* Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản
- Giới thiệu tác giả:
Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động xã hội có uy tín được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
- Cách đọc: lưu ý những câu có bộ phận mở rộng thành phần, cần đọc rõ ràng, mạch lạc.
- HS đọc văn bản. Giải thích một vài từ khó.
? Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Vì sao em biết?
-Văn bản dùng nhiều lí lẽ và dẫn chứng.
? Theo em, mục đích nghị luận của tác giả trong văn bản này là gì?
- Khẳng định sự giàu đẹp của Tiếng Việt để mọi người tự hào, tin tưởng.
? Bài văn có mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS phân đoạn.
* Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Vấn đề ấy được thể hiện ở câu nào?
? Vấn đề nghị luận này gồm mấy luận điểm?
? Câu 4,5 đoạn 1 có tác dụng gì?
? Nhận xét tác dụng của từ ngữ được điệp trong đoạn văn?
(“Một thứ tiếng” -> Nhấn mạnh, thêm trang trọng. Quán ngữ, điệp ngữ: “Nói như thế có nghĩa là nói rằng” -> Nhấn mạnh, mở rộng ý văn).
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Làm bài tập, trả lời, bổ sung.
- GV thống nhất đáp án.
? Hãy thêm trạng ngữ cho các câu sau và cho biết đó thuộc kiểu trạng ngữ gì?
- HS thảo luận, trả lời, bổ sung.
a, ~ thời gian. d, ~ mục đích.
b, ~ cách thức. e, ~ nguyên nhân.
c, ~ nơi chốn. g, ~ mục đích.
- HS tập cho ví dụ về trạng ngữ.
I. Đặc điểm của trạng ngữ.
1. Ví dụ. (sgk 39)
- Dưới bóng tre xanh: chỉ địa điểm, nơi chốn.
- đã từ lâu đời: chỉ thời gian.
- đời đời, kiếp kiếp: chỉ thời gian.
- từ nghìn đời nay: chỉ thời gian.
2. Nhận xét.
- Bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu về (t), nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức...
- Vị trí: đầu - giữa - cuối câu.
- Ngắt quãng, dấu phẩy khi nói, viết.
* Ghi nhớ: (39).
II. Luyện tập.
Bài 1. Vai trò của từ “mùa xuân”.
a, Mùa xuân ...: Chủ ngữ.
(là) mùa xuân: Vị ngữ.
b, trạng ngữ.
c, bổ ngữ.
d, câu đặc biệt.
Bài 2. Tìm trạng ngữ, gọi tên trạng ngữ
a, + Như báo trước ...: ~ cách thức.
+ Khi đi qua ... xanh: ~ thời gian.
+ Trong cái vỏ xanh kia: ~ địa điểm.
+ Dưới ánh nắng: ~ nơi chốn.
b, + Với khả năng thích ứng: ~ cách thức.
Bài 3. Bổ sung phần trạng ngữ cho các câu sau:
a, Ve kêu râm ran, phượng nở đỏ rực.
b, Con mèo vồ gọn con chuột.
c, Lũ trẻ đang nô đùa vui vẻ.
d, Tôi cố gắng chăm chỉ học tập.
e, Mọi việc ko thể hoàn thành.
g, Ai cũng muốn học giỏi.
Bài 4:
Đặt câu với các trạng ngữ ở các vị trí khác nhau.
4. Củng cố và luyện tập
- Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho câu về những phương diện nào?
( Ghi nhớ SGK)
- Việc thêm trạng ngữ cho câu, trạng ngữ đứng ở nhiều vị trí khác nhau có ý nghĩa gì?
( Về bản chất, thêm trạng ngữ cho câu tức là ta đã thực hiện 1 trong những cách mở rộng câu.)
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
* Bài cũ : - Học bài. Hoàn thiện bài tập.
* Bài mới : - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 87
Ngày dạy
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
Nhận diện và phân tích 1 đề, 1 văn bản nghị luận chứng minh.
Giáo dục cho HS ý thức nói,viết có lý lẽ dẫn chứng rõ ràng.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: văn bản mẫu để phân tích.
Học sinh: trả lời câu hỏi SGK.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, vấn đáp, diễn giảng, thảo luận.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số hs.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu bố cục và nội dung từng phần của bố cục trong văn bản nghị luận?( 6 điểm)
( Ghi nhớ SGK)
- Lập luận trong văn bản nghị luận có đặc điểm gì? ( 4 điểm)
( SGK)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Mục đích và phương pháp chứng minh.
- GV đưa tình huống.
- HS thảo luận câu hỏi 1 (sgk 41) trong 3’.
- HS rút ra mục đích, phương pháp của chứng minh.
- GV giới thiệu những yếu tố có thể làm bằng chứng.
? Em hiểu thế nào là chứng minh?
- HS suy luận, trả lời.
- GV:Trong văn nghị luận, chúng ta chỉ sử dụng lời văn thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
- HS đọc văn bản (sgk 41).Thảo luận nhóm trong 5’ trả lời các câu hỏi sau:
? Văn bản trên làm rõ luận điểm gì? Tìm những câu mang luận điểm đó?
? Bài văn đã lập luận ntn? Để làm rõ luận điểm, tác giả đã đưa những dẫn chứng gì? Nhận xét về các dẫn chứng?
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
? Nhận xét về cách lập luận và các dẫn chứng được nêu trong bài?
? Mục đích của việc nêu dẫn chứng như vậy là để làm gì?
- HS thảo luận.
(Mọi người thấy 1 vấn đề: Vấp ngã là sự thường thấy. Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng sự vấp ngã ko gây trở ngại cho họ thành công. Điều đáng sợ hơn là bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì ko cố gắng hết mình).
? Qua văn bản em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh?
- HS đọc ghi nhớ.
I. Mục đích và phương pháp chứng minh.
1. Trong đời sống.
a, Mục đích chứng minh: để người khác tin lời mình là thật.
b, Phương pháp chứng minh: đưa ra những bằng chứng để thuyết phục.
- Bằng chứng gồm: nhân chứng, vật chứng, sự việc, số liệu.
-> Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là chân thực.
2. Trong văn bản nghị luận.
a, Phân tích văn bản: “Đừng sợ vấp ngã”.
+/ Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã.
(Câu mang luận điểm: 2 câu cuối).
Luận điểm phụ:
- Đã nhiều lần bạn vấp ngã.
- Chớ lo sợ thất bại.
+/ Phương pháp lập luận: lập luận theo 2 vấn đề.
+Vấp ngã là thường: (3 dẫn chứng)
- Lần đầu tiên chập chững.
- Lần đầu tiên tập bơi.
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
+ Những người nổi tiếng từng vấp ngã: (5 dẫn chứng)
- Oan Đi-nây từng bị sa thải, phá sản.
- Lu-i Pa- xtơ chỉ là hs trung bình, hạng 15.
- Lep Tôn-xtôi bị đình chỉ đại học...
- Hen-ri Pho thất bại, cháy túi tới 5 lần.
- En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy cho là thiếu chất giọng.
* Nhận xét:
- Bài viết dùng lí lẽ, dẫn chứng (dẫn chứng là chủ yếu).
- Dẫn chứng đều tiêu biểu, có thật, đã được thừa nhận.
- Chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác.
-> Lập luận chặt chẽ.
b, Kết luận:
Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thật đã được công nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.
* Ghi nhớ: (sgk 42)
4. Củng cố và luyện tập
- Phép lập luận chứng minh là gì? Mục đích chứng minh?
( Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thật đã được công nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy
Mục đích chứng minh: để người khác tin lời mình là thật.)
- Đặc điểm của lí lẽ và dẫn chứng trong phép lập luận chứng minh?
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
* Bài cũ: - Học thuộc ghi nhớ.
* Bài mới: - Vận dụng phân tích văn bản “Không sợ sai lầm”.
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 88
Ngày dạy
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH (tiếp)
I. Mục tiêu:
Tiếp tục phân tích đề văn, văn bản để HS nắm được đặc điểm của 1 bài nghị luận chứng minh và yêu cầu cơ bản của luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận chứng minh.
Rèn kĩ năng tìm hiểu luận điểm, luận cứ, lập ý.
Giáo dục cho HS ý thức nói,viết có lý lẽ dẫn chứng rõ ràng.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Văn bản ngoài SGK.
Học sinh: chuẩn bị phần luyện tập.
III. Phương pháp
Thực hành, vấn đáp.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phép lập luận chứng minh? Trong phép lập luận chứng minh, dẫn chứng phải đảm bảo yêu cầu gì?( 10 điểm)
(Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thật đã được công nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Bài tập 1
- HS đọc văn bản (43).
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong sgk trong 7’.
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: thống nhất kiến thức cơ bản.
* Hoạt động 2: Bài tập 2
- GV nêu đề bài.
? Đề văn trên thuộc kiểu bài nghị luận nào? Phạm vi của dẫn chứng?
? Luận điểm chính cần làm sáng tỏ là gì?
? Các dẫn chứng nào phù hợp với đề bài trên?
? Lập 1 hệ thống luận điểm, luận cứ cho đề trên?
- HS thảo luận trong 7’.
II. Luyện tập:
Bài 1: Văn bản “Không sợ sai lầm”.
+ Luận điểm: Không sợ sai lầm, cần biết rút kinh nghiệm trước những sai lầm để thành công.
+ Những câu mang luận điểm:
- Không sợ sai lầm.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Những người sáng suốt dám làm... số phận mình.
+ Phương pháp chứng minh: Đưa ra các lí lẽ:
- Lí lẽ 1: Khẳng định con người ai cũng có lúc sai lầm.
- Lí lẽ 2: Người nào sợ sai lầm sẽ không tự lập được
( đưa dẫn chứng).
- Lí lẽ 3: Sai lầm khó tránh nhưng thất bại là mẹ của thành công.
- Lí lẽ 4: Khi phạm sai lầm cần suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm đường khác để tiến lên.
- Lí lẽ 5: (Kết luận) Người không sợ sai lầm mới làm chủ số phận của mình.
-> Luận cứ hiển nhiên, thực tế, có sức thuyết phục.
+ So sánh cách lập luận:
- Bài “Đừng sợ vấp ngã”: dẫn chứng là chủ yếu, lập luận theo cách quy nạp.
- Bài “Không sợ sai lầm”: chủ yếu đưa lí lẽ và phân tích lí lẽ.
Bài 2: Cho đề bài:
Ca dao đã thể hiện rõ tình cảm gia đình sâu sắc của người Việt Nam. Bằng các bài ca dao dã học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
(1) Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
Phạm vi dẫn chứng: Ca dao đã học và đọc thêm.
(2) Luận điểm chính: Tình cảm gia đình.
(3) Luận cứ:
a, Công cha ... đạo con.
b, Ngó lên luộc lạt ... nhiêu.
c, Anh em như ... đỡ đần.
d, Râu tôm nấu ...ngon.
(4) Lập ý:
Tình cảm gia đình
Cha mẹ Ông bà Anh em Vợ chồng
con cái con cháu
4. Củng cố và luyện tập
- GV nhấn cách làm bài chứng minh. Cần phải chia nhỏ luận điểm để chứng minh cho cụ thể.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
* Bài cũ: - Đọc thêm văn bản: “Có hiểu đời...”.
* Bài mới: - Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp).
- Tìm thêm ví dụ.
V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 23.doc