Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 25 - Mai Thị Luyến

- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động và cách sử dụng các loại câu đó.

- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

- Rèn kĩ năng nhận biết và chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

- GD hs ý thức sử dụng câu bị động và chủ động phù hợp khi nói, viết.

II. Chuẩn bị : -GV : Bảng phụ, các vd tiêu biểu.

-HS : Đọc, tìm hiểu về câu chủ động và câu bị động .

III. Phương pháp :

Vấn đáp, gợi tìm, nêu vấn đề, hợp tác theo nhóm

IV. Tiến trình :

1.Ổn định : KTsĩ số: 7A1: 7A2:

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

* Giới thiệu bài :

Để giúp các em hiểu :Thế nào là câu chủ động, câu bị động, cách chuyển đổi như thế nào? Chuyển đổi nhằm mục đích gì? Tiết học này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 25 - Mai Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
än : về phẩm chất giản dị của Bác : dùng lí lẽ giải thích nguyên nhân, dùng lí lẽ phân tích vấn đề. - Nghệ thuật lập luận : dùng nhiều dẫn chứng, phân tích lí lẽ sâu sắc, lời văn không khô khan mà chứa chan tình cảm. * Ghi nhớ : Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết. Ở bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những dẫn chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. III. Luyện tập : 1.“ Sáng ra bờ suối là sang” “ Sống quen thanh đạm nhẹ người, Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung” . ( Sáu mươi ba tuổi) 2.Đó là cách sống đẹp, đáng quí, đáng giữ gìn và phát huy, rất cần thiết trong cuộc sống. 4.Củng cố và luyện tập: ?. Theo em nghệ thuật nghị luận của bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” có những đặc điểm gì nổi bật? @ A. Dẫn chứng cụ thể, phong phú làm nổi bật tính giản dị của Bác Hồ. B. Lập luận sắc bén, giàu tính thuyết phục. C. Cả A và B. ?. Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào? @ A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ Bác. B. Sự tưởng tượng hư cấu của tác giả. C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác. D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ. 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Học thuộc lòng phần ghi nhớ. - Sưu tầm thêm các dẫn chứng về sự giản dị của Bác. - Tham khảo bài tập 1, 2, 3 sbt / 36, 37. - Làm đầy đủ các bài tập vào VBT. - Đọc tìm hiểu trước phần I, II, tóm tắt yêu cầu phần III bài “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”. V.Rút kinh nghiệm : Tuần 25 Tiết : 94 ND :22.02.2010 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG I.Mục tiêu : - Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động và cách sử dụng các loại câu đó. - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Rèn kĩ năng nhận biết và chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - GD hs ý thức sử dụng câu bị động và chủ động phù hợp khi nói, viết. II. Chuẩn bị : -GV : Bảng phụ, các vd tiêu biểu. -HS : Đọc, tìm hiểu về câu chủ động và câu bị động . III. Phương pháp : Vấn đáp, gợi tìm, nêu vấn đề, hợp tác theo nhóm IV. Tiến trình : 1.Ổn định : KTsĩ số: 7A1: 7A2: 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Để giúp các em hiểu :Thế nào là câu chủ động, câu bị động, cách chuyển đổi như thế nào? Chuyển đổi nhằm mục đích gì? Tiết học này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”. Hoạt động của thầy trò Nội dung bài HĐ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chủ động và câu bị động. ?. GV dùng bảng phụ cung cấp các vd. a.Thầy giáo phạt học sinh. b. Học sinh bị thầy phạt. ?. Xác định chủ ngữ của 2 vd. chủ ngữ thực hiện hành động gì? Hướng vào ai? @ a. Chủ ngữ : thầy giáo, hành động : phạt, hướng đến HS. b. Chủ ngữ : học sinh, hành động của người khác hướng đến chủ ngữ là phạt. ? Chủ ngữ: ở câu a, b có gì khác nhau ? @ CN ở câu a chỉ người thực hiện hoạt động hướng vào người khác.(chỉ đối tượng của hoạt động) * Chủ ngữ ở câu b, chỉ người được hoạt động của người khác hướng vào. (chỉ chủ thể của hoạt động). ?. VD a là câu chủ động, vd b là câu bị động. Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động? ?. Trong câu bị động, em thấy thường có từ gì? @ Bị, được. * Gọi HS đọc ghi nhớ.GV nhấn mạnh ý. * GV lưu ý có những câu chứa từ bị, được, nhưng không phải là câu bị động vì không chuyển đổi thành câu chủ động được. * VD : . -Lan bị té. - Nó được đi bơi. HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. ?. GV dùng bảng phụ cung cấp các vd sgk. ?. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? @ Cuộc chia tay của những con búp bê. ?. Em chọn câu a hay câu b điền vào chỗ trống, vì sao? @ Câu b : để mạch văn trong câu được thống nhất , vì đầu câu 4 dùng “em tôi” thay cho “Thuỷ”, vì thế câu b thông qua chủ ngữ “em” để tiếp tục nói về Thuỷ là hợp lí và lôgic. ?. GV nêu vd cho học sinh hiểu rõ hơn. a - Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí. b -Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí. ?. Vậy theo em việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì? * HS đọc ghi nhớ, gv nhấn mạnh ý. * GD hs ý thức sử dụng câu bị động và chủ động phù hợp khi nói, viết. HĐ 3 : Hướng dẫn HS luyện tập ?. HS tóm tắt yêu cầu bài tập 1. ?. HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhận xét. ?. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : 1.Tập thể phê bình nó. 2. Người lái đò đẩy thuyền ra xa. 3. Nhiều người tin yêu Hà. * Gọi HS lên bảng chuyển đổi. * Chấm điểm, động viên, khen ngợi khi các em làm đúng. I.Câu chủ động và câu bị động : VD: * Ghi nhớ : sgk/57. - Câu chủ động là câu có chủ nghữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. - Câu bịû động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động người, vật khác. hướng vào. II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : VD: * Ghi nhớ : sgk/58. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch thống nhất. III. Luyện tập : 1.Có khi (các thứ của quí) dễ thấy. -> tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó. – Tác giả “mấy vần thơ” thi sĩ -> mạch văn trong toàn đoạn được thống nhất. 2.Bài tập bổ sung : - Nó bị tập thể phê bình. - Thuyền được người lái đò đẩy ra xa. - Hà được nhiều người tin yêu. 4.Củng cố và luyện tập: ?. Trong những câu sau câu nào là câu bị động? @ A.Lan đang học bài. B. Long được thầy giáo khen. C. Nam bị ngã. D. Trời nóng quá. ?. Trong những câu sau câu nào là câu chủ động? @ A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. B. Thuyền bị gió làm lật. C. Ngôi nhà đã bị ai đó phá. D. Lan được thầy giáo khen. ?. Trong các câu có từ “bị” sau, câu nào không là câu bị động? @ A. Ông tôi bị đau chân. B. Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam. C. Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang. D. Môi trường đang càng ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà : - Học thuộc hai phần ghi nhớ, tìm thêm một số vd về câu chủ động, câu bị động. - Xem kĩ cách làm bài văn lập luận chứng minh, xem lại các đề bài đã cho. Chuẩn bị tiết 97, 98 làm bài viết số 5 tại lớp. V. Rút kinh nghiệm: Tuần : 25 Tiết : 95, 96 ND :23.02.2010 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I.Mục tiêu : Giúp HS: 1. Kiến thức: Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như các kiến thức về văn và tiếng Việt có liên quan đến bài làm để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể. Tích hợp giáo dục môi trường: Ra đề liên quan đến bảo vệ rừng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận chứng minh hoàn chỉnh, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục tính sáng tạo, tính cẩn thận khi làm bài cho HS và ý thức nghiêm túc trong học tập. II. Đề thi, đáp án, ma trận: Hoạt động của thầy trò Nội dung bài * Đề1 : Hãy chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. * Đề 2:Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. * Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống. : * Đáp án : 1. MB : (1,5đ) - Giới thiệu vấn đề bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con ngườì. 2. TB : (7đ) - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đó là đúng đắn. + Rừng : những danh lam thắng cảnh, những điểm du lịch sinh thái. + Rừng cho ta hiểu được cái đẹp và cho người ta cảm giác về sự vĩ đại. + Rừng làm cho khí hậu được ôn hoà. + Nếu những cánh rừng bị tàn phá, hàng triệu cây bị chết thì muông thú không còn chỗ sống. + Nếu những cánh rừng bị tàn phá, thì sông ngòi bị cát bồi và khô cạn dần, đất bị xói mòn, khô cằn gây ra lũ lụt. + Nếu những cánh rừng bị tàn phá thì khí hậu trái đất sẽ nóng dần lên, băng hà ở hai cực sẽ tan dần, lụt lội sẽ tàn phá nhà cửa mùa màng. 3.KB : (1,5đ) - Nhận xét chung : bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người. - Suy nghĩ của em về bảo vệ rừng hiện nay. * Ma trận Nộâi dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở mức độ thấp Vận dụng ở mức độ cao Viết bài văn lập luận chứng minh hoàn chỉnh . Mở bài: Thân bài : Kết bài: Mở bài: (2đ) Thân bài: (2đ) Thân bài: (2đ) Kết bài (2đ) Thân bài: (2đ) Tổng số câu ứng với mỗi cấp độ 1 1 1 1 Tổng số điểm 2 2 4 2 Tỉ lệ% 20% 20% 40% 20% III. Đánh giá kết quả: Số liệu: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém 7A1 7A2 K7 Ưu điểm: Khuyết điểm:

File đính kèm:

  • docLoan.doc
Giáo án liên quan