I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Hiểu thế nào là phép liệt kê. Nắm được các kiểu liệt kê.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của phép liệt kê trong văn bản. Biết vận dụng phép liệt kê vào thực tiễn nói và viết.
2. Kiến thức:
- Khái niệm liệt kê. Các kiểu liệt kê.
3. Kĩ năng:
- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
- Phân tích giá trị của phép liệt kê.
- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
4.Thái độ:
- Có ý thức dùng đúng phép liệt kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ
2. Học sinh: Xem lại hai văn bản Sống chết mặc bay và Ca Huế trên sông Hương; tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu kiểm tra: Nội dung bài mở rộng cụm chủ vị để mở rộng câu
30 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 31 và 32 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có quan hệ liên danh với nhau).
Ví dụ: Cuộc đua xe đạp Hà nôi - Huế - Sài Gòn đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
? Qua 4 ví dụ trên, cho biết dấu gạch ngang có ngững công dụng nào ? (Dùng trong những trường hợp nào )
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
* Hoạt động 2: Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
? Quan sát lại ví dụ d, và cho biết cách viết từ Va-ren có gì khác với cách viết từ Phan Bội Châu (và các từ khác nói chung) ?
(? Từ Va-ren có mấy tiếng ? – 2 tiếng).
? Giữa các tiếng được viết như thế nào ?
- Giữa các tiếng không được viết liền nhau mà được nối với nhau bằng dấu gạch nối.
? Tại sao lại có sự khác nhau trong cách viết như vậy ?
- Vì từ Va-ren là tên riêng của người nước ngoài (gồm nhiều tiếng).
- Phan Bội Châu là tên gọi của người Việt Nam.
?Những từ sau là tên riêng hay từ mượn: in-tơ-net, ma-két-tinh ?
- Là từ mượn của người nước ngoài được phiên âm sang tiếng Việt.
? Như vậy, điểm khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối là gì?
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
* Hoạt động 3: Luyện tập
? Đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập ?
- Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các câu.
- GV hướng dẫn học sinh làm:
+ Mỗi nhóm làm 1 ví dụ.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của mình.
+ GV nhận xét và cho điểm.
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 ? - Nêu công dụng của dấu gạch nối.
GV gọi 1 học sinh khá lên bảng làm, học sinh ở dưới làm vào vở.GV nhận xét và cho điểm.
? Bài tập 3 yêu cầu gì ? - Đặt câu có dùng dấu gạch ngang.
- HS suy nghĩ trong 3 đến 5 phút.
- Sau đó gọi 2 học sinh khá lên bảng làm.- Học sinh khác nhận xét, sửa bài.
I. Bài học
1. Công dụng của dấu gạch ngang
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
II. Luyện tập
Bài tập1: Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu:
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh,
à Đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.
b. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù
à Đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.
c. Đặt ở đầu dòng trước lời nói trực tiếp của nhân vật.
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
d, e. Nối các từ nằm trong một liên danh.
Bài tập 2: Công dụng của dấu gạch nối trong ví dụ:
- Béc-lin, An-dát, Lo-ren: Dùng để nối các tiếng trong tên riêng tiếng nước ngoài.
Bài tập 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
a. Thị Kính là một phụ nữ:
- Hiền dịu, ngoan hiền, thương yêu chồng
- Chịu nhiều nỗi oan trái.
b. Học sinh tiêu biểu của cả ba miền Bắc – Trung – Nam đã về đây họp mặt.
4. Củng cố:
- Nêu công dụng của dấu gạch ngang ?
- Dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang như thế nào ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, hoàn tất bài tập. Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
- Chuẩn bị bài: Văn bản báo cáo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 32 Ngày soạn:25/03/2014
Tiết 124 Ngày dạy:12/03/2014
VĂN BẢN BÁO CÁO
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản báo cáo.
- Hiểu các hình huống cần viết văn bản báo cáo. Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.
2. Kiến thức:
- Đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
3. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản báo cáo.
- Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.
- Nhận ra được những sai sót khi viết văn bản báo cáo.
4. Thái độ:
- Có ý thức dùng văn bản báo cáo đúng quy cách.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: - Xem lại bài văn bản đề nghị
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, chuẩn bị 1 văn bản báo cáo.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu kiểm tra: Văn bản đề nghị
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
- Khi nào thì dùng văn bản đề nghị ? Trình bày cách viết văn bản đề nghị ?
- Văn bản đề nghị được tạo lập để gửi lên các cấp có thẩm quyền để nêu ý kiến của cá nhân hoặc tập thể về một nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể đó. (5đ)
- Cách làm văn bản đề nghị : Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung trình bày không nên máy móc nhưng phải đủ các mục : người đề nghị, người được đề nghị ( hoặc cấp được đề nghị ) và nội dung đề nghị. (5đ)
2. Giới thiệu bài:
Văn bản báo cáo là một trong số các văn bản hành chính. Người ta dùng văn bản này khi muốn báo cáo một vấn đề nào đó lên cấp trên. Tiết học này sẽ giúp các em biết cách làm một văn bản báo cáo.
3. Bài mới:
Hoạt động thầy viên và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản báo cáo
Học sinh đọc 2 văn bản báo cáo trong sgk trang 133, 134.
? Khi nào thì dùng văn bản báo cáo ? (Chú ý vào tên của văn bản và phần nội dung).
- Khi trình bày nội dung và kết quả công việc đã làm, đã thực hiện của cấp dưới đối với cấp trên.
? Hai báo cáo trên do ai viết ? Viết về kết quả công việc của cá nhân hay tập thể ?
- Hai văn bản đều do lớp trưởng thay mặt lớp viết, báo cáo về kết quả công việc của tập thể lớp (lớp 7B và 7C).
? Đó là kết quả của việc gì ?
- Văn bản 1: Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/11 của lớp 7B
- Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt của lớp 7C.
? Ngoài 2 văn bản báo cáo của tập thể trên, em còn biết báo cáo nào của cá nhân viết? Hãy kể tên một số báo cáo khác ?
- Báo cáo của cá nhân:
+ Báo cáo kinh nghiệm học tập
+ Báo cáo khoa học (Công trình nghiên cứu).
+ Báo cáo thành tích
- Báo cáo của tập thể:
+ Báo cáo tổng kết năm học
+ Báo cáo phong trào thi đua của lớp
GV: Như vậy, báo cáo có thể trình bày kết quả sự việc của 1 cá nhân hoặc của một tập thể. Nếu là báo cáo của tập thể thì thường do người đứng đầu tập thể viết. Còn nếu là báo cáo của cá nhân thì do chính cá nhân đó tự viết.
* Hoạt động 2: Luyện tập
? Muốn người đọc hiểu được nội dung và kết quả của công việc trong báo cáo thì nội dung và hình thức của báo cáo cần được trình bày như thế nào ?
- Hình thức: Trang trọng, rõ ràng, cụ thể (có số liệu chính xác).
- Nội dung: Cần chú ý các mục: Báo cáo của ai? Báo cáo ai ? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào ?
- HS làm bài tập 3- trang 134 sgk:
? Tình huống phải viết báo cáo là tình huống nào ? Vì sao?
- Tình huống b. Vì phải báo cáo lại tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm.
? Hãy nhìn vào 2 văn bản báo cáo và cho biết thứ tự trình bày các mục trong báo cáo ?
? Cả hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau ?
- Giống nhau: Đều có quốc hiệu tiêu ngữ; thời gian, địa điểm làm báo cáo; tên văn bản; người nhận, cơ quan nhận báo cáo; tên cá nhân, tổ chức gửi văn bản; nội dung báo cáo; chữ kí và họ tên người viết văn bản.
- Khác nhau: Nội dung báo cáo, kết quả sự việc.
? Theo em, những phần nào là quan trọng nhất trong báo cáo ?
- Báo cáo ai ? (Người hoặc tổ chức nhận báo cáo)
- Ai báo cáo ? (Cá nhân hoặc tổ chức gửi báo cáo)
- Báo cáo về vấn đề gì ? (Nội dung công việc)
- Kết quả như thế nào ? (Đã đạt được những kết quả gì ?)
? Từ 2 văn bản trên, hãy rút ra cách làm văn bản báo cáo?
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo.
- Tên báo cáo.
- Nơi nhận báo cáo.
- Người (Tổ chức) báo cáo.
- Nêu lí do, sự việc và kết quả đã làm được.
- Kí tên.
GV: Trình tự các mục trong báo cáo cũng giống như trình tự các mục trong giấy đề nghị (chỉ khác về nội dungcác mục).
? Nhắc lại những điều cần lưu ý khi viết văn bản đề nghị?
- Tên văn bản viết chữ in hoa, khổ chữ to.
- Trình bày sáng sủa, cân đối.
GV: Khi viết văn bản báo cáo ta cũng cần chú ý 2 điểm như viết văn bản đề nghị.
* Hoạt động 3: Luyện tập
? Đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập ?
- Sưu tầm 1 văn bản báo cáo và giới thiệu trước lớp: chỉ rõ nội dung, hình thức, các phần, các mục được trình bày trong báo cáo ?
- GV yêu cầu HS lấy mẫu báo cáo đã chuẩn bị sẵn ở nhà để giới thiệu.(GV có thể cho HS sử dụng văn bản 3 (Báo cáo) trong sách giáo khoa trang 109 trong bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính).
? Nêu yêu cầu của bài tập 2 ?
- Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo
I. Bài học
1. Đặc điểm của văn bản báo cáo.
Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
2.Cách viết văn bản báo cáo.
- Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau: người báo cáo, người nhận báo cáo, kết quả.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Giới thiệu văn bản báo cáo: các nội dung, hình thức, phần, mục được trình bày trong văn bản:
(HS dựa vào văn bản để giới thiệu)
Bài tập 2: Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo:
- Tên văn bản không viết chữ in hoa (viết chữ thường).
- Nội dung báo cáo thiếu chi tiết, cụ thể, lời văn còn rườm rà.
- Trình bày giữa các phần không cân đối, thiếu hợp lí.
- Tẩy xóa và viết tắt trong báo cáo.
4. Củng cố:
- Khi nào thì viết văn bản báo cáo? Cần chú ý những nội dung gì khi viết văn bản báo cáo? Cách làm báo cáo có gì giống và khác cách làm giấy đề nghị?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, thay mặt lớp viết báo cáo về tình hình của lớp trong tháng vừa qua cho thầy, cô chủ nhiệm của lớp. Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo. Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập.
- Chuẩn bị bài:
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuần 31,32.docx