.
- Tiếng cuối của câu thứ 2 bị chép sai vì nó không vần với tiếng cuối của câu 1.
- Sữa: đổi từ xanh thành từ lè.
(HẾT TIẾT 1)
2. Tập làm thơ:
Tôi thấy người ta có bảo rằng
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng.
Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
Có dạy cho đời bớt cuội chăng.
- Nắng đấy rồi mưa như trút nước
Bao người vẫn vội vã đi về.
- HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày.
HS đọc một số bài thơ 7 chữ đã làm ở nhà để cả lớp nhận xét về:
- Cách ngắt nhịp.
- Luật bằng trắc.
- Cách gieo vần.
- Nội dung bài thơ.
* GV đọc một số bài hay cho HS bình.
a. Bài thơ: Áo đỏ
Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không.
(Vũ Quần Phương)
b. Bài thơ: Hai sắc hoa Ti-gôn.
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng. Chiều thu.
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
- Yêu cầu HS làm thơ 7 chữ.
- Đúng số tiếng, số câu tuỳ ý: 4 câu, 8 câu hoặc nhiều câu.
- Đúng luật bằng trắc.
- Đúng niêm.
- Hiệp vần đúng.
- Đề tài: tự chọn.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Nhắc lại luật thơ bảy chữ.
- Làm một bài thơ 4 câu, 7 chữ: đề tài tự chọn.
- Sưu tầm một số bài thơ 7 chữ hay, chép vào vở.
- Em có thích làm thơ theo thể bảy chữ không ? Vì sao ?
- Nắm lý thuyết thơ 7 chữ.
- Xác định luật bằng, trắc, niêm, đối, vần, nhịp những bài thơ đã học.
- Tập làm thơ 7 chữ:
Mỗi em: 1 bài 4 câu, 1 bài 8 câu, 1 bài gồm nhiều khổ.
************
Ngày dạy: 31/12/2013.
Tiết 72:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ 1
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Củng cố, khắc sâu kiến thức về chương trình Ngữ văn 8 đã học.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiến thức tiếng Việt, văn học, tập làm văn đã học.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề , đánh giá.
C. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Nói về tầm quan trọng của tiết trả bài.
* Các hoạt động:
I. Chép đề:
GV cho hs đọc đề in sẵn.
II. Xác định yêu cầu của đề:
GV nêu đáp án của đề.
HS chép vào vở.
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
- Phần trắc nghiệm đa số học sinh trả lời chính xác, có em đạt điểm tối đa.
- Phần tự luận có nhiều bài viết tốt.
- Một số bài đạt điểm loại giỏi.
2. Tồn tại:
- Một số em phần trắc nghiệm còn sai nhiều, suy nghĩ chưa kĩ trước khi làm
- Phần thuyết minh thiếu chính xác.
IV. Trả bài:
- GV phát bài cho HS.
V. Chữa lỗi:
- Dựa vào đáp án yêu cầu HS chữa lỗi vào phần trắc nghiệm và phần tự luận.
- Những em viết bài văn chưa đạt yêu cầu phải viết lại.
- HS đổi bài, chữa lỗi cho nhau.
VI. Gọi tên-ghi điểm vào sổ điểm lớn:
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Kể tên những văn bản đã học ở kì I.
- Làm lại bài kiểm tra vào giấy kiểm tra của mình.
- Ôn tập toàn bộ chương trình.
- Soạn bài: “ Nhớ rừng”
File đính kèm:
- GA VAN 8 HK I(2013-2014).doc