Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

- Phân biệt sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hịch và cáo ?

 - Em hiểu như thế nào về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ?

3. Bài mới: Quang Trung Nguyễn Huệ không chỉ là một vị đế anh hùng mà còn là một nhà chính trị, nhà văn hoá có tầm nhìn xa trông rộng. Ông rất chú ý đến trọng dụng nhân tài, chấn hưng văn hoá, giáo dục để xây dựng đất nước được vững mạnh, lâu bền. Quang Trung đã nhiều lần viết thư vời nhà nho lão thành, học vấn sâu rộng đang ở ẩn - Nguyễn Thiếp. Trước sự chân thành và thẳng thắn của Quang Trung, Nguyễn Thiếp nhận lời vào Phú Xuân (Huế) giúp nhà vua xây dựng, phát triển văn hoá, giáo dục. Tháng 8/1791 Nguyễn Thiếp dâng lên bản tấu “Luận học pháp”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 26 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ An (nay là xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).Năm Bính Tý (1756) ông được bổ làm Huấn đạo Anh Đô, rồi làm Tri huyện Thanh Chương. Rồi từ quan về ở trên núi Thiên Nhẫn, đọc sách làm thơ, ra Bắc, vào Nam ngao du sơn thủy. Tiếng tăm cụ nổi khắp các cõi. Năm 1786, Nguyễn Huệ nổi binh lấy Phú Xuân rồi tiến ra Bắc trừ chúa Trịnh, tôn phù nhà Lê và được phong Nguyên súy Phù chính Dục võ Uy Quốc công. Từ đấy cho đến khi mất, vua Quang Trung đã có nhiều lần giao tiếp với Nguyễn Thiếp. Ba lần gửi thư kèm lễ vật mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân để đại dụng. Hai lần hội kiến ở Phù Thạch. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả : Nguyễn Thiếp (1723-1804) - Quê ở Hà Tĩnh là người học sâu, hiểu rộng, từng giúp Quang Trung xây dựng phát triển văn hóa giáo dục. 2.Tác phẩm: - Xuất xứ: Trích phần đầu bài tấu “Luận học pháp” mà Nguyễn Thiếp gửi Quang Trung năm 1791. - Tấu: Là loại văn thư bề tôi, thần dân gửi lên vua chuá để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc-Tìm hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục : 3 phần - Từ đầu .. điều tệ hại ấy: Bàn về mục đích của việc học. - Tiếp theo .. xin chớ bỏ qua: Bàn về cách học. - Còn lại : Tác dụng của phép học. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận c. Phân tích: c1.Bàn về mục đích việc học: - Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. -> Mục đích chân chính của việc học là học để làm người. - Phê phán: Lối học hình thức, lối học cầu danh lợi. -> Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan. => Coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp cho đất nước vững bền c2. Bàn về cách học: - Mở trường dạy học ở phủ huyện, mở trường tư, con cháu các nhà tiện đâu học nấy. - Phép học lấy Chu Tử làm chuẩn. - Học từ thấp đến cao. - Theo điều học mà làm => Học như thế sẽ tạo được nhiều người tài, giữ vững đạo đức, tránh được lối học hình thức. c3.Tác dụng của phép học: - Tạo được nhiều người tốt - Triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị - Từ cầu khiến: xin, cúi mong: Nguyễn Thiếp rất tâm huyết, kì vọng vào sự nghiệp giáo dục. 3. Tổng kết: *Ghi nhớ sgk/78 (Sơ đồ lập luận theo yêu cầu SGK) a. Nghệ thuật: - Lập luận: Đối lập hai quan niệm về sự học - Luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, lời văn khúc chiết. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ và sáng rõ, Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự học. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Tìm hiểu thêm về con người, cuộc đời của Nguyễn Thiếp. liên hệ mục đích, phương pháp học tập của bản thân - Nhớ 10 yếu tố Hán Việt được sử dụng * Bài mới: Chuẩn bị: “Thuế máu” Sơ đồ lập luận của đoạn văn Mục đích chân chính của việc học Phê phán những lệch lạc, sai trái Khẳng định quan điểm phương pháp đúng đắn Tác dụng của việc học chân chính E. RÚT KINH NGHIỆM: **************************************** Tuần: 26 Ngày soạn: 01/03/2014 Tiết PPCT: 102 Ngày dạy: 03/03/2014 Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM. HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu biết rõ hơn về cách xây dựng và trình bày luận điểm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng và trình bày trong 1 bài văn nghị luận 2. Kĩ năng: Nhận biết sâu hơn về luận điểm. Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn 3. Thái độ: Thành thục các kĩ năng về xây dựng đoạn văn nghị luận. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thảo luận, giải thích D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 8A2:. 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Trình bày luận điểm trong văn nghị luận có vai trò vô cùng quan trọng. Có thể cho rằng nếu chúng ta đã tìm được đúng và đủ những luận điểm cần thiết để làm bài, đã sắp xếp thành một bố cục hợp lí và đã biet cách trình bày luận điểm, thì với các em, làm một bài văn nghị luận sẽ không còn là công việc quá khó khăn. Bởi thế luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm phải được coi là khâu có ý nghĩa quyết định. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY CỦNG CỐ KIẾN THỨC - Luận điểm? Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận? - Hệ thống luận điểm? Cách sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận? LUYỆN TẬP Hs đọc yêu cầu của đề bài Gv: Bài cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? Hs: Cần phải học tập chăm chỉ Gv: Em có nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra ở mục II,1 không ? Vì sao ? HSTLN – 4 phút và trình bày: 5 luận điểm trong sgk, tuy tương đối phong phú nhưng lại chưa đảm bảo các yêu cầu chính xác, phù hợp, đầy đủ, mạch lạc chẳng hạn: Luận điểm a còn có nội dung chưa phù hợp với vấn đề trong bài vì nói đến lao động tốt. Vậy cần phải loại bỏ nội dung luận điểm đó. Thiếu những luận điểm cần thiết khiến mạch văn có chỗ đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ càng thêm những luận điểm như: đất nước rất cần những người tài giỏi hoặc: phải chăm học mới học giỏi, mới thành tài - Sắp xếp luận điểm còn chưa hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm d không nên đứng trước luận điểm e ) Gv: Vậy để hệ thống luận điểm đó mạch lạc, hợp lí thì ta phải sắp xếp lại ntn? * Trình bày luận điểm Hs đọc luận điểm e trong sgk Gv: Trong các câu trên câu nào dùng để giới thiệu luận điểm e? (1,3) Hs đọc mục b Gv: Các luận cứ trên sắp xếp hợp lí chưa? (hợp lí) Gv: Có thể kết thúc luận điểm trên bằng câu nghi vấn được không? Hs: Đặt câu nghi vấn. Gv: Đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch hay quy nạp? (quy nạp) Gv: Hãy phát biểu luận điểm mà em vừa chuẩn bị trước lớp; sau đó, lắng nghe sự góp ý của các bạn và của cô áo để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho bản thân ? Hs: Trình bày Gv: Đánh giá. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị làm bài viết số 6 I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC: - Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết và vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận - Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận II. LUYỆN TẬP: * Đề bài : Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm * 5 luận điểm tương đối phong phú, nhưng lại chưa phù hợp, đầy đủ, mạch lạc. * Sắp xếp lại luận điểm : a, Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “đài vinh quang”, sánh kịp với các bè bạn năm châu. b, Quanh ta đang có nhiều tấm gương phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước. c, Muốn học giỏi, muốn tành tài thì trước hết phải học chăm. d, Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thấy cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn. e, Nếu bây giờ càng chơi bời, khôngchịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống g, Vậy các bạn nên chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống. 2.Trình bày luận điểm a- Giới thiệu luận điểm. Chọn cách thứ nhất và thứ ba vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết: Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. b- Sắp xếp luận cứ. - Luận cứ được sắp xếp là phù hợp: Phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thị luận điểm được làm rõ hoàn toàn. c- Viết kết đoạn. Ví dụ: Đến lúc ấy, nhiều bạn trong chúng ta hối hận thì đã muộn. d- Kiểu đoạn văn. Đoạn văn được viết theo đoạn diễn dich. Có thể đổi sang đoạn quy nạp nhưng cần phải sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi. 3- Luyện tập viết đoạn văn cụ thể. - Trình bày đoạn văn đã chuẩn bị III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Hướng dẫn chuẩn bị viết bài tập làm văn số 6. - Làm bài tập: Theo trình tự luyện tập ở trên lớp, hãy tập viết ở nhà một đoạn văn để trình bày luận điểm dựa vào văn bản “ Bàn luận về phép học” - Trình bày luận điểm: Tìm các luận cứ, sắp xếp thành dàn ý theo trình tự khoa học, hợp lí; trình bày lập luận theo phương phápquy nạp hoặc diễn dịch. E. RÚT KINH NGHIỆM: **************************************** Tuần: 26 Ngày soạn: 06/03/2014 Tiết PPCT: 103-104 Ngày dạy: 08/03/2014 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội. Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm. - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút. III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Từ Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ giữa “học” và “hành”. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Từ văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. *Yêu cầu chung: - Hình thức: bài làm rõ bố cục 3 phần. Hành văn trôi chảy, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Có sử dụng linh hoạt các kiểu câu đã học - Nội dung: Bài làm đảm bảo các ý như phần dàn bài. - Bố cục mạch lạc, luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ và thuyết phục. - Diễn đạt chuẩn xác, gợi cảm *Yêu cầu cụ thể : Dàn ý a. Mở bài: - Nêu vấn đề “Học” và “Hành” - Giới thiệu câu nói của Nguyễn Thiếp “Theo điều học mà làm” b. Thân bài: Giải quyết vấn đề cần nghị luận. - Vai trò của việc học trong đời sống. - Thực trạng của việc học: Học chay, học vet, nặng về lí thuyết, thiếu kĩ năng thực hành. - Các giải pháp đối với việc học. Trong đó có việc hành: “Học đi đôi với hành”. - Cách thức thực hành, áp dụng những điều đã học vào đời sống. - Mối quan hệ giữa “học” với “hành”. b. Kết bài: Cần kết hợp giữa “học “ và “hành” để mang lại kết quả học tập cao hơn. 1.0 điểm điểm 7.0 điểm 1.0 điểm (Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp) V. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. ...

File đính kèm:

  • docNgu van 8 tuan 26.doc
Giáo án liên quan