I. Mục tiêu
Giúp học sinh cảm nhận nỗi sầu chia li sau phút chia tay; Nắm được giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ.
Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.
Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ thơ trữ tình trung đại.
II.Chuẩn bị
GV: một số lời đánh giá về tác phẩm “ Chinh phụ ngâm”
HS: soạn bài ở nhà
III.Phương pháp
Nêu vấn đề, vấn đáp, diễn giảng, thảo luận
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc bài “Bánh trôi nước”. Qua bài thơ trên, em cảm nhận được điều gì?(10đ)
3. Bài mới.
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch xưng hô “ chàng ”, “ thiếp ” có ý nghĩa gì?
? Trong đoạn thơ, nhiều hình ảnh đối lập được tạo ra. Đó là những hình ảnh nào?
? Theo em, sự đối lập này có tác dụng gì trong việc diễn tả hiện thực chia ly và tâm trạng con người?
? Theo em, hình ảnh “ Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh ” có ý nghĩa gì?
( Nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời, màu xanh của núi. Câu thơ tả cảnh mà chất chứa bao nỗi lòng)
? Xác định các biện pháp tu từ trong khổ 2?
? Các thủ pháp nghệ thuật ấy cho thấy sự tưởng tượng của người vợ như thế nào?
( Các biện pháp nghệ thuật đó cho thấy, tuy đã cách xa về không gian nhưng tình vợ chồng vẫn còn quyến luyến. Người chinh phụ như vẫn đứng tại chỗ để trông về hướng chồng và tưởng tượng chồng cũng đang hướng về mình ).
? Từ ngữ trong 4 câu thơ cuối có gì đặc biệt?
Nó gợi lên một không gian như thế nào?
Tất cả các thủ pháp nghệ thuật giúp em tưởng tượng được điều gì?
Hoạt động 3:
? Em thấy được nội dung, ý nghĩa nào từ tác phẩm?
I. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tác giả, dịch giả.
- Tác giả: Đặng Trần Côn.
- Dịch giả: Đoàn Thị Điểm.
2. Tác phẩm.( Đoạn trích)
+ Đọc, giải nghĩa từ khó.
+ Hoàn cảnh ra đời:
Đất nước xuất hiện các cuộc khởi nghĩa nông dân, triều đình ra sức đàn áp.
+ Thể thơ:
Song thất lục bát.
( Bản dịch Nôm)
+ Bố cục:
- Khúc ngâm 1 (4 câu).
- Khúc ngâm 2 (4 câu).
- Khúc ngâm 3 (4 câu).
+ Đại ý:
Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ của người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.
II. Phân tích văn bản
1. Nỗi sầu chia li của người vợ.
a. Khổ thơ 1:
+ “ Chàng ” - “ thiếp ”: Tình cảm vợ chồng mặn nồng hạnh phúc.
+ Phép đối xứng:
Chàng đi >< Thiếp về.
Cõi xa >< buồng cũ.
Mưa gió >< chiếu chăn.
® Hiện thực chia li phũ phàng, nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt.
+ “ Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh ”
-> Không gian vô tận, càng làm rõ thân phận cô đơn, bé nhỏ và cảm giác trống trải của lòng người.
b. Khổ thơ 2.
+ Đối ngữ:
- Chàng / thiếp.
- Ngoảnh lại / trông sang.
+ Điệp, đảo ngữ:
- Bến Tiêu Tương / cách Hàm Dương.
- Cây Hàm Dương / cách Tiêu Tương.
® Thể hiện nỗi nhớ triền miên, xót xa trong xa xôi cách trở.
c. Khổ thơ 3.
+ Từ láy: Xanh xanh.
+ Điệp từ: Xanh, ngàn dâu.
+ Kết cấu vòng tròn.
-> Ko gian vô tận, nỗi nhớ thương, lưu luyến tăng đến cực độ. Cảm giác buồn đến tuyệt vọng.
2. Ý nghĩa của đoạn thơ.
Đoạn thơ gián tiếp lên án, tố cáo chiến tranh và nói lên khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
III. Tổng kết: ( sgk 93)
4. Củng cố và luyện tập
- Nội dung, nghệ thuật của bài.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
Bài cũ: - Học thuộc thơ.
- Làm bài tập 1 (93).
Bài mới: - Soạn bài: Quan hệ từ.
- Khái niệm quan hệ từ. Phân tích các ví dụ.
V- Rút kinh nghiệm:
Tiết 27
Ngày dạy..............................
QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh nắm được thế nào là quan hệ từ.
Năng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
Giáo dục cho HS ý thức tôn trọng vốn từ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: các ví dụ ngoài SGK.
HS: chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp
Gợi tìm, vấn đáp.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Việc sử dụng từ Hán Việt có tác dụng gì? Cho ví dụ? ( 10 đ)
( Ghi nhớ SGK/ 82)
3. Bài mới
* GV yêu cầu HS xác định quan hệ từ trong ví dụ, nêu tác dụng để sang bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1
- Hs đọc ví dụ sgk.
? Xác định quan hệ từ trong các ví dụ?
? Các quan hệ từ nói trên liên kết những bộ phận nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
? Vậy theo em, quan hệ từ là gì?
- Hs đọc, học thuộc phần ghi nhớ (97)
Hs đọc mục 1 (sgk-97).
Hoạt động 2
? Theo em, trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ? Trường hợp nào ko? Vì sao?
? Tìm những quan hệ từ có thể dùng thành cặp với quan hệ từ đã cho ở mục 2 sgk (97).
Hs đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được.
? Từ những ví dụ trên, em hãy rút ra nhận xét về việc sử dụng quan hệ từ?
- Hs đọc ghi nhớ (98).
Hoạt động 3
- Hs tìm quan hệ từ, thi tìm nhanh, thảo luận để giải quyết các bài tập.
- Gv bổ sung, thống nhất kết quả.
I. Thế nào là quan hệ từ?
1. Ví dụ: sgk (96).
a, Từ “của”: Liên kết từ ngữ “ đồ chơi ” với “ chúng tôi ” -> Quan hệ sở hữu.
b, Từ “như”: Liên kết “người đẹp” với “ hoa ” -> Quan hệ từ so sánh.
c, Từ “bởi”, “ nên ”: Liên kết các vế câu -> Quan hệ nguyên nhân, kết quả.
Từ “và”: Liên kết giữa hai vị ngữ trong câu -> Quan hệ đồng thời, liệt kê.
2. Ghi nhớ ( sgk - 97 ).
II. Sử dụng quan hệ từ.
1. Ví dụ: sgk (97).
- Các ví dụ: a, c, e, i: Không bắt buộc dùng quan hệ từ vì nghĩa ko thay đổi.
- Các ví dụ: b, d, g, h: Bắt buộc dùng quan hệ từ vì nếu ko sẽ ko rõ nghĩa ( b, d, g ) và sẽ gây hiểu sai ( h ).
2. Các cặp quan hệ từ:
( nếu ... thì ) ; ( vì ... nên ) ;
( tuy ... nhưng ) ; ( hễ ... thì );
(sở dĩ ... là vì ).
-> Một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
* Chú ý:
Dùng quan hệ từ phù hợp làm cho ý nghĩa của câu cụ thể, tránh dài dòng, lặp.
3. Ghi nhớ: (sgk -98)
III. Luyện tập.
Bài 1. Nhận diện.
Quan hệ từ: còn, như, và, như, của...
Bài 2. Điền quan hệ từ:
Với, và, cùng(với), bằng, nếu, thì, và.
Bài 3. Chọn câu đúng:
Câu đúng: b, d, g, i, k, l.
Bài 5. Phân biệt nghĩa của quan hệ từ.
Câu a: Quan hệ từ tương phản - Ý khen.
Câu b: Quan hệ từ tương phản - Ý chê.
Bài 4. Viết đoạn văn có sử dụng qht.
( Hs tự chọn đề tài)
4. Củng cố và luyện tập
Thế nào là quan hệ từ?
Cách sử dụng quan hệ từ? Ý nghĩa của quan hệ từ.
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà
Bài cũ : - Học thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập 4.
Bài mới: - Chuẩn bị: Luyện tập cách làm văn biểu cảm.
(Phần I; Làm dàn bài “ Cây sấu Hà Nội”).
V- Rút kinh nghiệm:
Tiết 28
Ngày dạy
LUYỆN TẬP
CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu.
Học sinh rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn bài về văn biểu cảm.
Có thói quen tư duy, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn b/c.
Bước đầu biết viết 1 đoạn văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị
GV: một số văn bản biểu cảm.
HS: chuẩn bị phần I; Làm dàn bài “ Cây sấu Hà Nội”
III. Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận, diễn giảng.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Phần chuẩn bị của hs).
3. Bài mới:
Các em đã biết thế nào là văn biểu cảm. Ở tiết học này chúng ta tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn về văn bản biểu cảm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1
? Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
? Em yêu cây gì? Vì sao?
Hs nêu tên cây, các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi...
Hoạt động 2
Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 7’ lập dàn ý.
- Hs trình bày dàn ý, nhận xét.
- Gv: Hướng dẫn HS chọn đối tượng.
Hướng dẫn cách làm dàn ý.
- Hs hoàn thiện dàn ý.
- Hs đọc và so sánh 2 văn bản ( tr-100)
+ Bài 1: Bài văn tả cây sấu nhưng để nói về tình cảm với Hà Nội, với người Hà Nội.
+ Bài 2: Chỉ đề cập đến đặc điểm của cây sấu về hình dáng, tác dụng và sự phát triển, ko thể hiện tình cảm gì với cây sấu hay với một đối tượng nào khác qua cây sấu, ko dùng ngôn ngữ biểu tượng, truyền cảm xúc, gây liên tưởng ...
? Từ đó em hãy cho biết đặc điểm khác nhau cơ bản giữa văn bản cảm và văn bản khoa học là gì?
- Gv nhấn mạnh lưu ý.
Hoạt động 3
- Hs viết đoạn văn. Đọc, rút kinh nghiệm.
I. Tập tìm hiểu đề.
Đề bài: Loài cây em yêu.
- Đề bài yêu cầu viết về thái độ, tình cảm với 1 loài cây cụ thể.
- Tình cảm chính: Sự gắn bó và cần thiết của loài cây đó đối với đời sống vật chất, tinh thần.
II. Lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về cây...
- Lí do yêu thích: gắn bó với tuổi thơ, cuộc sống, người thân...
2. Thân bài:
Đặc điểm của cây...( Miêu tả)
Cây ... trong cuộc sống con người. (Kể)
Cây ... trong cuộc sống của em.
(Tác dụng, hồi nhớ kỉ niệm, liên tưởng...).
3. Kết bài:
Tình cảm của em với cây đó.
* Lưu ý:
(a) Sự khác nhau giữa văn bản biểu cảm và văn bản khoa học:
+ Văn bản biểu cảm:
- Chứa đựng tình cảm.
- Từ ngữ giàu hình ảnh, truyền cảm xúc, liên tưởng, có sức lay động lớn.
+ Văn bản khoa học:
- Không chứa đựng tình cảm.
- Từ ngữ chính xác, khách quan, có sự thuyết phục.
(b) Phải kết hợp việc miêu tả vật được tả với việc biểu hiện tình cảm với đối tượng muốn nói đến trong ẩn ý.
III. Luyện viết đoạn văn.
Tập viết đoạn mở, kết bài.
Viết 1 đoạn phần thân bài.
4. Củng cố và luyện tập
- Nêu những điểm cần thiết khi làm văn biểu cảm?
(Phải kết hợp việc miêu tả vật được tả với việc biểu hiện tình cảm với đối tượng muốn nói đến trong ẩn ý. )
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Bài cũ: - Hoàn thiện dàn ý, tập diễn đạt hoàn chỉnh bài văn.
Bài mới: - Soạn bài “ Qua đèo ngang ”.
Tìm hiểu tình cảm mà tác giả thể hiện qua bài thơ.
V- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 7.doc