Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Em hiểu ca dao là gì? Dân ca là gì?
Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật.
dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
Ca dao, dân ca thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người
Thế nào là ca dao, dân ca?
HS trả lời, GV diễn giảng.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK/35. Cho biết cc từ: nuộc lạt, bc mẹ, mnh mơng, chiều chiều l những từ gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Lời nói trong bài ca dao là lời của ai ? Nói với ai? Bằng hình thức gì ?
Bài 1: Lời mẹ nói với con, bằng lời ru.
Bài ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Các cách so sánh đó đã thể hiện công lao của cha mẹ như thế nào? Từ láy mênh mông có thể diễn tả thêm ý gì khi nói về công ơn của cha mẹ?
Lời khuyên trong bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Về vấn đề gì?
Bài 2: Là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ về nỗi nhớ mẹ, nhớ quê.
Từ láy chiều chiều nói gì về hành động của cô gái? Tại sao phải đứng ngõ sau để trông về quê mẹ?
23 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Kim Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các loại từ láy
Hãy cho biết từ láy là gì?
õĐó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh
ơ GV treo bảng phụ, ghi VD .
Hãy tìm các từ láy trong bài ca dao số 3 và 4
õQuanh quanh, mênh mông, bát ngát, phất phơ, đòng đòng.
Những từ láy trong các câu VD có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?
õTừ láy Quanh quanh, đòng đòng.có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
õTừ láy mênh mông, bát ngát, phất phơ có sự giống nhau về phụ âm đầu, về vần giữa các tiếng.
Hãy phân loại các từ láy đó?
õ Từ láy toàn bộ.
- Từ láy bộ phận
ơ GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/42.
Vì sao các từ láy in đậm trong VD không nói được là bật bật, thẳm thẳm?
õ Vì đó là những từ được cấu tạo theo lối lặp lại tiếng
gốc, nhưng để cho dễ biết, dễ nghe nên có sự biến đổi về âm cuối hoặc thanh điệu.VD: đo đỏ; lành lạnh
Từ láy có mấy loại? Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
ơ HS trả lời, GV chốt ý.
ơ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
ơ GD HS ý thức sử dụng tốt các loại từ láy trong quá trình tạo lập văn bản.
àHoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ láy.
Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
õ Được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng (nhái lại tiếng kêu, tiếng động ).
Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?
- a. lí nhí, li ti, ti hí
- b. nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.
õ a: Gợi tả những âm thanh, hình dáng nhỏ bé có chung khuôn vần i.
b: Gợi tả những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp, có chung khuôn vần âp.
So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ.
àHS trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
Tìm các từ láy có nghĩa mạnh hơn hoặc nhẹ hơn so với tiếng gốc?
õ Thăm thẳm mạnh hơn thẳm. Khe khẽ nhẹ hơn khẽ.
Nghĩa của từ láy như thế nào so với tiếng gốc?
à Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
ơ Gọi HS đọc BT1.
Tìm các từ láy trong đoạn văn đó?
Xếp chúng vào bảng phân loại?
ơ GV hướng dẫn và gọi HS làm.
Nhận xét, sửa sai.
ơ Gọi HS đọc BT 2.
Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau tiếng gốc để tạo thành từ láy.
ơ Gọi HS đọc BT4
ơ Cho HS thảo luận nhóm 4’
ơ Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
ơ GV hướng dẫn HS làm bài tập 5.
ơ Các từ trên là từ ghép .
Các từ : chiền, nê, rớt, hành có nghĩa là gì?
I. Các loại từ láy:
VD:
à Ghi nhớ: SGK/42
II. Nghĩa của từ láy:
- mềm mại: nhấn mạnh hơn mềm.
- đo đỏ: giảm nhẹ đi so với đỏ.
à Nghĩa của từ láy có thể giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh hơn so với tiếng gốc
III. Luyện tập:
Bài 1:
- Từ láy toàn bộ:bần bật; thăm thẳm; chiêm chiếp.
- Từ láy một bộ phận: nức nở; tức
tưởi; rón rén; lặng lẽ; rực rỡ; ríu ran; nặng nề.
Bài 2: Lấp ló; nho nhỏ; nhức nhối; khang khác; thâm thấp; chênh chếch; anh ách.
Bài 4: Đặt câu :
Bài 5:
Bài 6: Chiền, nê: từ cổ, không rõ nghĩa.
Rớt : rơi ra, còn sót lại.
Hành :làm.
4. Củng cố và luyện tập:
Từ láy có mấy loại? Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
õ Ghi nhớ – SGK – 42.
Nghĩa của từ láy như thế nào so với tiếng gốc?
õ Ghi nhớ – SGK – 42.
ơ GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Trong những từ láy sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
õ A. Mạnh mẽ. C. Mong manh.
B. Ấm áp. D. Thăm thẳm.
Làm BT4 VBT?
ơ HS làm bài tập.
õ - Cô giáo của em có dáng người nhỏ nhắn.
- Bạn Lan có giọng nói thật nhỏ nhẻ.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài, học thuộc hai phần ghi nhớ trong SGK – 42, làm BT 3, 5, 6 VBT.
-Tìm hiểu trước phần I, tóm tắt yêu cầu phần II bài”Quá trình tạo lập văn bản”. Tìm hiểu kĩ về các bước tạo lập văn bản.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 3
Tiết 12
Ngày dạy :11/9/2010
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN -
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 Ở NHÀ.
1. Mục tiêu: Giúp HS.
a. Kiến thức:
- Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tạo lập văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào việc làm một bài văn cụ thể và hoàn chỉnh.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận khi tạo lập văn bản, khi làm bài.
2. Chuẩn bị:
-.GV: Bảng phụ ghi các bước tạo lập văn bản.
-.HS: Tìm hiểu kĩ về các bước tạo lập văn bản.
3 Phương pháp dạy học:
- Phân tích, gợi mở, nêu vấn đề.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức: 7A1: 7A2:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
ơ GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Các sự việc trong văn bản : “Cuộc chia tay ” được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào? (3đ)
õ A. Liên hệ thời gian.
B. Liên hệ không gian.
C. Liên hệ tâm lí. (nhớ lại)
D. Liên hệ ý nghĩa. (tương đồng, tương phản)
Làm BT2 VBT? (7đ)
ơ HS làm bài tập.
õ Nội dung chính của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai con búp bê. Nếu thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai người lớn sẽ làm cho nội dung chính bị phân tán, mất mạch lạc của câu chuyện.
ơ GV nhận xét, ghi điểm.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài :Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Các em học những kiến thức và kĩ năng ấy làm gì? Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản thôi hay còn vì một lí do nào khác nữa? Để giúp các em hiểu rõ và nắm vững hơn về những vấn đề mà ta đã học, chúng ta cùng tìm hiểu về một công việc hoàn toàn không xa lạ, một công việc các em vẫn làm đó là “Quá trình tạo lập văn bản ”.
Hoạt động của GV và HS
ND bài học
àHoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước tạo lập văn bản .
Khi làm bài văn, em đã thực hiện các bước như thế nào và theo em bước nào là khó hơn cả?
õ Tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa . Khó nhất là viết bài.
Hãy nhắc lại bố cục của bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê”
õTừ đầu giấc mơ thôi:Thái độ của hai anh em khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi
Nhưng không hiếu thảo như vậy: cuộc chia tay của những con búp bê.
Hay anh dẫn. Tôi đi: cuộc chia tay với cô giáo và lớp học.
Còn lại: phút cuối cùng cuộc chia tay của hai anh em
Em hãy thử tưởng tượng văn bản này nhằm viết cho ai? Với mục đích gì?
õ Cho XH ta, kêu gọi mọi người hãy quan tâm đến quyền lợi của trẻ em và trách nhiệm của bố mẹ.
Em thấy nhà văn nghĩ đâu viết đó hay có bố cục rõ ràng trước khi viết?
õ Có bố cục rõ ràng trước khi viết.
Em thấy trong từng đoạn, nhà văn đã có những cách diễn đạt khác nhau như thế nào?
õTả hay kể, nói về hiện tại, rồi nói về quá khứ, khi nhân vật khi nhân vật đối đáp, kể ở ngôi thư nhất.
Em có nghĩ rằng sau khi viết xong là tác giả gởi ngay
bài viết cho cuộc thi viết về trẻ em hay tác gải phải đọc đi, đọc lại, sửa lại nhiều lần rồi mới gởi.
ơ Gọi HS đọc phần 4 SGK/45.
Cho biết việc viết thành văn cần đạt những yêu cầu gì?
õ Tất cả các yêu cầu SGK/45 trừ yêu cầu “kể chuyện hấp dẫn” là không bắt buộc đối với các văn bản không phải là tự sự.
Qua tìm hiểu hãy cho biết để tạo lập một văn bản phải làm như thế nào?
õ Xác định 4 vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về vấn đề gì ? Viết như thế nào?
Sắp xếp ý và xây dựng dàn bài.Viết bài ( tạo lập văn bản). Sửa chữa.
ơ HS trả lời, GV chốt ý.
ơ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
ĩ GD HS ý thức tạo lập văn bản theo các bước đã học.
à Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập .
ơ Gọi HS đọc BT2
ơ GV hướng dẫn HS làm
ơ HS thảo luận nhóm, trình bày.
ơ GV nhận xét, sửa sai.
ơViết bài làm văn số 1 ở nhà.
ơ GV ghi đề lên bảng, HS chép đề vào giấy về nhà làm.
ơ GV chuẩn bị dàn ý :
Dàn ý.
1. MB: Giới thiệu khái quát về thầy cô giáo của em.(2đ)
2. TB:(6đ)
- Miêu tả chi tiết hình ảnh thầy (cô) giáo.
- Ngoại hình
- Cử chỉ, hành động.
- Lời nói, công việc.
- Kỷ niệm sâu sắc giữa em và thầy cô.
3. KB: Nêu cảm nghĩ của em đối với thầy (cô) giáo.(2đ)
I. Các bước tạo lập văn bản :
- Định hướng chính xác.
- Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí.
- Diễn đạt thành văn.
- Kiểm tra văn bản .
à Ghi nhớ: SGK/46
II: Luyện tập:
Bài 2:
Đề: Tả thầy (cô) giáo mà em yêu thích.
4.4. Củng cố và luyện tập :
ơ GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Trong những yếu tố sau , yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản ?
õ A. Thời gian (văn bản được nói, viết vào lúc nào?)
B. Đối tượng (nói, viết cho ai?)
C. Nội dung (nói, viết cái gì?)
D. Mục đích (nói viết để làm gì?)
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 46, làm hoàn chỉnh các BT 1,3, 4 trong VBT.
- Xem lại kiến thức TLV đã học.
- Soạn bài “Luyện tập tạo lập văn bản ”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu kĩ :
+ Tìm hiểu đề, tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết đoạn.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 3.doc