I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học; Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
2. Kiến thức:
Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học; Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
3. Kĩ năng:
Cảm thụ tác phẩm văn học đã học; Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học; Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
4. Thái độ:
Có ý thức trình bày cảm nghĩ của mình sau khi học xong tác phẩm.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
III/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Cho biết cách làm bài văn biểu cảm về sự vật ? Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm làm thế no?
Đáp án, biểu điểm: - Cách làm bài văn biểu cảm: gồm có 4 bước (5 đ)
+ Tìm hiểu đề
+ Tìm ý và lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Sửa bài.
- Muốn tìm ý phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc tình cảm của mình trong các trường hợp đó. (5 đ)
2.Giới thiệu bài:
Ngoài những bài văn biểu cảm về sự vật, con người còn có kiểu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Để biết cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học hãy cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
20 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2013-2014 - Mai Hữu Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc câu nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
* Lưu ý : Cần phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ do vốn từ nghèo nàn.
2. Các loại điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
II. Luyện tập :
Bài tập 1:
a/- Một đân tộc dã gan góc
- Dân tộc đó phải được
-Tác dụng : Nhấn mạnh sự kiên cường anh dũng của dân tộc ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm và khẳng định quyền tất yếu được hưởng tự do và độc lập
b/ Đi cấy, trông :nhấn mạnh tính chất công việc và sự lo lắng của người nông dân mong cho thời tiết thuận lợi
Bài tâp2:
- Xa nhau: điệp ngữ cách quãng
- Một giấc mơ: điệp vòng tròn
Bài tập 3:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn . Ở đó em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, cả hoa lay ơn nữa. Ngày phụ nữ quốc tế em hái hoa sau vườn nhà tặng mẹ và chị em
4. Củng cố:
- Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ? Tác dụng?
(bài học mục 1,23)
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, hoàn thành các bài tập vào vở. Sưu tầm thơ ca có sử dụng điệp ngữ.
- Viết đoạn văn có điệp ngữ (bài 4)
- Chuẩn bị bài “chơi chữ”
+ Đọc bài
+ Tìm hiểu phép chơi chữ, tác dụng
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 14 Ngày soạn:01/11/2013
Tiết 54 Ngày dạy: 16/11/2013
LUYỆN NÓI:
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt :
- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học; Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học.
2. Kiến thức :
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học; những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.
3. Kĩ năng :
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học; Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể; Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
4. Thái độ :
- Có thói quen động não, tưởng tượng và suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn giáo án, Sách CKTKN, bảng phụ
2. Học sinh: Soạn bài ở nhà theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Điệp ngữ là gì ? Cho ví dụ. Ví dụ?
Đáp án, biểu điểm: - HS nêu đúng khái niệm: 5đ
- Lấy ví dụ và xác định đúng dạng điệp ngữ: 5đ
2. Giới thiệu bài mới: Điệp ngữ là một trong những biện pháp nghệ thuật dùng phổ biến trong thơ ca nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ tình cảm. Vậy điệp ngữ là gì bài họchôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu và vận dụng nhé.
3.Baøi môùi:
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
GV chép đề lên bảng, học sinh đọc lại.
? Yêu cầu của đề là gì?
? Đề bài thuộc kiểu bài Tập làm văn nào ?
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
? Đối tượng biểu cảm là gì ?
- Bài thơ Rằm tháng giêng.
? Tình cảm cần thể hiện ?
- Cảm xúc, suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung và hình thức của bài thơ.
? Phần mở bài cần làm những gì ?
? Phần thân bài cần nêu những ý gì ?
- Cảm nghĩ về hai câu thơ đầu.
- Cảm nghĩ về hai câu thơ cuối.
? Phần kết bài cần nêu ý gì ?
- Khẳng định cảm xúc, ấn tượng về bài thơ.
? Trình bày dàn ý đã chuẩn bị ?
(GV cho HS trình bày theo nhóm. Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày dàn ý).
GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2: Trình bày cảm cảm nghĩ
? Trình bày phần mở bài ?
- Phải nêu được 2 ý:
+ Giới thiệu bài thơ; tác giả; hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Cảm nghĩ chung về bài thơ.
? Nhắc lại hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
- Bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (năm 1948).
- HS trình bày phần mở bài.
? Nhận xét phần mở bài và cách trình bày của bạn ?
? Trình bày ý thứ nhất của phần thân bài(Hai câu thơ đầu)
- Hai câu thơ đầu mở ra trước mắt người đọc không gian bao la rộng lớn tràn ngập ánh trăng xuân. Trên bầu trời là vầng trăng tròn lung linh tỏa sáng. Dưới mặt đất là cả một không gian tràn trề sức xuân. Ba tiếng xuân trong câu thơ thứ hai làm cho cảnh xuân càng thêm mặn mà. Thiên nhiên tươi trẻ, sống động thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với thiên nhiên mới cảm nhận được cảnh đẹp như thế (Liên tưởng đến đêm trăng rằm Trung thu).
? Trình bày ý thứ 2 của phần thân bài ? (2 HS)
? Nhận xét nội dung và phong cách trình bày ?
? Nhắc lại nội dung của phần kết bài ?
? Bài thơ để lại cho em ấn tượng gì ?
- Bài thơ thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên của một thi sĩ nhạy cảm và lòng lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ đã đi vào lòng người bằng những tình cảm như thế.
? HS trình bày lại toàn bộ bài văn ?
(5- 7 phút)
GV nhận xét và cho điểm những HS trình bày tốt.
I. Bài học :
* Củng cố kiến thức:
- Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn biểu cảm vế tác phẩm văn học.
- Cách biểu lộ tình cảm trực tiếp và gián tiếp.
- Trình tự các bước làm bài văn biểu cảm.
- Bố cục bài văn biểu cảm.
II. Luyện tập :
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
1. Tìm hiểu đề- tìm ý
- Kiểu bài: Văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Đối tượng: Bài thơ Rằm tháng giêng
- Tình cảm cần biểu hiện: Cảm nghĩ
- Tìm ý :
+ Tác phẩm của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm viết về nội dung gì?
+ Cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
+ Đọc bài thơ, em hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh như thế nào?
+ Chi tiết nào làm em chú ý và hứng thú? Vì sao?
+ Qua bài thơ, em hiểu tác giả Hồ Chí Minh là người như thế nào?
2. Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm:
+ Rằm tháng giêng là một bài thơ hay
+ Bài thơ được Bác Hồ sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Giới thiệu cảm nghĩ chung:
+ Đọc bài thơ, em thấy một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí
+ Bài thơ thật thú vị
b. Thân bài:
- Cảm nghĩ về hai câu đầu:
+ Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng tuyệt đẹp – trăng tròn, sáng.
+ Cảnh sông nước, trời tràn ngập ánh trăng, sức sống.
à Say mê cảnh đẹp, yêu thiên nhiên.
- Cảm nghĩ về hai câu cuối:
+ Hình ảnh lãng mạn, đẹp
+ Phong thái ung dung, lòng lạc quan cách mạng của Bác (liên hệ đến hoàn cảnh năm 1948 để thấy rõ phong thái ung dung của Bác.
c. Kết bài:
Tình cảm của em đối với bài thơ.
- Bài thơ cho thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ
- Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một người lạc quan yêu đời
- Bác Hồ là một nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời
3. Trình bày bài:
- Trình bày phần mở bài.
- Trình bày ý thứ nhất của phần thân bài.
Hai câu thơ đầu mở ra trước mắt người đọc không gian bao la rộng lớn tràn ngập ánh trăng xuân. Trên bầu trời là vầng trăng tròn lung linh tỏa sáng. Dưới mặt đất là cả một không gian tràn trề sức xuân. Ba tiếng xuân trong câu thơ thứ hai làm cho cảnh xuân càng thêm mặn mà. Thiên nhiên tươi trẻ, sống động thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với thiên nhiên mới cảm nhận được cảnh đẹp như thế (Liên tưởng đến đêm trăng rằm Trung thu).
- Trình bày ý thứ hai của phần thân bài.
- Trình bày phần kết bài.
4. Củng cố:
- Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
- Muốn có những cảm nghĩ sát với tác phẩm cần phải làm gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, làm lại bài tập.
- Chuẩn bị bài: bài viết số 3 -văn biểu cảm
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 14 Ngày soạn:05/11/2013
Tiết 55, 56 Ngày dạy:22/11/2013
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mức độ cần đạt:
- Học sinh biết vận dụng những hiểu biết, kĩ năng về văn biểu cảm để thể hiện tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ về con người.
2. Kiến thức:
- Kiểm tra lại những kiến thức về văn biểu cảm.
3. Kĩ năng:
- Viết được bài văn biểu cảm
- Rèn kĩ năng viết văn.
4. Thái độ:
Thể hiện tình yêu những người thân của các em.
II/ CHUẨN BỊ
1. Học sinh:
- Chuẩn bị giấy kiểm tra - ôn tập phần tập làm văn.
- Xem lại cách làm bài văn biểu cảm, tham khảo một số đề trong sách giáo khoa.
2. Giáo viên : Chuẩn bị đề và đáp án, biểu điểm
- Đề : Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,)
- Đáp án – biểu điểm :
III/ YỀU CẦU CHUNG:
- Học sinh viết được bài văn biểu cảm về con người, thể hiện tình cảm yêu thương con người theo truyền thống của nhân dân ta.
- Học sinh có thể chọn và viết về một người thân mà em yêu mến, thích thú và phải nêu cho được tình cảm của mình đối với người thân, lí do mà mình yêu người thân. Chú ý miêu tả về người thân, tình cảm đối với người thân và tình cảm biểu hiện phải chân thành.
IV/ YÊU CẦU CỤ THỂ:
* Hình thức :
- Bài viết trình bày nội dung đầy đủ, chữ viết sạch đep, rõ ràng đúng chính tả, ít sai lỗi chính tả thông thường.
- Biết xây dựng đoạn văn hợp lí.
- Diễn đạt lời văn mạch lạc, trong sáng.
- Bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Mỗi học sinh viết bài phải đảm bảo đầy đủ các ý sau:
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM
1.Mở bài
- Giới thiệu về người thân
- Cảm nghĩ khái quát về người thân đó (kính yêu, có nhiều kỉ niệm,)
1.5đ
2.Thân bài
a. Những đặc điểm về ngoại hình của người thân làm em yêu thích: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng nói,
b. Kể một vài nét về thói quen, tính tình, phẩm chất của người thân:
- Với mọi người trong gia đình: Chu đáo, quan tâm
- Với đồng nghiệp, bạn bè: vui vẻ, giúp đỡ tận tình,
c. Những việc làm, kỉ niệm đáng nhớ của người thân với riêng em.
- Một lần em bị ốm (cảm sốt)
- Hay kể chuyện cho em nghe
- Cùng em ném diều, chơi ném banh trên bãi cỏven đê mỗi chiều hè,
- Ngày vào lớp 1 mẹ (bố) dắt em đến trường.
- Những phần thưởng nho nhỏ, lời khen mỗi khi em đạt thành tích tốt
2,0đ
2,5đ
2,5đ
3.Kết bài
- Ấn tượng của em về người thân: công lao to lớn, gần gũi chia sẻ, động viên em,
- Những mong ước để tình cảm của em và người thân ngày càng bền chặt.
1.5đ
- HS: làm bài.
- Gv: Thu bài
- Dặn dò : Chuaån bò baøi “Một thứ quà của lúa non: Cốm”
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- Tuần 13.docx