Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại

 1. Cuộc đời

 Ông xuất thân trong gia đình trung nông . Ông là người con trai cả trong gia đình đông anh em, ông là người duy nhất được học hành chu đáo. Học xong trung học, ông vào Sài Gòn kiếm sống 3 năm. chuyến đi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sáng tác của nhà văn . Vì ốm đau, ông trở về quê dạy học , rồi sống vất vưởng bằng nghề viết văn. Cuộc đời của một giáo khổ trường tư, của một nhà văn nghèo đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách viết văn của Nam cao. Sau cách mạng, Nam Cao tiếp tục sáng tác phục vụ kháng chiến. Năm 1951, trên đường đi công tác, nhà văn đã hi sinh.

2. Con người Nam Cao

Hiền lành, ít nói, lạnh lùng. Là nhà văn luôn gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nghèo khổ. Mỗi trang viết của nhà văn là trang viết đày cảm động về con người quê hương.

3. Quan điểm sáng tác:

4. Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao.

 Truyện của Nam Cao rất mực chân thực , thẫm đẫm chất trữ tình, đậm đà chất triết lý . Nam cao đặc biệt sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả những quá trình tâm lý phức tạp của nhân vật . Ngôn ngữ của Nam cao gần với ngôn ngữ người nông dân Bắc bộ

 

doc32 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường là chủ thể thực hiện hành động được cầu khiến trong câu (ngôi thứ 2 hoặc ngôi thứ nhất số nhiều). - Có trường hợp câu cầu khiến được rút gọn CN. - Câu cầu khiến biểu hiện các sắc thái khác nhau khi có hoặc không có CN, khi sử dụng các từ xưng hô khác nhau -> người nói phải hết sức chú ý. Bài tập: 1. Xác định câu nghi vấn và hình thức nghi vấn trong các đoạn sau: a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về tôi còn hỏi: - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ? (Nam Cao – Lão Hạc) b. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình: - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà mới mười một giờ, đã đến giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ? (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) c. Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu) 2. Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau: a. Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu ? (Ngô Tất Tố) -> Phủ định. b. Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con ? (Nguyên Hồng) -> Hỏi. c. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? (Ngô Tất Tố) -> Khẳng định. d. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi ! (Tố Hữu) -> Bộc lộ cảm xúc buồn thương. 3. Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau đây: a. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên ! -> Tha thiết. b. Anh cứ trả lời thế đi ! -> Thân hữu. c. Đi đi, con ! -> Dịu dàng. d. Mày đi đi ! -> Gắt gỏng. 4. So sánh các câu sau đây: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! (Ngô Tất Tố) -> Kiên quyết. - Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ ! -> Cầu khẩn. - Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ ! -> Van xin. a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ? b. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ? => Câu 1, vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải -> chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng. Bài về nhà: 1. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau: a. Thoắt trông lờn lợt màu da Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ? (Nguyễn Du) -> Bộc lộ cảm xúc. b. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được! (Em bé thông minh) -> Phủ định, bộc lộ cảm xúc. c. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: - Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) -> Đe dọa. 2. Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì ? a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không ạ ? -> Cầu khiến. b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không? -> Rủ rê. c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ? -> Bộc lộ cảm xúc. d. Sao mà các em ồn thế ? -> Cầu khiến. e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ ? -> Trình bày. g. Sao u lại về không thế ? -> Hỏi. 3. Trong các trường hợp sau đây: - Đốt nén hương thơm mát dạ người Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! (Tố Hữu) - Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. (Ngô Tất Tố) a. Câu nào là câu cầu khiến ? - Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! - Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong 2 câu ở các đoạn trích trên. - Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi ! -> từ có ý nghĩa cầu khiến. - Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! -> từ mang ý nghĩa tồn tại, đồng nghĩa với từ đang. III. Câu cảm thán. 1. Khái niệm: Là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, t/c, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. VD: Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! (Tố Hữu) 2. Đặc điểm hình thức và chức năng. a. Đặc điểm: Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, biết bao, biết chừng nàoKhi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. - Câu cảm thán được cấu tạo bằng thán từ. VD: Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! (Tố Hữu) + Thán từ đứng tách riêng VD: Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? (Phạm Duy Tốn) + Thán từ kết hợp với thực từ. VD: Mệt ơi là mệt ! - Câu cảm thán được cấu tạo bằng từ thay hoặc từ nhỉ. VD: + Thương thay cũng một kiếp người (Nguyễn Du) + Bố mày khôn nhỉ ! (Nguyễn Công Hoan) - Các từ lạ, thật, quá, ghê, dường nào, biết mấy, biết baothường đứng sau VN để tạo câu cảm thán. VD: + Con này gớm thật ! (Nguyên Hồng) + Thế thì tốt quá ! (Nam Cao) + Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao ! (Nguyễn Du) b. Chức năng chính: Biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói. VD: Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết(Nam Cao) IV. Câu trần thuật. 1. Khái niệm: Là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày VD: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. 2. Đặc điểm và chức năng. a. Đặc điểm: Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác (không có từ nghi vấn, cầu khiến, từ ngữ cảm thán); thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c, cảm xúcnó có thể kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc chấm than. VD: - Con đi đây. (câu trần thuật) - Con đi đi ! (câu cầu khiến) - Con đi à ? (câu nghi vấn ) - Ôi, con đi ! (câu cảm thán) b. Chức năng. - Trình bày: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. - Tả: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bạt màu hồng của 2 gò má. - Kể: Mẹ tôi thức theo. - Biểu lộ t/c, cảm xúc: Cậu này khá ! Bài tập: 1. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ? a. Lan ơi ! Về mà đi học ! b. Thôi rồi, Lượm ơi ! (Tố Hữu) -> a. Đây là 2 câu, câu sau có ý nhấn mạnh nên đặt dấu chấm than. Câu đầu (Lan ơi !) có hình thức cảm thán, nhưng không phải là câu cảm thán, vì mục đích là gọi đáp. b. Đây là câu cảm thán, nhằm biểu thị cảm xúc. 2. Chỉ ra sự khác nhau ở 2 câu sau: a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc ! => Biết bao: từ chỉ số lượng. b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc ! => Biết bao: từ chỉ sự cảm thán -> Câu cảm thán. bài 17 vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “quê hương” - tế hanh I. Vài nét về tác giả, tác phẩm. * Tác giả: Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển - Quảng Ngãi. - Là nhà thơ trong pt Thơ mới - chặng cuối (40 - 45). - Quê hương là cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của TH. * Tác phẩm: là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương. + Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu. + Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, kết hợp cả 2 kiểu gieo vần: liên tiếp và vần ôm. II. Vẻ đẹp của bức tranh làng quê. 1. Vẻ đẹp của chính làng quê tác giả. - Làng chài Bình Sơn - QN như 1 cù lao nổi giữa sông nước “bao vây” bốn bề, phải đi thuyền nửa ngày mới ra đến biển. - Các chữ “nước, biển, sông” -> h/a 1 ngôi làng “vốn làm nghề chài lưới” chỉ gắn với sông nước, biển khơi. - “Cách biển nửa ngày sông”: t/g dùng phép đo khoảng cách của người dân chài. 2. Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài. - Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: + Buổi bình minh: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> thiên nhiên trong sáng, thơ mộng. + Khí thế lao động hăng hái: những chàng trai “phăng mái chèo”, những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”. -> Chiếc thuyền - con tuấn mã tung vó chinh phục những dặm đường thiên lí là 1 liên tưởng đẹp và khá độc đáo. + Cánh buồm - mảnh hồn làng -> so sánh độc đáo -> linh hồn làng chài. -> Cánh buồm mang theo bao hi vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước. => H/a khỏe khoắn, đầy chất lãng mạn, bay bổng. - Cảnh đoàn thuyền trở về bến: + Cảnh “Dân làng tấp nập đón ghe về” trong bao nhiêu âm thanh “ồn ào trên bến đỗ” -> tả thực đến từng chi tiết, h/a => Niềm sung sướng của tác giả. + “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” -> lời cảm tạ chân thành cất lên từ niềm tin hồn nhiên, chất phác của người lao động. + “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” -> giàu sức miêu tả và gợi cảm cao. =>Niềm vui giản dị mà lớn lao trước thành quả lao động -> khát vọng về 1 cs ấm no, hạnh phúc. + H/a những chàng trai: “Làn da ngăm rám nắng” -> tả thực. => gợi tả linh hồn và “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” ->lãng mạn, tinh tế. tầm vóc của những người con biển cả. + Những con thuyền cũng mang hồn người và vẻ đẹp người: “im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. -> Nghệ thuật nhân hóa, dùng từ đắt “ nghe ". => Mệt mỏi nhưng đọng lại trong lòng người vẫn là cảm giác bình yên, thư thái nhẹ nhàng. Con thuyền vô tri bỗng trở nên có hồn. Không phải là 1 người con vạn chài thiết tha gắn bó với quê hương thì không thể viết được những câu thơ như thế ! Và cũng chỉ có thể viết được những câu thơ như thế khi nhà thơ biết đặt cả hồn mình vào đối tượng, vào người, vào cảnh để lắng nghe. Có lẽ chất muối mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn của nhà thơ TH để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Cái tinh tế, tài hoa của TH là ở chỗ nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm -> Tất cả đều mang đậm hương vị của biển khơi, tạo nên 1 vẻ đẹp riêng cho làng chài quê hương. => T/c trong sáng, thiết tha của TH đối với quê hương. => Nét đẹp của cs và con người ở mọi làng chài Việt Nam. Bài tập: Phân tích cảnh người dân chài ra khơi đánh cá. Bài về nhà: Nói về thơ TH, Nguyễn Văn Long cho rằng: “Trong thơ TH, cảm xúc chân thực thường được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu h/a. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa, bình dị nhưng không kém phần thiết tha đã giúp cho thơ TH dễ dàng đến được với người đọc”. Bằng bài thơ “Quê hương”, hãy chứng minh nhận định trên.

File đính kèm:

  • docgiao an HSG 8.doc