Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Châu

* Hoạt động 1: Giới thiệu chung

- HS Đọc chú thích.

? Em hiểu tục ngữ là gì?

- HS trả lời.

- GV Bổ sung, nhấn mạnh về nội dung, hình thứccủa tục ngữ.

? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì?

* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

- HS đọc văn bản.

- Cách đọc: Chậm, rõ ràng, vần lưng, ngắt nhịp.

? Theo em, câu tục ngữ nào thuộc đề tài thiên nhiên, câu nào thuộc lao động sản xuất?

? Nhóm tục ngữ này đúc rút kinh nghiệm từ những hiện tượng nào?

- HS + Thiên nhiên: hiện tượng (t), thời tiết (nắng, mưa, bão, lụt)

 + Lao động sản xuất: Giá trị của đất, chăn nuôi, các yếu tố quan trọng trong trồng trọt.

? Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào 1 văn bản?

- HS suy luận, trả lời.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õng câu tục ngữ về lao động sản xuất. * Câu 5: - Đất được coi như vàng, thậm chí quý hơn vàng. - Vận dụng: Phê phán hiện tượng lãng phí đất , đề cao giá trị của đất. * Câu 6: - Nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế: Nuôi cá - làm vườn- làm ruộng. - Vận dụng: Khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh để làm ra nhiều của cải vật chất. * Câu 7: - Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố nước, phân, chăm sóc, giống đối với nghề trồng trọt, đặc biệt là lúa nước. - Vận dụng: Cần bảo đảm đủ 4 yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bội thu. * Câu 8: - Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của việc cày xới, làm đất đồi với nghề trồng trọt. - Vận dụng: - Gieo cấy đúng thời vụ. - Cải tạo đất sau mỗi vụ. 3. Đặc điểm diễn đạt của tục ngữ. - Ngắn gọn, xúc tích. - Vần lưng, nhịp. - Các vế: Đối xứng cả về hình thức lẫn nội dung. - Lập luận chặt chẽ, hình ảnh cụ thể sinh động, sử dụng cách nói quá, so sánh. * Ghi nhớ: sgk (5). 4. Củng cố và luyện tập - Đặc điểm của tục ngữ? ( - Ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu. - Dễ nhớ, dễ lưu truyền. - Có 2 lớp nghĩa.) - Nội dung đề tài của tục ngữ trong văn bản? ( Ghi nhớ SGK) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ : - Học thuộc vb. - Sưu tầm thêm tục ngữ theo đề tài đã học. * Bài mới : - Soạn: Chương trình địa phương : Văn thơ Tây Ninh  «  Hương đất » V. Rút kinh nghiệm TUẦN 20 Tiết 76 Ngày dạy. Tiết 75 Ngày dạy. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu. Giúp học sinh hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống xã hội và đặc chung của văn bản nghị luận. Rèn kỹ năng nhận biết văn bản nghị luận. Có sự say mê đối với kiểu văn bản mới. II. Chuẩn bị Giáo viên: những bài xã luận, bình luận trên báo để minh họa. Học sinh: soạn bài, tìm thêm các văn bản nghị luận. III. Phương pháp Gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp. IV. Tiến trình Ổn định tổ chức.kt sĩ số hs Kiểm tra: (chuẩn bị bài của học sinh) Bài mới * Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận - HS trả lời câu hỏi sgk tr7. Cho các ví dụ hỏi khác. ? Hãy chỉ ra những văn bản nghị luận thường gặp trên báo chí, trên đài phát thanh? - HS: Các bài xã luận, bình luận, các mục nghiên cứu... - GV chuẩn bị một số tài liệu nghị luận, HS tìm hiểu gọi tên các loại bài nghị luận. ? Em hiểu thế nào là văn bản nghị luận? - HS phát biểu. - GV thống nhất khái niệm. * Hoạt động 2: Đặc điểm chung của văn bản nghị luận. - HS đọc văn bản (7’). ? Bác Hồ viết văn bản này nhằm hướng đến ai? Nói với ai? - HS: Nói với mọi người dân Việt Nam. ? Bác viết bài này nhằm mục đích gì? ? Để thực hiện mục đích ấy, Bác đưa ra những ý kiến nào? HS thảo luận nhóm nhỏ trong 3’. ? Tìm những câu văn thể hiện nội dung đó ? ? Em hiểu thế nào là câu luận điểm ? (Là những câu văn khẳng định 1 ý kiến, 1 quan điểm tư tưởng của tác giả). ? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đưa ra lí lẽ nào? - HS phát hiện, trả lời. ? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề và thuyết phục của người viết? - HS nhận xét. - HS đọc ghi nhớ - GV thống nhất ý. * Lưu ý : Văn bản nghị luận phải hướng đến giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1. Nhu cầu nghị luận. + Ví dụ: -Vì sao em đi học? - Vì sao con người phải có bạn? -> Kiểu câu hỏi này rất phổ biến. Trả lời bằng văn nghị luận (dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận, khái niệm ...) + Một số kiểu văn bản nghị luận: Chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận. 2. Thế nào là văn bản nghị luận? Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết (nói) nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một tư tưởng, một quan điểm nào đó. 3. Đặc điểm chung của văn bản nghị luận. (a) Văn bản: “Chống nạn thất học”. + Mục đích của văn bản: Kêu gọi nhân dân học, chống nạn thất học, mù chữ. + Các ý chính: - Nêu nguyên nhân của việc nhân dân ta thất học, dân trí thấp và tác hại của nó. - Khẳng định công việc cấp thiết lúc này là nâng cao dân trí. - Quyền lợi và bổn phận của mỗi người trong việc tham gia chống thất học. + Các câu mang luận điểm: - “Một trong những công việc phải làm cấp tốc ... dân trí”. - “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi ... chữ quốc ngữ”. + Những lí lẽ: - Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng 8 (95% dân số mù chữ). - Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà (biết đọc, biết viết). - Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. (b) Đặc điểm: - Luận điểm rõ ràng. - Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. * Ghi nhớ: sgk (9). 4. Củng cố và luyện tập - Thế nào là văn bản nghị luận? ( Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết (nói) nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một tư tưởng, một quan điểm nào đó.) - Đặc điểm của văn bản nghị luận? ( - Luận điểm rõ ràng ; - Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ : - Học bài. - Đọc lại văn bản nắm chắc luận điểm, lí lẽ. - Sưu tầm văn bản nghị luận. * Bài mới : - Chuẩn bị: Phần luyện tập (tiếp). V. Rút kinh nghiệm TUẦN 20 Tiết 76 Ngày dạy TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (Tiếp) I. Mục tiêu. Thông qua việc phân tích đặc điểm của văn bản nghị luận, tiếp tục củng cố kiến thức về văn nghị luận cho HS. Học sinh biết phân biệt văn bản nghị luận so với các văn bản khác. Bước đầu nắm được các cách nghị luận: trực tiếp, gián tiếp. Có sự say mê đối với kiểu văn bản mới. II. Chuẩn bị Giáo viên: Một số VD ngoài SGK. Học sinh: Làm bài tập trong SGK. III. Phương pháp Thực hành, thảo luận. IV. Tiến trình Ổn định tổ chức:kiểm tra sĩ số hs. Kiểm tra: Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? ( 10 điểm) ( Ghi nhớ SGK) Bài mới * Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Bài tập 1 - HS đọc văn bản . - GV dẫn dắt, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. Lưu ý HS tìm luận điểm, lí lẽ. - HS thảo luận theo nhóm trong 5’, tìm hiểu văn bản. - GV chốt ý. - HS ghi vở. ? Theo em, văn bản trên có thể chia thành mấy phần? - HS thảo luận theo bàn trong 3’. - GV lưu ý: Nhan đề bài nghị luận là một ý kiến, một luận điểm. * Hoạt động 2: Bài tập 2 - HS đọc văn bản “Hai biển hồ”. - GV nêu vấn đề. ? Theo em, ý kiến nào đúng? Vì sao? - HS: Ý (d). Giải thích. - HS phát hiện yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn bản. ? Theo em, mục đích của người viết là muốn nêu lên điều gì? - GV: Văn bản nghị luận thường chặt chẽ, rõ ràng, trực tiếp nhưng cũng có khi được trình bày 1 cách gián tiếp, hình ảnh, kín đáo. ? Trong 2 văn bản trên, theo em, vấn đề nào được nghị luận trực tiếp, vấn đề nào được nghị luận gián tiếp? II. Luyện tập: 1. Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt ... (a) Đây là 1 bài văn nghị luận. - Vấn đề nêu ra để bàn luận và giải quyết là vấn đề xã hội, 1 vấn đề thuộc lối sống đạo đức. - Tác giả sử dụng rất nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để thuyết phục. (b) + Luận điểm: Cần tạo ra những thói quen tốt trong xã hội. + Lí lẽ: - Khái quát về thói quen của con người. - Nêu những biểu hiện của thói quen xấu. + Khuyên: Cần rèn luyện thói quen tốt (dù điều đó rất khó) và khắc phục thói quen xấu trong cuộc sống từ những việc làm tưởng chừng rất nhỏ. (c) Tán thành ý kiến trên vì những ý kiến tác giả nêu ra đều đúng đắn, cụ thể. (d) Bố cục: + Mở bài: Khái quát các thói quen tốt và xấu. + Thân bài: - Các biểu hiện của thói quen tốt. - Các biểu hiện của thói quen xấu. + Kết bài: Đề xuất ý kiến. 2. Bài văn: Hai biển hồ. (1) Có ý kiến cho rằng: a, Văn bản trên thuộc kiểu văn bản miêu tả, miêu tả 2 biển hồ ở Pa- let- xtin. b, Kể chuyện về 2 biển hồ. c, Biểu cảm về 2 biển hồ. d, Nghị luận về cuộc sống (về 2 cách sống) qua việc kể chuyện về 2 biển hồ. (2) Nhận xét văn bản: - Văn bản có tả: tả hồ, cuộc sống tự nhiên và con người quanh hồ. - Văn bản có kể: kể về cuộc sống của cư dân. - Văn bản có biểu cảm: cảm nghĩ về hồ. - Mục đích: làm sáng tỏ về 2 cách sống. Cách sống cá nhân. Cách sống chia sẻ. -> Văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt...” -> Nghị luận trực tiếp. Văn bản “Hai biển hồ” -> Nghị luận gián tiếp. 4. Củng cố và luyện tập - Văn bản nghị luận thường đảm bảo những yếu tố nào? ( Đảm bảo 4 yếu tố: ...) - Có mấy kiểu văn bản nghị luận? ( Có 2 kiểu nghị luận: trực tiếp, gián tiếp.) - Văn bản nghị luận có đặc điểm gì? ( Văn bản nghị luận thường ngắn gọn, rõ ràng, đề cập đến vấn đề của đời sống xã hội.) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà * Bài cũ: - Tiếp tục tìm hiểu về văn nghị luận. * Bài mới: - Chuẩn bị: Tục ngữ về con người, xã hội. - Sưu tập các câu tục ngữ về con người, xã hội ngoài SGK. V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 20.doc