Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 9: Yếu tố tự sự trong văn bản nghị luận - Năm học 2013-2014

1. Vai trò của yếu tố tự sự trong bài nghị luận

* Tự sự:

- Tự sự là kể lại một chuỗi các sự việc theo một trình tự nhất đinh

- Yếu tố cơ bản: sự việc và nhân vật

* Yếu tố tự sự trong văn nghị luận:

- Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự nhưng không thể gọi là văn tự sự: Các đoạn tự sự được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo tội ác và sự lừa bịp của TDP giữa lời nói và việc làm, hành động và thực tế của chúng trong cái gọi là chế độ “lính tình nguyện”, thực chất là cái vạ mộ lính, những cuộc săn lung thứ “vật liệu biết nói” một cách dã man.

 *Đoạn văn sau khi đã tước đi yếu tố miêu tả và nghị luận:

 a. Sau nữa việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói” đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó được thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước Việt Nam. Hoặc đi lính hoặc phải nộp tiền.

 b. Thế mà trong bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn khen thưởngvà truy tặng những người hy sinh cho Tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi, tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những hành động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh.

=> Rõ ràng nếu tước những câu những đoạn tự sự và miêu tả đi cả hai đoạn nghị luận trở nên khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động, mất đi sự thuyết phục và hấp dẫn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 9: Yếu tố tự sự trong văn bản nghị luận - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 9: yếu tố tự sự trong văn bản nghị luận Soạn: 10/ 4 / 2014 Giảng: 15 / 4 / 2014 A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về yếu tố tự sự trong bài nghị luận, thấy được tự sự là một trong những yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay. - nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố tự sự vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả, thuyết phục cao hơn. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành B. Chuẩn bị: - Giáo viên: soạn bài, sưu tầm ngữ liệu - Học sinh: Ôn tập kiến thức cơ bản về văn các văn bản văn nghị luận C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 8A2 2. Kiểm tra Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận? Nội dung bài: Tiết 25: Vai trò của yếu tố tự sự trong văn nghị luận Thế nào là tự sự? Đặc điểm của tự sự? Xem lại các đoạn văn có yếu tố tự sự: a. Vị chúa tỉnh ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra. b. Tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến lính khố đỏ, khố xanh tốp thì bị xích tay điệu đi, tốp thì bị nhốt lính pháp gác lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn Giả sử nếu ta cắt bỏ các yếu tố tự sự và miêu tả đi thì có ảnh hưởng đến mạch lập luận không? 1. Vai trò của yếu tố tự sự trong bài nghị luận * Tự sự: - Tự sự là kể lại một chuỗi các sự việc theo một trình tự nhất đinh - Yếu tố cơ bản: sự việc và nhân vật * Yếu tố tự sự trong văn nghị luận: - Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự nhưng không thể gọi là văn tự sự: Các đoạn tự sự được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo tội ác và sự lừa bịp của TDP giữa lời nói và việc làm, hành động và thực tế của chúng trong cái gọi là chế độ “lính tình nguyện”, thực chất là cái vạ mộ lính, những cuộc săn lung thứ “vật liệu biết nói” một cách dã man. *Đoạn văn sau khi đã tước đi yếu tố miêu tả và nghị luận: a. Sau nữa việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói” đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó được thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước Việt Nam. Hoặc đi lính hoặc phải nộp tiền. b. Thế mà trong bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn khen thưởngvà truy tặng những người hy sinh cho Tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi, tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những hành động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh. => Rõ ràng nếu tước những câu những đoạn tự sự và miêu tả đi cả hai đoạn nghị luận trở nên khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động, mất đi sự thuyết phục và hấp dẫn. => Các yếu tố tự sự và miêu tả trong các đoại văn trên không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đơn thuầnmà nhằm làm sáng tỏ luận điểm, để nghị luận. - Yếu tố tự sự giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài nghị luận được rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn; Yếu tố tự sự giúp cho bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn. Tiết 26 - 27: Cách đưa yếu tố tự sự vào trong văn nghị luận Cách viết đoạn nghị luận có yếu tố tự sự Khi đưa yếu tố tự sự vào bài nghị luận cần dạt yêu cầu gì? Tìm các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bản nghị luận? Phân tích tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả tron bài văn? Có nên sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả khi cần làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” hay không? Hãy tìm hiểu về tình hình địa phương theo các chủ đề và lựa chọn viết các đoạn văn nghị luận về các vấn đề đó (bài viết có sử dụng yếu tố biểu cảm và yếu tố tự sự) - Vấn đề môi trường: rác thải, nguồn nước(thực trạng, nguyên nhân, giải pháp). Vấn đề chống nghiện hút thuốc lá cũng như một số các tệ nạn khác (thực trạng, những giải pháp đã thực thi, kết quả). Vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình (những chuyển biến trong những năm gần đây ) I. Cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận. - Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận, cần cân nhắc kỹ sao cho đáp ứng yêu cầu thật cần thiết, không có không được, - Yếu tố tự sự, miêu tả chỉ phục vụ việc làm sáng tỏ luận điểm nghị luận mà thôi. II. Chữa bài tập sgk 1. Bài tập 1 (Tr 116) * Yếu tố tự sự: - Sắp trung thu. - Đêm trước rằm đầu tiên trước ngày bị giam giữ. - Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, chỉ là một sâu những vật lỉnh kỉnh đáng ghét của bộ mặt nhà giam. - Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làmthơ * Yếu tố miêu tả: - Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng.Trong suốt bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây - Đêm nay rất đẹp, rạo rực bao nỗi niềm, cầm lòng không đậu người tù phải thốt lên _ Nó ăm ắp tình tứ, nó dạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hoà, muốn giãi bày, bộc lộ * Tác dụng: - Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng làm rõ và khắc họa hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Vọng nguyệt” và tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ. - Yếu tố tự sự và miêu tả làm cho đoạn bình giảng và phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu cảm xúc,nó gợi thêm sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc. 2. Bài tập 2. Nên sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả khi cần làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: - Cần gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm, trong khi phân tích vẻ đẹp của bông sen trong bài ca dao. - - Có thể nêu một vài kỉ niệm gắn với đầm sen quê hương, để càng thấy vẻ đẹp dân dã của sen trong đầm được thể hiện trong bài ca dao. 3. Bài tập 3: Tìm hiểu tình hình địa phương theo các chủ đề và lựa chọn viết các đoạn văn nghị luận a. Những vấn đề có liên quan đến môi trường: - Điều tra về tình hình thu gom rác thải ở địa phương: + Thực trạng cách đây một vài năm; + Hiện nay vấn đề này được giải quyết ra sao? (Hình thức thu gom, kết quả) + Những vấn đề còn tồn tại (một số gia đình chưa có ý thức thu gom; hiện tượng vứt rác thải bừa bãi- đặc biệt là rác thải nguy hiểm) + Những kiến nghị và đề ra phương hướng khắc phục - Vấn đề cống rãnh, rác thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: +Thực trạng của vấn đề- vấn nạn nhức nhối ở mỗi khu dân cư. + Giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài. - Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm sinh hoạt: + Vấn đề này hiện đang diễn ra như thế nào? + Tác hại của nó đối với sức khoẻ con người; + Lời cảnh báo, lời kêu gọi hành động bảo vệ nguồn nước ngầm- một thứ tài nguyên vô cùng quí giá. b. Hiện tượng hút và nghiện thuốc lá, thuốc lào và một số tệ nạn khác ở địa phương. - Thực trạng việc hút thuốc lá ở địa phương (trong cuộc sống hàng ngày, trong các dịp giỗ tết, cưới xin, ma chay), - Tác hại trước mắt và lâu dài mà hiện tượng này gây ra; - Các giải pháp mà khu dân cư, dòng họ đã đề ra để hạn chế việc sử dụng thuốc lá trong những dịp tập chung đông người: + Qui ước, hương ước của khu, của dòng họ; + Tuyên truyền để mọi người thấy được tác hại của việc hút thuốc. - Kết quả thu được nhờ những giải pháp tích cực. - Ngoài việc hút thuốt lá, ở địa phương có hiện tượng nghiện hút ma tuý không? - Cần làm gì để hạn chế vấn nạn này một cách hiệu quả c. Vấn đề dân số ở địa phương: - Thực tế ở địa phương những năm gần đây trong việc thực hiện chiến lược dân số kế hoạch hoá gia đình. - Hậu quả của việc không chấp hành chính sáh dân số kế hoạch hoá gia đình (đông con cuộc sống vất vả, con cái thất học, không có điều kiện chăm sóc con cái) - Nếu là một tuyên truyền viên em sẽ nói gì? + Khẩu hiệu tuyên truyền + Tấm gương thực hiện tốt. Kết quả mọi người đều thấy 4. Củng cố: - Một bài nghị luận có sức thuyết phục là nhờ những yếu tố nào? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài nắm được kỹ năng làm bài nghị luận; - Thực hành viết đoạn nghị luận có sử dụng các yếu tố tự sự và biểu cảm; Duyệt giáo án, ngày 14 tháng 4 năm 2014 P. Hiệu trưởng Tống Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docBuoi 9.doc