I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Mức độ cần đạt:
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói giải thích một vấn đề.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói giải thích một vấn đề.
2.Kiến thức:
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
3.Kĩ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
4.Thái độ:
- Nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Lập dàn bài cho đề a trong sgk.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Giới thiệu bài:
Để giúp các em nắm vững hơn và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích, đồng thời cũng cố những kiến thức xã hội và văn học. Biết trình bày miệng một vấn đề xã hội (hoặc văn học), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
26 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 29 và 30 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng:
Truyện ngắn vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren , khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng
IV. Luyện tập
2. Giải thích nghĩa cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm.
- Những trò lố: lố bịch, giả tạo, buồn cười, lừa bịp của Va-ren với Phan Bội Châu.
4. Củng cố:
- Nhắc lại hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này?
- Nhận xét của em về lời hứa của Va-ren?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Kể lại ngắn gọn các sự việc xảy ra trong truyện.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 30 Ngày soạn:09/03/2014
Tiết 115 Ngày dạy:26/03/2014
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Mức độ cần đạt:
- Hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
- Lưu ý: Học sinh đã được biết đến văn bản hành chính là một trong sáu kiểu văn bản (gồm có : tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ) ở lớp 6.
2. Kiến thức:
- Đặc điểm của văn bản hành chính : hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
3. Kĩ năng:
- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
- Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.
4. Thái độ:
- Học sinh có ý thức dùng văn bản hành chính trong đời sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các văn bản.
2. Học sinh: Xem lại các bài về đơn từ ở lớp 6
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu kiểm tra:
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
? Ở lớp 6, em đã học những thể loại Tập làm văn nào. Cho ví dụ.
Các thể loại văn bản đã học ở lớp 6 gồm: Văn tự sự, văn miêu tả, viết thư, đơn từ.
Ví dụ: Tả cánh đồng lúa. (10đ)
2. Giới thiệu bài:
Đơn từ là một loại văn bản hành chính. Vậy ngoài đơn từ ra còn có những văn bản hành chính nào. Cách trình bày loại văn bản này như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản hành chính.
- Gọi 3 HS đọc 3 văn bản trong sgk trang 107, 108, 109.
? Khi nào thì người ta viết văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo ?
- Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó xuống cấp dưới, muốn cho nhiều người biết thì người ta viết văn bản thông báo.
- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay của tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị).
- Khi cần báo cáo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
Gv rút ra nhận xét: Tóm lại cấp trên không bao giờ dùng văn bản báo cáo đối vơi cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên.
Đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao.
? Văn bản hành chính được dùng khi nào ?
- Khi muốn truyền đạt yêu cầu từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
? Mỗi văn bản nhằm mục đích gì ?
- Thông báo: Nhằm phổ biến 1 nội dung nào đó.
- Đề nghị (Kiến nghị): Nhằm đề xuất 1 ý kiến nguyện vọng.
- Báo cáo: Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.
? Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau ?
- Giống: Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định.
- Khác: về nội dung và mục đích.
? Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác với văn bản truyện và thơ mà em đã học?
- Thơ, văn dùng hư cấu, tưởng tượng, dùng ngôn ngữ nghệ thuật.
- Văn bản hành chính không dùng hư cấu tượng tượng, dùng ngôn ngữ hành chính.
? Văn bản hành chính được trình bày theo một hình thức nhất định (gọi là mẫu). Em hãy nêu một số hình thức chung của văn bản hành chính ?
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, thời gian làm văn bản
- Tên văn bản
- Họ tên, chức vụ người nhận hay tên cơ quan đơn vị nhận văn bản
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay têncơ quan, tập thể gửi văn bản
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo
- Chữ kívà họ tên người gửi văn bản.
* Hoạt động 2: Luyện tập
? HS đọc bài tập và nêu yêu cầu ?
- Tình huống nào viết văn bản hành chính.
- Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó.
- GV hướng dẫn.
Văn bản thông báo
Văn bản báo cáo
Văn bản biểu cảm
Văn bản xin phép
Văn bản đề nghị
Văn bản tự sự.
I. Bài học
1. Thế nào là văn bản hành chính ?
- Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội.
- Văn bản này thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính - công vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, cá nhân với tập thể.
2. Các loại văn bản hành chính thường gặp:
Đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm.
3. Đặc điểm của văn bản hành chính:
- Có tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định
- Ngôn ngữ của văn bản hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa.
II. Luyện tập
* Các trường hợp viết văn bản hành chính và văn bản hành chính:
1. Một sự kiện trọng đại sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy: Viết văn bản thông báo.
2. Thầy hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua: Viết văn bản báo cáo.
4. Hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được: Viết đơn (Đơn xin nghỉ học).
5. Cả lớp muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm cho đi tham quan: Viết văn bản đề nghị.
4. Củng cố:
Văn bản hành chính có những đặc điểm gì về: mục đích, nội dung, hình thức trình bày ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, hoàn tất bài tập. Nắm được đặc điểm văn bản hành chính.
- Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra văn và tiếng việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 30 Ngày soạn:11/03/2014
Tiết 116 Ngày dạy:27/03/2014
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT- THI GIỮA KÌ
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Củng cố lại kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh; về công việc tạo lập văn bản nghị luận và cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ của bản thân, nhờ đó mà học sinh có được những kinh nghiệm quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
2. Kiến thức:
- Các kiến thức về văn bản và tiếng Việt đã học.
3. Kĩ năng:
- Làm bài kiểm tra định kì và thi.
4. Thái độ:
- Học sinh có ý thức nghiêm túc sửa chữa bài kiểm tra để rút kinh nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chấm bài; nhận xét ưu điểm, tồn tại.
2. Học sinh: Xem lại đề bài đã làm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên phát bài
2. Giới thiệu bài:
Để giúp các em nhận biết được những ưa, khuyết điểm của mình trong việc làm một bài văn lập luận giải thích; cách sử dụng từ, đặt câu khi tạo lập văn bản, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học này.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt:
Học sinh đọc đề.
Giáo viên nêu đáp án.
Học sinh đối chiếu.
Giáo viên nhận xét: ưu, khuyết điểm cơ bản trong bài và trả bài.
* Hoạt động 2: Trả bài kiểm tra Văn:
Học sinh đọc đề.
Giáo viên nêu đáp án.
Học sinh đối chiếu và sửa chữa.
Giáo viên chỉ ra cho học sinh những nguyên nhân dẫn đến lỗi sai để học sinh rút kinh nghiệm.
Ví dụ:
+ Một số em chưa biết viết đoạn văn, diễn đạt lủng củng, thiếu sự liên kết giữa các câu văn.
+ Đoạn văn chứng minh chưa thuyết phục, thiếu dẫn chứng hoặc dẫn chứng còn chung chung.
* Hoạt động 3: Sửa lỗi cho học sinh
GV nêu một số lỗi điển hình trong bài làm của học sinh và hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi, sửa chữa.
I. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
1. Phần trắc nghiệm: (3 đ) Khoanh tròn những câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1 Câu
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
A
A
C
B
C
C
D
B
B
B
A
2. Phần tự luận (7đ)
Caâu 1: Thế nào là rút gọn câu ? – Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn. 1đ
* Hãy rút gọn các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần gì ? 1đ
A) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.à Học ăn, học nói, học gói, học mở.( Rút gọn chủ ngữ)
B)- Hôm nào cậu đi Nha Trang ?
- Ngày mai, tôi đi Nha Trang.à Ngày mai. ( Rút gọn chủ ngữ và vị ngữ)
Caâu 2: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các câu dưới đây ?
A) Câu rút gọn : Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 1đ
B) Câu đặc biệt : - Lá ơi !
Câu rút gọn : Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! 1đ
Câu 3: Nêu đặc điểm của trạng ngữ ? 2đ
* Về ý nghĩa:
- Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nói trong câu.
* Về hình thức:
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu.
- Giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ thường có quãng nghỉ khi nói và hoặc một dấu phẩy khi viết.
* Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của mỗi trạng ngữ trong các câu sau: 1đ
A) từ nghìn đời nayà TN chỉ thời gian
B) Mùa xuân à TN chỉ thời gian
II. Trả bài kiểm tra Văn
Theo đáp án đề thi của nhà trường.
III. Nhận xét
1. Ưu điểm: Cơ bản đáp ứng được các nội dung; có nhiều bài trình bày sạch đẹp.
2. Tồn tại:
- Còn nhiều bài điểm yếu.
- Chữ viết xấu, trình bày chưa đẹp.
- Lỗi chính tả nhiều.
- Sử dụng dấu câu chưa hợp lý.
IV. Sửa lỗi
1. Lỗi chính tả
2. Lỗi dùng từ, câu, dựng đoạn.
4. Củng cố:
- Xem lại nội dung phần kiểm tra
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Sửa lại các lỗi trong bài.Làm lại các bài dưới điểm 5
- Chuẩn bị bài: Ca Huế trên Sông Hương
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
* Bảng thống kê bài kiểm tra Tiếng Việt:
Lớp
Sĩ số
Số bài
Điểm
Tổng
1-3,4
3,5- 4,9
<5
5- 6,4
6,5-7,9
8 -10
5>
7/1
7/5
7/7
Tổng
Tỉ lệ
* Bảng thống kê bài kiểm tra văn:
Lớp
Sĩ số
Số bài
Điểm
Tổng
1-3,4
3,5- 4,9
<5
5- 6,4
6,5-7,9
8 -10
5>
7/1
7/5
7/7
Tổng
Tỉ lệ
File đính kèm:
- Tuần 29 ,30.docx