Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 7 và 8 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu

* Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs tìm hiểu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương.

Gv gọi hs đọc chú thích * sgk trang 95.

? Nêu vài nét về tác giả?

? Bánh trôi nước thuộc chùm thơ nào của Hồ Xuân Hương?

- Chùm thơ Nôm.

GV: Bánh trôi nước nằm trong chùm thơ vịnh vật như: vịnh cái quạt, quả mít, con cóc.

? Bài thơ “Bánh trôi nước”thuộc thể thơ gì? Cách gieo vần?

- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở chữ cuối 1,2,4.

* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn đọc và tìm hiểu chi tiết.

Gv đọc mẫu một lần. Gọi hai hs đọc lại.

Gv nhận xét, sửa sai.

? Ở văn bản này có sự đan xen của nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vậy ở văn bản này phương thức biểu dạt nào chính?

- Biểu cảm là chính vì các yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là phụ.

? Em hãy cho biết bánh trôi nước là loại bánh như thế nào?

- Gọi tắt là bánh trôi được làm bằng bột nếp, được nhào nặn và viên tròn, có đường, được luộc chín bằng cách cho vào nước đun sôi.

 

docx29 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 7 và 8 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng Việt. II/ CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - TLTK: SGV, Sách CKTKN. - ĐDDH: Bảng phụ, bảng nhóm. 2. Trò: Đọc và soạn bài trước III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập hai học sinh 2. Giới thiệu bài mới: Tiết trước các em đã tìm hiểu khái niệm và cách sử dụng quan hệ từ. Nhưng chúng ta không biết sử dụng một cách hợp lí thì dẫn đến lỗi dùng quan hệ từ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách sử dụng quan hệ từ sao cho phù hợp. bây giờ chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn hs sửa các lỗi thường gặp về quan hệ từ. KTDH: Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra đại từ, quan hệ từ và giá trị, tác dụng của việc sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp. Gv: Cho HS đọc ví dụ 1, 2 ? Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào ? ? Hãy tìm quan hệ từ thích hợp điền vào cho đúng? - Mà , đối, với - Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác - Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn với ngày nay thì không đúng. ? Từ đó em thấy hai ví dụ trên mắc lỗi gì ? ? Đọc hai ví dụ tiếp theo ? ? Các quan hệ từ và, để có diễn đạt đúng quan hệ giữa các câu không ? ? Nên thay quan hệ từ và để bằng quan hệ từ nào? - Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ à Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. - Chim sâu có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. à Chim sâu có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng. KTDH: Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng quan hệ từ tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp. Hs đọc tiếp 2 ví dụ 5, 6 ? Vì sao các câu trên thiếu chủ ngữ ? - Sử dụng quan hệ từ đầu câu biến chủ ngữ thành trạng ngữ ? Hãy sửa lại cho câu văn được hoàn chỉnh ? - Bỏ quan hệ từ “qua” ở đầu câu à Câu ca dao “công cha như núi Thái Sơn” à Hình thức có thể .giá trị nội dung” ? Vậy ở hai ví dụ trên mắc lỗi gì khi sử dụng quan hệ từ ? Hs đọc ví dụ 7,8 ? ? Hãy thảo luận cách sửa ? - Không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa. - Nó thích tâm sự với mẹ , không thích tâm sự với chị. ? Ví dụ trên dùng quan hệ từ như thế nào? ? Khi sư dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi gì? * Gv: gọi hs đọc ghi nhớ SGK * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. KTDH: Thực hành có hướng dẫn: sử dụng đại từ quan hệ từ theo những tình huống cụ thể. Gv gọi học sinh đọc bài tập 1 sgk trang 107 Gv: Thêm quan hệ từ thích hợp? - Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối - Con xin báo một tin vui cho cha mẹ vui mừng * Tương tự như vậy gọi hs đọc bài tập 2. Thay các quan hệ từ thích hợp - Như - Với - Dù - tuy - Về - bằng Bỏ các quan hệ từ - Đối với - Với - Qua *Giáo viên hướng dẫn bài tập 4 để hs về nhà làm bài tập. I/ Bài học: * Các lỗi thường gặp về quan hệ từ: 1. Thiếu quan hệ từ: 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa : 3. Thừa quan hệ từ : 4. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết: II/ Luyện tập: Bài 1: Thêm quan hệ rừ thích hợp. - Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối - Con xin báo một tin vui cho cha mẹ vui mừng Bài 2: Thay các quan hệ từ cho thích hợp. - Như - Với - Dù - tuy - Về - bằng Bài 3: Bỏ quan hệ từ. - Đối với - Với - Qua 4. Củng cố: - Có những lỗi nào trong khi sử dụng quan hệ từ - Em sẽ khắc phục bằng những cách nào ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài mới “ Hướng dẫn đọc thêm Xa ngắm thác núi lư” IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .. . @?@?@?@?&@?@?@?@? Tuần 8 Ngày soạn:28/09/2013 Tiết 32 Ngày dạy:11/10/2013 CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Mức độ cần đạt: - Hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài văn biểu cảm. - Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn. 2. Kiến thức: - Ý và cách lập ý trong văn biểu cảm. - Những cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm. 3. Kĩ năng: - Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. 4. Thái độ: Yêu thích tiết học và biết cách lập ý của bài văn II/ CHUẨN BỊ: 1. Thầy: - SGK, SGV, STKBG. - Bảng phụ, phiếu học tập 2. Trò: Xem bài trước,vở soạn vở ghi , sgk III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs 2. Giới thiệu bài mới: Để bài văn biểu cảm có các ý đầy đủ, khơi nguồn xúc khi trình bày thì ngời viết phải phải nắm chắc được đối tượng biểu cảm về quá khứ, hiện tại và những suy nghĩ tình cảm cũng như phải quan sát một cách tỉ mỉ để tìm các xác thực rồi suy nghĩ và thể hiện cảm xúc. Đó chính là buổi học ngày hôm nay. 3. Bài mới: Hoạt đông của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn h/s cách lập dàn ý. Gv gọi hs đọc đoạn văn sgk trang 117, 118. ? Hãy nêu những công dụng của cây tre đối với đời sống con người Việt Nam? - Tre che bóng mát bên đường, mang khúc nhạc, tre làm cổng chào ? Hãy tìm những chi tiết cho thấy rõ tre luôn gắnbó với người dân Việt Nam trong mọi hoàn cảnh ? - Nứa tre sẽ chia ngọt sẻ bùi ... hạnh phúc, hòa bình. - Tre cho bóng mát. ? Từ những đặc điểm của cây tre tác giả đã liên tưởng đến đặc điểm gì ở con người Việt Nam? - Liên tưởng đến con người nhũn nhặt, ngay thẳng hiền hòa, tượng trưng cho đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam. Gv nhận xét chốt ý: Đúng vậy dựa vào đặc điểm của tre mà người viết đã liên tưởng tưởng tượng ra điều đó. à Thanh tre dẻo dai có thể uốn cong đan lát à nhũn nhặn, đốt tre mọc thẳng à ngay thẳng, gắn bó với con người chung thủy. ? Ngoài những công dụng trên cây tre còn có những công dụng nào khác? - Chông tre cây tầm vông theo người ra trận diệt quân thù à can đảm à đấy là đức tính kiên cường bất khuất . - Cây tre là biểu tượng về sức sống dẻo dai, bền bỉ của người dân Việt Nam. ? Đoạn văn này, tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào ? - Liên hệ hiện tại với tương laià ngày mai sắt thép, xi măng nhiều thêm nhưng tre vẫn còn mãi bóng mát trên đường tre mang khúc nhạc, tre làm cổng chào, đu tre bay bổng, sáo diều tre bay.à đời sống tình cảm con người. * Cho hs đọc đoạn 2. ? Tác giả say mê con gà đất như thế nào ? - Một chú gà trống đẹp .. kèn đồng. ?Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng phương tiện nào? - Hồi tưởng quá khứ. ? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc, suy nghĩ gì cho tác giả? - Một đồ chơi dân gian thời ấu thơ và mở rộng ra là cảm nghĩ đối với đồ chơi con trẻ. ? Ở đoạn văn 2, tác giả lập ý bằng cách nào ? - Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại * Cho hs đọc đoạn 3. ? Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo? - Cô giữa đàn em nhỏ nghe tiếng cô giảng bài. Gv: Cô theo dõi lớp học, cô thất vọng khi em cầm bút sai , cô lo cho học sinh, cô sung sướng khi có kết quả xuất sắc. Từ những kỉ niệm đó đã khắc sâu trong lòng làm cô không bao giờ quên. ? Qua đoạn văn ta thấy tình cảm cô trò như thế nào? à Tình cảm thật trong sáng và tràn dầy cảm xúc. Gv diễn giảng: - Dùng từ ngữ biểu cảm Ô! cô giáo tốt của em không bao giờ em quên cô được. - Sau này, khi em đã lớn em vẫn sẽ nhớ đến cô - Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như người mẹ. ? Xuất phát từ tình cảm thân yêu của học trò đối với cô giáo tác giả đã tưởng tượng những gì? à Dù thời gian có thay đổi nhưng tình cảm học trò với thầy cô mãi mãi không bao giờ phai. - Sau này đám học, mỗi bận đi ngang .. sẽ nhớ. ? Việc nhớ kỷ niệm có tác dụng gì đối vớí bài văn biểu cảm ? - Gợi lại những kỷ niệm là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với con người. ? Ở đoạn văn 3, tác giả lập ý bằng cách nào ? Hs trả lời. Gv chốt ý ghi bảng. * Cho hs đọc đoạn văn 4. ? Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “ U tôi” - Gợi tả bóng dáng U và gợi tả khuôn mặt U. ? Nhân vật U tôi đã được miêu tả như thế nào? Cảm xúc của nhân vật tôi đối với U được diễn tả ra sao? - Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt U đã già với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình. ? Như vậy để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ của nhân vật tôi, tác giả đã thể hiện như thế nào? - Khắc họa hình ảnh người mẹ và nêu nhận xét về mẹ . Gv: Quan sát để khắc hoạ hình ảnh của con người và suy ngẫm, nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó. ? Đoạn 4, tác giả thể hiện tình cảm bằng cách nào ? ? Lũng Cú gợi cho tác giả những cảm xúc gì? - Hs trả lời. Gv nhận xét. ? Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm? * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. Gv : Hướng dẫn học sinh tìm ý. Tìm ý - Người thân nào đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất. - Người ấy có những nét gì đáng nhớ, còn lưu lại sâu đậm trong em như thế nào. - Người ấy có đặc điểm gì về tính tình phẩm chất. - Mối quan hệ của em đối với người đó : nêu lên sự gắn bó của mình đối với người đó. - Hình ảnh và phẩm chất của người đó đã đọng lại trong em một ấn tương như thế nào. I / Kiến thức: - Lập ý trong văn biểu cảm là khơi nguồn cho cảm xúc nảy sinh. Khi lập ý cần đặt đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp để tìm những biểu hiện tình cảm cụ thể. - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. + Liên hệ hiện tại với tương lai + Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại + Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước + Quan sát , suy ngẫm II/ Luyện tập: Đề bài : Cảm xúc về người thân Tìm ý - Người thân nào đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất. - Người ấy có những nét đáng nhớ , còn lưu lại sâu đậm trong em . - Người ấy có đặc điểm gì về tính tình phẩm chất. - Mối quan hệ của em đối với người đó: nêu lên sự gắn bó của mình đối với người đó. - Hình ảnh và phẩm chất của người đó đã đọng lại trong em. 4. Củng cố: - Xem lại nội dung bài vừa học. - Chú ý nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học nội dung bài vừa học. - Lập dàn ý cho bốn đề văn trong sgk. - Viết thành một bài văn hoàn chỉnh đề văn nói trên. - Soạn bài mới: “ Xa ngắm thác núi Lư” IV/ RÚT KINH NGHIỆM: @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docxTuần 7 -8.docx