Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
I. Mở bài:
- Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống.
- Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
II. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ.
- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức.
- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
* Chứng minh:
- Trong kháng chiến chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi (dẫn chứng)
- Trong lao động sản xuất, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng.
- Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại (dẫn chứng)
- Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản.
Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao (dẫn chứng)
* Liên hệ: “Không có việc gì khó.”
III. Kết bài:
- Câu tục ngữ là bài học quý báu.
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 33 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Luận điểm: Những khía cạnh, bình diện, bộ phận của luận đề.
( Một luận đề có nhiều hoặc một luận điểm)
5. Dẫn chứng và lí lẽ.
- Dẫn chứng trong văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, phù hợp với luận điểm, luận đề.
- Dẫn chứng phải được phân tích bằng lí lẽ, lập luận (ko chỉ liệt kê).
- Lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, logic; là chất keo kết nối các dẫn chứng, làm sáng tỏ, nổi bật dẫn chứng.
6. So sánh văn chứng minh, giải thích.
* So sánh 2 đề bài: (sgk 140).
+ Giống: - Chung 1 luận đề.
- Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận.
+ Khác:
Đề a
Đề b
- Kiểu bài: giải thích.
- Vấn đề ( giả thiết) chưa rõ.
- Lí lẽ là chủ yếu.
- Cần làm rõ bản chất vấn đề.
- Kiểu bài: chứng minh
- Vấn đề ( giả thiết) đã rõ.
- Dẫn chứng là chủ yếu.
- Cần chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
4. Củng cố và luyện tập:
GV hệ thống lại kiến thức đã ôn tập.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
* Bài cũ: - Lập dàn ý các đề bài ôn tập.
* Bài mới: - Lập dàn ý về 2 kiểu bài chứng minh, giải thích.
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 134
Ngày dạy :
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
I. Mục tiêu:
Hệ thống hoá và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và văn bản nghị luận.
Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý về 2 kiểu bài chứng minh, giải thích.
Ý thức tự học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: bảng phụ ghi dàn ý.
Học sinh: lập dàn ý.
III. Phương pháp:
Vấn đáp, diễn giảng, thực hành.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (chuẩn bị dàn bài)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Văn chứng minh
* Yêu cầu HS đọc đề, xác định thể loại.
Thảo luận nhóm 10’ lập dàn ý.
- HS lập dàn ý, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, treo bảng phụ ghi dàn ý.
* Hoạt động 2: Văn giải thích
* Yêu cầu HS đọc đề, xác định thể loại.
Thảo luận nhóm 10’ lập dàn ý.
- HS lập dàn ý, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, treo bảng phụ ghi dàn ý.
Đề 2
Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
I. Mở bài:
- Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống.
- Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
II. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ.
- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức.
- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
* Chứng minh:
- Trong kháng chiến chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi (dẫn chứng)
- Trong lao động sản xuất, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng.
- Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại (dẫn chứng)
- Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản.
Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao (dẫn chứng)
* Liên hệ: “Không có việc gì khó...”
III. Kết bài:
- Câu tục ngữ là bài học quý báu.
- Cần vận dụng một cách sáng tạo bài học về tính kiên trì (kiên trì + thông minh + sáng tạo) để thành công.
Đề 3
Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
I. Mở bài.
- Những phương diện làm nên giá trị con người: phẩm chất, hình thức.
- Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”.
II. Thân bài:
* Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn?
- Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con người.
- Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con người.
-> Nước sơn đẹp nhưng gỗ ko tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con người cũng cần cái nết, phẩm chất chứ ko phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.
* Vì sao nhân dân lại nói như vậy?
- Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian.
- Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Người có phẩm chất tốt luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
* Cần hành động ntn?
- Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức.
- Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.
* Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
III. Kết bài:
- Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.
- Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức.
4. Củng cố và luyện tập:
* GV nhắc lại cách làm bài văn chứng minh, giải thích.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
* Bài cũ: - Triển khai phát triển thành dàn ý chi tiết 2 đề trên.
- Tiếp tục ôn tập, lập dàn ý các đề còn lại.
* Bài mới: - Chuẩn bị ôn tập tiếng việt.
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 125
Ngày dạy:.
Chương trình địa phương
EM BÉ CÔ ĐƠN
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được cảnh sống gia đình không hạnh phúc sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và cuộc sống của trẻ em.
Rèn cách đọc đúng các từ địa phương Tây Ninh.
Giáo dục học sinh có ý thức xây đắp và bảo vệ cuộc sống gia đình.
II-Chuẩn bị:
-Giáo viên: Ví dụ ngoài đời có liên quan đến tác phẩm.
-Học sinh : sưu tầm những mẫu chuyện giống với cốt truyện đang học.
III- Phương pháp:
Gợi tìm, nêu vấn đề, diễn giảng.
IV-Tiến trình:
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:(kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1:
- Gáo viên đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc đoạn tiếp theo, chú ý các từ địa phương.
Học sinh tóm tắt.
-GV gọi HS tóm tắt tác phẩm, bổ sung và nhận xét, nêu một số nét về tác giả, tác phẩm.
- GV giải thích một số từ khó trong văn bản.
*Hoạt động 2:
GV gọi HS nêu một số hoàn cảnh sống của mình và nêu cảm nghĩ về cuộc sống đó.
Vậy em bé có hoàn cảnh sống như thế nào?
Trong cuộc sống ngoài đời em đã bắt gặp những ai có hoàn cảnh như vậy? Em có suy nghĩ gì?
Thương cảm cho hoàn cảnh khó khăn của họ.
Em bắt gặp ở đâu nhiều nhất?
Vậy trước hoàn cảnh của mình như vậy em bé thường làm gì?
Mỗi buổi chiều đều ra bờ suối.
Em ra bờ suối để làm gì?
Nếu là em thì em sẽ làm gì cho bớt sự cô đơn?
Trong nỗi cô đơn đó bé ước những gì?
Tại sao cô bé lại có những ước mơ đó?
Muốn được tự do, để bớt cô đơn
Trong những ước mơ đó có ước mơ nào là mãnh liệt?
Em hiểu ước mơ đó có phải được sống yên vui với gia đình hay không? Vì sao?
(Không, muốn thoát khỏi cảnh cô đơn.)
Tại sao bé lại ước mơ làm con chim non bên bờ suối mà không ước mơ cái khác?
Bé đã so sánh cuộc sống đó với gia đình mình thế nào?
Qua đây em thấy cô bé thiếu thốn nhất là gì? Và tại sao em bé trở thành cô đơn ?
I: Đọc, hiểu văn bản
Tóm tắt tác phẩm
Tác giả, tác phẩm
Từ khó. SGK
II.Phân tích
1- Hoàn cảnh sống của em bé
-Em bé rất cô đơn thiếu tình thương, chăm sóc của người thân.
-Ra bờ suối mỗi buổi chiều để dễ chịu, bớt đi sự cô đơn.
2- Ước mơ của em bé
- Trôi theo dòng nước
- Hóa thành chim
- Ước mơ hóa thành chim rất mãnh liệt, nó đi cả vào giấc mơ.
-Thoát khỏi cảnh sống cô đơn, ngột ngạt hiện có.
-Vì bé được chứng kiến cảnh gia đình chim âu yếm sum họp sau mỗi lần kiếm mồi về
-Thiếu thốn tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ
4.Củng cố và luyện tập:
- Cô bé có hoàn cảnh như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài này?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
*Bài cũ: - Nắm vững nội dung bài học.
- Sưu tầm những mẫu chuyện hoặc câu chuyện có nội dung giống với văn bản trên.
*Bài mới: - Chuẩn bị bài chương trình địa phương (tt)
- Chuẩn bị sưu tầm những câu chuyện, ca dao ở địa phương.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 33.doc