Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về tục ngữ.
- Hs: Đọc chú thích SGK (trang 3).
? Thế nào là tục ngữ?
- Gv: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân, được mọi người công nhận.
? Theo em, trong khái niệm tục ngữ có mấy nội dung?
- 3 đặc điểm:
+ Về hình thức
+ Về nội dung
+ Về cách sử dụng.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
- Đọc to, rõ ràng, nhấn mạnh những tiếng gieo vần.
- Gv đọc mẫu, 2 HS đọc lại.
* Dùng kĩ thuật động não: Suy nghĩ và rút ra bài học thiết thực về kinh nghiệm thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
? Theo em, trong 8 câu tục ngữ này thì em có thể chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào?
- 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên`
- 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất.
- Gv: Treo bảng 1: 4 câu tục ngữ đầu.
- Hs đọc lại.
- Gv: Đọc lại câu 1.
? Câu tục ngữ này có mấy vế ? Mỗi vế nói về vấn đề gì?
- 2 vế:
- Tháng năm đêm ngắn: chưa nằm đã sáng.
- Tháng mười ngày ngắn: chưa cười đã tối.
? Nghệ thuật gì?
- Nói quá.
? Vần được gieo ở những tiếng nào, đó là vần gì?
56 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 20 đến 23 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhắc lại thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận ?
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm mới có sức thuyết phục.
- Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.
(HS trả lời đầy đủ, đúng và có chuẩn bị bài: 10đ).
2. Giới thiệu bài mới:
Để làm một bài văn nghị luận, tùy theo nội dung, tính chất của từng đề cụ thể ta có thể vận dụng các phương pháp lập luận khác nhau cho phù hợp. Một trong những phép lập luận đầu tiên mà chúng ta sẽ tìm hiểu đó là phép lập luận chứng minh. Để hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh, chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu lâp luận chứng minh và phép lập luận chứng minh
? Theo em, trong cuộc sống, khi nào thì người ta cần chứng minh?
- Khi cần làm rõ một vấn đề nào đó hoặc bị hoài nghi về một điều gì đó.
? Hãy chỉ ra một số trường hợp cần phải chứng minh?
- GV có thể gợi ý để HS trả lời.
? Chẳng hạn để chứng minh rằng một bạn trong lớp em học rất giỏi thì em phải làm gì ? Có gì minh chứng để người khác thấy bạn mình học giỏi ?
- Lần nào khảo bài bạn cũng được điểm cao
- Bài kiểm tra nào bạn ấy cũng đạt từ điểm 8 trở lên.
- Điểm tổng kết tất cả các môn học ở học kì I bạn đứng hạng nhất của lớp. . . .
à Tất cả đều là bằng chứng để mọi người tin là bạn ấy học giỏi.
? Tại sao khi đưa ra các bằng chứng đó mọi người lại tin điều em nói là thật?
- Vì kết quả học tập là bằng chứng xác thực đã được thầy cô thừa nhận (vật chứng).
? Hoặc để chứng minh buổi học hôm qua, em có đi học, em có thể đưa ra bằng chứng nào?
- Trong phần điểm danh vắng không có tên của em.
- Bạn ngồi bên cạnh, bạn ngồi cùng bàn và thầy cô sẽ là minh chứng (nhân chứng).
à Các nhân chứng, vật chứng đó chính là sự thật (chứng cứ xác thực).
? Qua đó, em hiểu trong đời sống để chứng minh một điều gì đó là đúng, là đáng tin ta làm thế nào?
- Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
- Hs ghi bài.
? Theo em, trong văn nghị luận chúng ta có thể đưa ra các vật chứng, nhân chứng cụ thể như trên để chứng minh không?
- Trong văn nghị luận người ta chỉ sử dụng lời văn để chứng minh.
Gv: Trong văn nghị luận, khi chỉ được dùng lời văn thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin. Để hiểu rõ điều này chúng ta hãy tìm hiểu văn bản “Đừng sợ vấp ngã”.
Giáo viên đưa bảng phụ có ghi bài văn, gọi HS đọc.
? Luận điểm cơ bản của bài viết là gì?
- Đừng sợ vấp ngã (vì ai trong đời chẳng từng vấp ngã).
? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó?
- Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
- Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
- Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
? Để khuyên người ta đừng vấp ngã, bài văn đã lập luận như thế nào?
1. Mở bài:
Vấp ngã là thường, ai cũng có thể vấp ngã (Mỗi con người đều đã từng vấp ngã: Lần đầu tiên tập đi, tập bơi, chơi bóng bàn, )
2. Thân bài: Dùng luận cứ để làm rõ luận điểm
(Nêu năm dẫn chứng về năm danh nhân, họ đã từng thất bại trong quá khứ và họ đã thành công).
+ Oan-đi-xnây (nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng) từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng
+ Lu-i-pa-xtơ (nhà khoa học Pháp) chỉ từng là một học sinh trung bình
+ Lép Tôn-xtôi (nhà văn học Nga vĩ đại) bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
+ Hen-ri-Pho (nhà tư bản) thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi thành công.
+ Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
3. Kết bài: Khuyên nhủ mọi người “đừng sợ vấp ngã”.
à Bài văn dùng toàn sự thật để chứng minh từ gần đến xa; từ bản thân đến người khác.
? Qua bài văn, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
- Là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
? Em có nhận xét gì về các dẫn chứng của tác giả đưa ra?
- Phong phú, tiêu biểu thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống (văn hóa, kinh tế,)
? Như ta đã biết, trong cuộc sống ai cũng có thể vấp ngã. Nói như vậy có nghĩa là có rất nhiều dẫn chứng, tuy nhiên người viết chỉ đưa ra 5 dẫn chứng trên thôi. Vậy em có nhận xét gì về các dẫn chứng này?
- Đây là các dẫn chứng tiêu biểu đã được lựa chọn.
? Theo em, các dẫn chứng được đưa ra có đáng tin không ? Vì sao?
- Các dẫn chứng đó rất đáng tin vì đó là những nhân vật có thật trong thực tế, đã được thừa nhận, công nhận.
? Khi đưa ra các bằng chứng, người viết có phân tích không? Những từ ngữ nào thể hiện sự phân tích đó?
+ Oan-đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sang tạo nên Đi-xnây-len.
+ Lúc còn học phổ thông, Lu-i-pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
+ Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
+ Hen-ri-Pho thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi thành công.
+ Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
? Từ đó, em hiểu các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra để chứng minh cần phải như thế nào? Vì sao?
- Dẫn chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
à Hs ghi bài
* Hoạt động 2: Luyện tập
? Đọc bài văn “Không sợ sai lầm, nêu yêu cầu của bài tập?
- HS nêu các câu hỏi trong phần luyện tập.
? Bài văn nêu lên luận điểm gì? Tìm những câu văn mang luận điểm?
- Luận điểm của bài văn là: Không sợ sai lầm.
? Tìm những câu văn mang luận điểm đó?
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
(Ai cũng có thể có sai lầm).
- Những người sang suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
? Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào?
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm.
- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm.
- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. . . .
? Những luận cứ mà bài văn đưa ra có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?
- Dẫn chứng rất hiển nhiên, có sức thuyết phục vì trong thực tế không nhiều thì ít ai cũng có sai lầm và nếu phạm sai lầm rồi mà biết rút kinh nghiệm để không tái phạm nữa thì sẽ dẫn tới thành công.
? Hãy xác định bố cục của bài văn trên?
- Mở bài (Đoạn 1): Nêu luận điểm.
- Thân bài (Đoạn 2,3,4): Dùng luận cứ chứng minh làm sang tỏ luận điểm.
- Kết bài (Đoạn cuối): Khẳng định luận điểm.
? Cách lập luận của bài văn chứng minh này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”?
- Bài “Không sợ sai lầm” chủ yếu dựa vào lý lẽ là để chứng minh cho luận điểm. Đó là những lý lẽ đã được thừa nhận.
- Bài “Đừng sợ vấp ngã” chủ yếu dựa vào dẫn chứng để chứng minh.
Gv: Từ bài tập trên ta có thể rút ra một điều, khi làm bài văn nghị luận chứng minh, tùy theo từng vấn đề chứng minh cụ thể mà ta có thể dùng nhiều lí lẽ hay nhiều dẫn chứng để chứng minh.
I. Bài học
1. Lập luận chứng minh:
Lập luận chứng minh dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực.
2. Phép lập luận chứng minh:
- Phép lập luận chứng minh dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
II. Luyện tập
Văn bản: không sợ sai lầm
a. Luận điểm của bài văn là: Không sợ sai lầm.
- Những câu mang luận điểm:
+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. (Ai cũng có thể có sai lầm)
+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b. Để chứng minh luận điểm người viết đã nêu những luận cứ:
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.
- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ !
- Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm.
- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm.
- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. . . .
Các luận cứ ấy rất hiển nhiên, có sức thuyết phục.
c. Điểm khác nhau về cách lập luận chứng minh của bài này so với bài Đừng sợ vấp ngã là:
- Bài “Không sợ sai lầm” chủ yếu dựa vào lý lẽ là để chứng minh cho luận điểm.
- Bài “Đừng sợ vấp ngã” chủ yếu dựa vào dẫn chứng để chứng minh.
4. Củng cố:
- Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?
- Luận cứ trong bài văn chứng minh cần đảm bảo những yêu cầu gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, hoàn tất bài tập. Sưu tầm các văn bản chứng minh để làm tài liệu học tập.
- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo).
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuần 20, 21,22,23.docx