Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mức độ cần đạt:

- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút; Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

2. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Thạch Lam; Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị : Cốm.; Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

3. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm; Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.

4. Thái độ:

- Trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

II/ CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Sách CKTKN,Chân dung Thạch Lam, tranh minh họa (Sgk).

 2. Học sinh: Đọc bài và trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh

2. Giới thiệu bài mới:

 Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Thật vậy, đây chính là thức nuôi sống ta hàng ngày. Và hơn nữa lúa gạo còn là nguyên liệu tạo nên những sản vật rất ngon và đậm chất dân tộc. Hôm nay, chúng ta sẽ biết thêm một sản vật khác của lúa gạo, đặc biệt được làm từ lúa nếp cái hoa vàng còn non: Cốm.

 

docx30 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thành phố Sài Gòn. IV LUYỆN TẬP Viết đoạn văn nói lên tình cảm của em về quê hương. 4. Củng cố: - Qua bài văn em cảm nhận điều gì mới và sâu sắc về SG và tình cảm của tác giả về mảnh đất ấy? 5. Hướng dẫn dặn dò: - Học bài. Làm phần luyện tập. - Chuẩn bị bài: “Ôn tập tác phẩm trữ tình”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tuần 16 Ngày soạn:25/11/2013 Tiết 64 Ngày dạy:06/12/2013 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Mức độ cần đạt: - Hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học trong HKI lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng. 2. Kiến thức: - Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình; Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình; Một số thể thơ đã học; Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 3. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh; Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình. 4. Thái độ: - Có ý thức kết hợp với ôn tập HKI II/ CHUAÅN BÒ 1. Giáo viên: Giáo án, sách CKTKN, bảng phụ. 2. Học sinh: Làm các bài tập trang 180, 181, 182. II/ TIEÁN TRÌNH BAØI DAÏY VAØ HOÏC 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn câu hỏi ôn tập của học sinh. 2. Giới thiệu bài mới: Ở chương trình ngữ văn 7 kì I này ta đã được tiếp xúc với nhiều tác phẩm trữ tình. Tiết học này cô sẽ giúp các em hệ thống lại các kiến thứ những văn bản ấy. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nôi dung Bài tập 1: - Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu. - Giáo viên hướng dẫn cách làm - GV treo bảng phụ (kẻ sẵn khung) có ghi tên các bài thơ, yêu cầu 1 HS lên bảng điền tên tác giả. - Lớp nhận xét, bổ sung. Tác phẩm Tác giả Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch Phò giá về kinh Trần Quang Khải Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Cảnh khuya Hồ Chí Minh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Trần Nhân Tông Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ ? Tại sao người ta gọi Lí Bạch là Thi tiên - Thi tửu? ? Tại sao người ta gọi Đỗ Phủ là Thi thánh – Thi sử? ? Hạ Tri Chương về thăm quê khi ông đã bao nhiêu tuổi? ? Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến viết Bài ca Côn Sơn và Bạn đến chơi nhà đều trong hoàn cảnh nào? - Nguyễn Trãi: Cáo quan về sống ẩn dật ở Côn Sơn - Nguyễn Khuyến:Thôi không làm quan, về quê sinh sống. ? Đọc bài tập 2. Nêu yêu cầu bài tập? - GV yêu cầu HS điền tên các bài thơ vào cột tác phẩm. ? Về nội dung tư tưởng, tác phẩm thơ nào thấm đẫm tình cảm với thiên nhiên, gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước? ? Tình cảm quan trọng, cơ bản nhất được thể hiện trong tác phẩm thơ trữ tình trung đại và hiện đại là tình cảm gì? - Tình yêu quê hương, đất nước - Bút pháp tả cảnh ngụ tình: thông qua cảnh để bộc lộ cảm xúc. ? Bút pháp tả cảnh, tả tình không tách rời mà hòa quyện, thống nhất trong thơ cổ gọi là bút pháp gì? - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. Bài tập 3: Tác phẩm Thể thơ Sau phút chia li Song thất lục bát Qua Đèo Ngang TN bát cú Đường luật Bài ca Côn Sơn Lục bát Tiếng gà trưa Thơ 5 tiếng Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngũ ngôn tứ tuyệt Sông núi nước Nam Thất ngôn tứ tuyệt ? Trình bày số câu, số tiếng, kết cấu, vần, nhịp của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, song thất lục bát, ? ? Điểm giống và khác nhau giữa: Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú; Lục bát và song thất lục bát; Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Bài tập 4: ? Những ý kiến nào là không chính xác? a, e, i, h. ? Có ý kiến cho rằng ca dao châm biếm, trào phúng không thuộc thể loại trữ tình. Ý kiến của em như thế nào? - Sai ? Ca dao và thơ trữ tình khác nhau nhau ở những điểm cơ bản nào? - Ca dao: Tình cảm chung, tập thể - Thơ: tình cảm của nhà thơ ? Dựa vào đâu để phân biệt ca dao và thơ? - Ca dao:sáng tác tập thể, truyền miệng (tình cảm chung) - Thơ: Sáng tác của một cá nhân nhà thơ (tình cảm riêng của nhà thơ) đựợc nâng lên thành cảm xúc chung của cộng đồng. ? Cơ sở nào để phân biệt trữ tình và tự sự? - Trữ tình: Thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Tự sự: Có cốt truyện, nhân vật, các hành động của nhân vật, câu chuyện được kể lại có đầu đuôi (có mở đầu, diễn biến, kết thúc) - Sau khi đã làm xong các bài tập GV hỏi để HS trả lời: ? Thế nào là tác phẩm trữ tình ? ? Em hiểu thế nào là ca dao trữ tình ? ? Tình cảm trong tác phẩm trững tình được thể hiện như thế nào ? - HS trả lời ? Đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. I. BÀI HỌC: * Hệ thống hóa kiến thức: 1. Khái niệm tác phẩm trữ tình và ca dao trữ tình: - Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi phù hơp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tính chất trữ tình như tùy bút. - Ca dao trữ tình : là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian. 2. Tình cảm trong tác phẩm thơ trữ tình: Thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân song ở những bài thơ có giá trị, tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ, mang màu sắc nhân bản đậm nét : tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu, 3. Cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm thơ trữ tình: - Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp song thường được biểu hiện một cách gián tiếp. 4. Lập bảng thống kê các văn bản đã học: STT TÊN VĂN BẢN TÁC GIẢ HOÀN CẢNH RA ĐỜI THỂ LOẠI NGHỆ THUẬT NỘI DUNG 1 Sông núi nước Nam Lí Thường Kiệt Theo truyền thuyết, tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Thất ngôn tứ tuyệt -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích. -Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến. - Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. - Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta ; có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 2 Phò giá về kinh Trần Quang Khải Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá hai vua Trần trở về Thăng Long và cảm hứng sáng tác bài thơ này. Ngũ ngôn tứ tuyệt -Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc. - Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả. - Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng. - Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. -Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần. 3 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt -Vận dụng điêu luyện những qui tắc của thơ Đường luật. -Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ, mô típ quen thuộc. - Xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. -Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ; thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ. 4 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú -Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện; bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình; nghệ thuật đối hiệu quả. -Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm. -Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang 5 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Sáng tác vào giai đoạn sau ngày ông cáo quan về sống ở Yên Đổ. Thất ngôn bát cú - Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm - Lập ý bất ngờ - Vân dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện -Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay. 6 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch Sống tha phương, trong cơn bi loạn, nhìn trăng nhớ quê hương. Ngũ ngôn cổ thể -Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4 -Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm của người xa quê. 7 Ngẫu nhiên viết nhâ buổi mới về quê Hạ Tri Chương Sáng tác khi ông về quê sau khi cáo quan năm 86 tuổi. Thất ngôn tứ tuyệt -Sử dụng các yếu tố tự sự, biện pháp tiểu đối hiệu quả. -Cấu tứ độc đáo -Giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối. -Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người 8 Cảnh khuya - Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh Ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc(năm1947,1948) Thất ngôn tứ tuyệt -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. -Nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo. -Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp ngữ -Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm. -Sáng tạo về nhịp điệu -Hai bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người; vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ. 9 Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mĩ. -Thơ Xuân Quỳnh giản dị, tinh tế mà sâu sắc, thường viết về những tình cảm gầngũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp Trích từ tập Hoa dọc chiến hào (1968) – tập thơ đầu tay của tác giả. Thể thơ năm tiếng -Sử dụng hiệu quả điệp ngữ có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về. -Thể thơ năm tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình. -Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. 4. Củng cố: - Tác phẩm tự sự và tác phẩm trữ tình có điểm gì khác nhau? 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài và hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị bài: “Ôn tập tác phâm trữ tình tiếp theo” IV. RÚT KINH NGHIỆM @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docxTUẦN 15.docx