Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 9 và 10 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu

 Câu 1: (7đ) BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

Mà em vãn dữ tấm lòng son.

 (Hồ Xuân Hương)

- Bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến.

- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.

Câu 2: (3đ)

- Một bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Có phép dối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc. Không theo đúng những quy định trên gọi là thất luật.

 2. Giới thiệu bài mới:

Ở trong các tiết trước các em được tìm các bài thơ thuộc thể thơ Đường được các nhà thơ trung đại Việt Nam sáng tác thì hôm nay chúng ta cũng được học loại thơ này mà do chính các nhà thơ Trung Quốc sáng tác. Bài học hôm nay thầy trò mình cùng tìm hiểu bài thơ “VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ” của tác giả Lí Bạch viết. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

 

docx24 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 9 và 10 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng. - Cảm nhận về ánh trăng : ngỡ là sương trên mặt đất. b. Hai câu sau: - Tâm trạng nhớ cố hương được thể hiện qua tư thế, cử chỉ. - Xúc cảm của nhà thơ – chủ đề tác phẩm được dồn nén, thể hiện rõ nhất ở câu thơ cuối. III/Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4. 2. Nội dung: Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. 4. Củng cố: - Học xong bài thơ em cảm nhận được điều gì ? - Nắm được nội dung và nghệ thuật bài thơ. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc thuộc bài thơ. - Học bài làm bài luyện tập. - Chuẩn bị bài mới “ Hồi hương ngẫu thư”. IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tuần 10 Ngày soạn: 08/10/2013 Tiết 40 Ngày dạy: 25/10/2013 Văn bản: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ ( Hồi hương ngẫu thư) ( Hạ Tri Chương) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Mức độ cần đạt: - Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường luật. - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú. 2. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Nét độc đáo về tứ của bài thơ. - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. 3. Kĩ năng: - Đọc- hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 4. Thái độ: Nhắc nhở học sinh tình yêu quê hương là không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người. II/ CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - TLTK: SGV, Sách CKTKN. - ĐDDH: bảng phụ, phiếu học tập. 2. Trò: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: 1. Đọc thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch. 2. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Đáp án: 1. Hs đọc thuộc bài thơ to, rõ ràng, mạch lạc.(5đ) 2. HS nêu được nội dung và nghệ thuật (5đ) + Nghệ thuật: - Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4. + Nội dung: Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. 2. Giới thiệu bài mới: Trong chương trình ngữ văn 7 chúng ta đã được tìm hiểu một số bài thơ Đường như “Xa ngắm thác Núi Lư” hay “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Hôm nay chúng ta lại được tìm hiểu một bài thơ thời Đường nữa. Đó là bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của HạTri Chương là một trong những nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Bây giờ thầy cùng các em cùng bắt đầu tìm hiểu. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Giới thiệu chung Gv gọi hs đọc chú thích. ? Em hãy nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm? - Hạ Tri Chương ( 659- 744 ) tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đỗ tiến sĩ và làm quan 50 năm ở kinh đô Trường An. - Ông là bạn vong niên của đại thi hào Lí Bạch. - Thích uống rượu, tính tình hào phóng, ông đã để lại khoảng 20 bài thơ. Trong đó “ Hồi hương ngẫu thư” là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. ? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? - Hs trả lời. Gv: Năm 774 lúc 86 tuổi Hạ Tri Chương xin từ quan về quê. Bài thơ ra đời vào lúc ấy. - Các bản dịch thơ đều chuyển sang thể thơ lục bát; có sự khác nhau về vần, nhịp giữa thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát. * Hoạt động 2: Gv hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. Giọng đọc nhẹ nhàng trầm lắng. ? Bài thơ được sang tác theo thể loại nào? - Thất ngôn tứ tuyệt. ? Nhắc lại những hiểu biết của em về thể thơ này? - Hs nhắc lại – Gv nhận xét. ? Bài “ Tĩnh dạ tứ”, tác giả nhớ quê hương lúc nào? - Mỗi khi nhìn trăng ông lại nhớ về cố hương. ? Còn văn bản này, qua tựa đề em thấy việc biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả có gì đáng chú ý? - Tác giả bộc lộ tình yêu quê hương sâu nặng trong khi trở về quê hương. Gv diễn giảng: Vua mời ở lại, ông không chịu, nhất định đòi về quê à Đó là tình cảm quê hương đáng trân trọng. Đó là tình huống cơ bản tạo nên tính độc đáo của bài thơ. ? Em hiểu gì về yếu tố “ngẫu” trong từ “ngẫu thư” ? - Ngẫu thư (ngẫu nhiên viết )chứ không phải tình cảm bộc lộ một cách ngẫu nhiên ? Nếu là tình cảm được bộc lộ một cách ngẫu nhiên thì sao lại đáng quý? - Tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà. Đọc xong bài thơ ta mới rõ, tình huống đầy kịch tính cuối bài (tác giả bị coi là khách) là một cú sốc thực sự đối với ông nhưng đó lại chính là duyên cớ khiến tác giả viết bài thơ. Đằng sau cái duyên cớ ấy là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực và bất cứ lúc nào cũng có thể được nhà thơ thổ lộ. * Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích Gv gọi hs đọc hai câu thơ đầu. ? Ở câu thơ thư nhất tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? - Phép đối. Gv: * GV: Đặc điểm của phép đối: - Trong thơ thất ngôn: 4 chữ trước đối với 3 chữ sau - Trong thơ ngũ ngôn: 2 chữ trước đối với 3 chữ sau ? Vậy câu đầu các vế đối nhau như thế nào? - Thiếu >< hồi H: Câu 1 là kiểu câu gì? Tác dụng của phép đối là gì? - Là câu kể khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan - Làm nổi bật sự thay đổi vóc dáng, tuổi tác, hé lộ tình cảm quê hương. à Miêu tả kết hợp với biểu cảm. ? Phân tích phép đối trong câu thơ thứ hai? - Hương âm >< mấn mao ( tiếng, giọng nói quê nhà) (tóc mai) à Đối ý: giọng quê là thứ bất biến >< tóc mai là sự vật có sự biến đổi. - Vô cải >< tồi (không đổi) (hỏng, rơi rụng) à Đối ý: Sự vật không >< sự vật thay đổi. ? Câu 2 thuộc kiểu câu nào? Nêu tác dụng của phép đối trong câu này? Biểu hiện bên ngoài là miêu tả nhưng mục đích là biểu cảm. - Dùng yếu tố thay đổi để làm nổi bất yếu tố không thay đổi. Tác giả đã khéo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. ? Cho biết phương thức biểu đạt trong câu 1 và 2 là gì? Tác dụng? - Câu 1: Tự sự kết hợp biểu cảm. - Câu 2: Miêu tả kết hợp biểu cảm. à Biểu cảm gián tiếp. Nhằm thể hiện tình yêu quê hương tha thiết sâu đậm. * Gv gọi hs đọc hai câu cuối . ? Vì sao về đến nhà không ai nhận ra tác giả? - Những người cùng tuổi nay chẳng còn ai, trẻ con thì không biết vì nhà thơ đã già. ? Sự thực ấy đã tạo nên một nghịch lí gì? - Trở về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị xem như khách lạ. ? Tâm trạng tác giả như thế nào trước những câu hỏi nhiệt tình và tiếng cười của trẻ? - Với lòng hiếu khách của các em càng hớn hở bao nhiêu thì nỗi lòng của tác giả càng buồn đau bấy nhiêu. ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ cuối? - Thật bi hài nhưng cũng rất hóm hỉnh làm nổi bật tâm trạng đau xót ngỡ ngàng khi bị coi là khách. GV: Chúng ta đều hiểu rằng ai sinh ra trên đòi này cũng đều có quê hương. Nền dù có đi đâu ai cũng mong có dịp trở về quê hương, trở về trong niềm vui, sự đón nhận của người thân. Nhà thơ cũng vậy nhưng thật ngỡ ngàng khi không ai nhận ra mà còn bị coi là khách. Tuy vậy nhưng dầu sao ông cũng đã về tới quê hương để vui thú với cảnh điền viên và sống nốt những ngày còn lại của tuổi già bên phong cảnh bình dị êm đềm nơi thôn dã. ? So với bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, thì bài thơ này có gì giống và khác nhau ? * Giống : không biểu cảm trực tiếp, đều bộc lộ tình cảm với quê hương. * Khác : hồn cảnh biểu lộ tình cảm khơng giống nhau. - Bài “Hồi Hương Ngẫu Thư” biểu cảm qua kể và tả biểu cảm qua con người, giọng thơ sâu sắc hóm hỉnh, ngay trên mảnh đất quê hương mình. - Bài “Tĩnh Dạ Tứ”: biểu cảm qua cảnh, giọng thơ nhẹ nhàng thấm thía, từ nơi xa nghĩ về quê hương của mình *Hoạt động 3: Tổng kết ? Bài thơ thành công nhờ biện pháp nghệ thuật gì? - Nghệ thuật đối và miêu tả đã làm cho bài văn nổi bật về tình yêu quê hương của tác giả. ? Qua đó thể hiện nội dung gì? Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người. Gv chốt ý ghi bảng. * Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập Quan sát vào hai bản dịch thơ của Trần Trọng San và bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ có gì khác nhau. I/ Giới thiệu chung. 1. Tác giả : - Hạ Tri Chương ( 659- 744 ) là nhà thơ lớn của Trung Quốc đời Đường. Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch. 2. Tác phẩm: - Văn bản là một trong hai bài Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của Hạ Tri Chương. - Các bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều chuyển sang thể thơ lục bát; có sự khác nhau về vần, nhịp giữa thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát. II/ Đọc hiểu văn bản. 1. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. (Bản dịch: thơ lục bát) 2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự. 3. Phân tích: a. Hai câu đầu: + Lời kể của tác giả về quãng đời dài xa quê làm quan (từ lúc còn trẻ đến lúc về già) + Lời tự nhận xét: Đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ về quê hương, giọng nói không hề thay đổi dù tóc mai đã rụng. b. Hai câu sau: - Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ. - Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình là người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương. III/ Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Sử dụng các yếu tố tự sự. - Cấu tứ độc đáo. - Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. - Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối. 2. Nội dung: Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người. IV/ Luyện tập: So sánh 2 bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Mỗi bản dịch đều có cái hay riêng, nhưng cũng có những hạn chế riêng: Chẳng hạn ở câu 1, bản dịch 1 làm rõ phép đối chỉnh, nhưng câu 2 dịch còn thô. Trong khi đó, bản 2 phép đối chưa thật chỉnh nhưng câu 2 lại dịch thoát và có hồn hơn. 4. Củng cố: - Thuộc lòng bài thơ. - Xem nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc bài thơ. - Chuẩn bị bài mới “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” IV/ RÚT KINH NGHIỆM: @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docxTuần 9-10.docx