Hoạt động1: Phân biệt các phụ âm: ch/tr; s/x; r/d/gi; l/n.
* Phân biệt phụ âm đầu tr/ch:
? Theo quy tắc tiếng Việt đã học thì tr và ch có thể kết hợp và không thể kết hợp những vần nào?
- Tr: không kết hợp với các vần: oa, oăt, oc.
- Ch: có thể kết hợp với các vần trên.
* Khi gặp các tiếng có vần oa, oăt, oc thì phải viết ch.
Ví dụ: chích chòe, choàng khăn, mặt choắt .
* Quy tắc kết hợp trong từ Hán Việt:
- ch: không kết hợp với các yếu tố HV có dấu nặng và dấu huyền.
- Tr có thể kết hợp với các yếu tố Hán Việt ấy.
Ví dụ: Trạng nguyên, trịch thượng, triệt để, triệu phú, trầm tư, triều đại, trình độ, trừng phạt .
Theo quy tắc trong từ láy:
* Tr: hầu như không láy với phụ âm khác, trừ các từ: trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trật lất.
* Ch: láy với rất nhiều phụ âm khác. leo cheo, chào mào
Quy tắc ngữ nghĩa:
- Những từ chỉ quan hệ gia đình, họ hàng thân thuộc, chỉ đồ dùng ở nông thôn, chỉ ý phủ định thường viết Ch:
Ví dụ: cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt, chút, chít
Chăn, chiếu, chum, chày, chậu
Chưa, chửa, chớ, chẳng, chả
- Những từ chỉ thời gian hoặc vị trí thường viết Tr.
Ví dụ: trên, trong, trước
Phân biệt phụ âm đầu s/x:
? Nêu nguyên tắc kết hợp trong âm tiết đã được học ở lớp 5, lớp 6.
- S: không kết hợp với các vần: oă, oc, uê.
- X: kết hợp được với các vần trên.
Ví dụ: xoắn ốc, xum xoe, xuề xịa
? Nêu quy tắc kết hợp của s/x trong từ láy ?
- S và X không láy với nhau mà chỉ có hiện tượng điệp phụ âm đầu S hoặc X.
Ví dụ: sắc sảo, sáng sủa, sừng sững, sằng sặc, sục sạo
Xào xạc, xanh xao, xơ xác, xao xuyến, xấp xỉ
- S hầu như không láy với các phụ âm đầu khác, trừ các từ: đồ sộ, sáng láng, cục súc.
44 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 35 và 36 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.
Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
Đề 5/88
1/MB: Nêu vấn đề nghị luận: “học! học nữa! học mãi”
Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
2/TB:
a)Giải thích câu nói (hoặc nêu các biểu hiện của vấn đề)
- Học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáokhi học chúng ta phải tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. - -- Như thế lời dạy của lê-nin có ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường mà cả ngoài XH
b)Phân tích các mặt đúng, lợi:
- Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay. Bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng.Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN hoặc các bác học Newtơn, Ampere trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân loại.
- Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:“Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học” hoặc: “Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin). Hoặc câu của Bác Hồ :“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của lê-nin.
c) Phân tích các mặt bổ sung (mở rộng vấn đề)
- Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. Thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, không cố gắng chăm lo học tập, kiến thức nông cạn, dở dang.
- Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà không chịu tiếp tục học hỏi. Và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
- Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH..
c)Phân tích nguyên nhân, hậu quả, (hoặc tác dụng)
- Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay, nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ của mỗi người công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân pháp, sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ, đa số nhân dân ta không có thời giờ và phương tiện để học tập.Nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần phải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngũ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề, nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ, kết luận chung của bài nghị luận.
Rõ ràng nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời, câu nói trên cũng bộc lộ tấm lòng, ước muốn thiết tha của lê-nin.
Đề bài: Hãy giải thích nội dung câu nói: “Học đi đôi với hành”.
I. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Giải thích
- Vấn đề giải thích: Học đi đôi với hành
II. Dàn bài:
1. Mở bài
- Giới thiệu câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Học đi đôi với hành”.
- Nêu vai trò của câu nói.
2. Thân bài
a. Giải thích “Học đi đôi với hành”:
- Học: Quá trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức
- Hành: Làm thực hành, luyện tập, vận dụng vào thực tế.
- Học đi đôi với hành: Kết hợp học lí thuyết với thực hành, vận dụng làm bài tập hoặc ứng dụng trong thực tế.
b. Tại sao phải “Học đi đôi với hành”?
- Học mà không hành thì chỉ là lí thuyết suông, không có tác dụng, mau quên.
- Nêu không học lí thuyết mà thực hành thì sẽ lúng túng, kém hiệu quả thậm chí có thể mang đến những hậu quả đáng tiếc. (Dẫn chứng)
- Học kết hợp với hành sẽ:
+ Củng cố, khắc sâu lí thuyết;
+ Phát huy tác dụng của những điều đã học được vào thực hành, vào thực tế.
+ Thực hành thành thạo đạt kết quả cao.
=> Học và hành là hai mặt không thể tách rời, luôn đi đôi và bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
- Có thể liên hệ với câu tục ngữ : Muốn biết phải hỏi, Muốn giỏi phải làm.
c. Cần kết hợp học với hành như thế nào ?
- Không học lí thuyết suông mà phải biết ứng dụng thực hành.
- Nắm vững lí thuyết để thực hành tốt.
3. Kết bài
- Ý nghĩa của câu nói
- Liên hệ bản thân.
- Chỉ là lí thuyết suông
? Nếu hành mà không được học trước lí thuyết thì kết quả thực hành sẽ như thế nào?
- Thực hành lúng túng
- Hiệu quả thấp
- Có thể là hậu quả.
? Phần kết bài cần phải làm gì ?
- Nêu ý nghĩa của câu nói
Giải thích câu tục ngữ: "Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
I. Mở bài:
- Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng."
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)
- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
III. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.
Người việt nam ta có 1 truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái " lá lành đùm lá rách", tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau " thương người như thể thương thân". truyền thống ấy đã trở thành đạo lý của dân tọc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy"bầu ơi thương lấy bí cù ng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
File đính kèm:
- Tuần 35,36.docx