“ Vọng nguyệt hoài hương ” ( Trông trăng nhớ quê ) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông, cả Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ngay đối với các nhà thơ đời Đường, ta cũng bắt gặp không ít bài, ít câu cảm động, man mác.
“ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ” của Lý Bạch cũng là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung cảm và đồng cảm sâu xa.
* Hoạt động 2: Kiến thức mới.
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uê hương.
+ cái chất quê ).
? Vậy thủ pháp đối còn nhấn mạnh điều gì?
? Như vậy, em thấy miêu tả và tự sự ở 2 câu đầu nhằm mục đích gì?
( Biểu cảm. Đây chính là biểu cảm gián tiếp).
? Có một tình huống khá bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng? Tình huống đó có lí hay ko có lí? Tại sao?
- Hs trao đổi, thảo luận.
( Khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng quê, một lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão, ông lão chưa kịp nói gì, chúng đã nhanh miệng hỏi: “ Khách từ đâu đến làng ?”. Điều này:
Với lũ trẻ: là lẽ tự nhiên vì chúng sinh sau, đẻ muộn, không biết nhà thơ là ai.
Với nhà thơ: là điều lạ vì mình về quê mà lũ trẻ đón mình như khách lạ - khách lạ ngay giữa quê hương mình ).
? Như vậy, qua tình huống được kể tưởng như là khách quan ấy, em thấy được tình cảm gì của nhà thơ? Lý giải tại sao?
* Gv: Chính tình yêu quê hương luôn thường trực, sâu nặng trong lòng nhà thơ nên chỉ cần một nguyên cớ nhỏ đụng chạm vào thôi cũng làm nó bộc lộ. Ko yêu quê, ko nặng lòng với quê, ko thể có những phút giây chạnh lòng vì những điều tưởng như rất nhỏ ấy.
? Em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa nào từ bài thơ?
? Bài thơ có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?
- Hs đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Hạ Tri Chương
(659 - 744).
- Là người tài giỏi, để lại 20 bài thơ.
2. Tác phẩm.
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời.
- Là một trong hai bài “ Hồi hương ngẫu thư ” của Hạ Tri Chương.
- Tình cờ viết nhân lần nhà thơ về thăm quê năm 744, khi ông 86 tuổi và đã xa quê hơn nửa thế kỷ.
b. Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt.
(Bản dịch: thơ lục bát)
c. Phương thức biểu đạt:
Biểu cảm + (tự sự)
d. Nhan đề.
- Ngẫu: tình cờ, ngẫu nhiên.
- “ ngẫu nhiên viết ”: không có ý định làm thơ mà lại thành thơ.
II. Tìm hiểu văn bản.
+ Câu đầu.
- Kể khái quát về quãng đời xa quê.
- Câu thơ sử dụng phép đối (tiểu đối):
+ Thiếu tiểu / lão.
+ Li gia / đại hồi.
-> Câu thơ bộc lộ cảm xúc buồn, bồi hồi trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác.
+ Câu tiếp.
- Miêu tả giọng nói, mái tóc.
- Đối: giọng không đổi >< tóc bạc.
-> Câu thơ mang âm hưởng buồn buồn.
-> H/a, chi tiết vừa chân thực vừa tượng trưng làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.
+ Hai câu tiếp theo.
Tình huống bất ngờ: (...)
+ Với lũ trẻ : không lạ, là lẽ tự nhiên.
+ Với nhà thơ: ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa.
-> Tình yêu quê hương thường trực, sâu nặng.
* Trong ông có cả niềm vui về bọn trẻ hồn nhiên, ngoan ngoãn, vừa có nỗi buồn xa quê đã lâu. Trẻ con càng vui mừng, lạ lẫm bao nhiêu thì lòng ông càng sầu muộn bấy nhiêu.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Tình yêu quê hương thầm kín, sâu nặng của nhà thơ.
- Nhắc nhở: Quê hương, tình quê là điều thiêng liêng ko thể thiếu trong c/đ mỗi con người.
2. Nghệ thuật.
- Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả, tự sự.
- Từ ngữ bình dị nhưng gợi cảm.
- Nghệ thuật đối điêu luyện, tài tình.
* Hoạt động 3: Củng cố.
+ So sánh 2 bản dịch:
Khác nhau: Cách ngắt nhịp, từ ngữ.
Bản 1: Câu 1: đối chỉnh; câu 2: còn thô.
Bản 2: Câu 1: chưa thật đối; câu 2: thoát ý, có hồn.
Giống nhau: Thể hiện được cái hồn của bài thơ: Vẻ đẹp tâm hồn thủy chung với quê hương.
+ Câu 3 sgk (127)
+ Hát 1 bài về quê hương.
+ Em thích vb dịch nào hơn? Vì sao?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn.
- Thuộc thơ.
- Viết một bài văn ngắn, nêu cảm nhận của em khi học xong bài thơ.
- Soạn bài: Từ trái nghĩa.
Tiết39
Ngày dạy
TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu.
Học sinh nắm vững bản chất, khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa.
Tích hợp kiến thức ở hai vb “ Tĩnh dạ tứ ” và “ Hồi hương ngẫu thư ”.
Hs có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả.
II. Hoạt động dạy - học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định tổ chức. Kt sĩ số hs.
2. Kiểm tra:
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
( ghi nhớ sgk)
3. Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Kiến thức mới.
- Hs đọc lại 2 bản dịch thơ.
? Hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai vb dịch thơ trên?
? Dựa trên tiêu chí nào mà em xác định được như vậy? Nhận xét về ý nghĩa của các cặp từ đó?
( Các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau dựa trên 1 tiêu chí chung được gọi là từ trái nghĩa.)
? Tìm từ trái nghĩa với từ “ già ” trong “ cau già ”, “ rau già ”?
? Em hãy cho biết, từ trái nghĩa là gì?
? Từ trường hợp của từ “già” vừa trái nghĩa với “non”, vừa trái nghĩa với “trẻ” em có nhận xét gì?
Hs đọc ghi nhớ 1, sgk (128).
- Hs vận dụng nhanh: (Nhóm)
? Tìm các từ trái nghĩa với từ “ xấu ”, “chín”?
( xấu >< tốt.
chín >< xanh ).
? Em hãy cho biết tác dụng của các cặp từ trái nghĩa đã tìm được trong hai vb trên?
( Tạo ra các cặp tiểu đối:
+ Tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho câu văn, thơ.
+ Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của nhà thơ ).
? Hãy nêu một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa?
( “ ba chìm bảy nổi ”, “ đầu xuôi đuôi lọt ”, “ lên bổng xuống trầm ”, “ chó tha đi mèo tha lại ”... ).
? Các từ trái nghĩa được sử dụng trong các thành ngữ trên có tác dụng gì?
( + Tạo ra sự đăng đối, làm cho lời nói sinh động.
+ Tạo ý nghĩa tương phản, gây ấn tượng mạnh ).
- Hs đọc phần ghi nhớ 2, sgk (128).
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- Hs thi tìm nhanh. Nhận xét, bổ sung.
? Xác định cặp từ trái nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” của XH?
* Chú ý: Khả năng kết hợp của các từ trái nghĩa giống nhau.
- Hs tìm các thành ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa. (Nhóm)
- Hs thảo luận:
? “Một”, “ba” trong câu “Một cây ... cao” có phải là từ trái nghĩa ko? Tại sao?
- Gv chốt ý.
I. Thế nào là từ trái nghĩa?
1. Ví dụ: sgk (128).
a. Ví dụ 1.
- Từ trái nghĩa trong bài “Tĩnh dạ tứ”: ngẩng >< cúi.
( hoạt động của đầu...)
- Từ trái nghĩa trong bài “Hồi hương ngẫu thư”:
đi ><về (sự di chuyển)
trẻ >< già (tuổi tác)
b. Ví dụ 2.
già >< non
2. Nhận xét.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
II. Sử dụng từ trái nghĩa.
1. Trong thể đối:
-> tạo sự nhịp nhàng, cân đối, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.
2. Trong thành ngữ:
-> tạo sự cân đối, sinh động, gây ấn tượng mạnh.
* Ghi nhớ: (128)
III. Luyện tập.
Bài 1, 2, 3: (Hs làm nhanh)
Bài 4.
Bài thơ “Bánh trôi nước”:
- Từ trái nghĩa: nổi - chìm.
* Lưu ý: Rắn nát (từ ghép).
Bài 5. Thi tìm thành ngữ có từ trái nghĩa.
* Hoạt động 4: Củng cố.
- Từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn.
- Học bài. Bài tập 4.
- Soạn bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người.
( Mỗi tổ làm dàn ý 1 đề trong sgk, tập nói)
V RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 40
Ngày dạy
LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM
VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI.
I. Mục tiêu.
Học sinh rèn kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm;
Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt có sử dụng từ trái nghĩa.
Giáo dục ý thức dùng văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị.
GV: Những ví dụ ngoài sách giáo khoa
HS: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Phương pháp: thuyết giảng, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình.
1. Ổn định tổ chức. KT SĨ SỐ HS.
2. Kiểm tra: (Chuẩn bị dàn ý).
3. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu của tiết học.
*Hoạt động 2: Luyện tập.
- Gv nêu yêu cầu của bài nói.
- Gv hướng dẫn cách thực hiện.
Ví dụ: (đề 2).
- Gv gọi một vài đại diện của từng nhóm lên đọc dàn bài mà mình đã lập.
- Lớp trao đổi, bổ sung, đưa ra một dàn bài hay nhất cho mỗi đề.
- Hs các nhóm dựa vào dàn bài đã được bổ sung, luyện nói trong nhóm.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên nói trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
Nhắc nhở học sinh sửa những điều chưa làm được.
I. Đề bài:
Sgk (129, 130)
1. Yêu cầu của bài nói:
- Tình cảm chân thành.
- Từ ngữ chính xác, trong sáng.
- Bài nói mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
2. Cách trình bày.
a, Mở bài.
Kính thưa (thưa) cô giáo và các bạn. Ai cũng có tuổi thơ, tất cả những ai cắp sách đến trường đều có những kỉ niệm sâu sắc về mái trường, thầy cô, bạn bè.
b, Nội dung:
- Dẫn thơ nói về thầy cô. Từ khi còn bỡ ngỡ vào lớp 1, h/a cô tận tụy dạy dỗ, chỉ bảo, cô thường nói “nét chữ, nết người”.
- Trong những năm qua, học nhiều cô, mỗi người 1 vẻ nhưng đều giống nhau: tận tụy với công việc. Vì vậy em luôn kính trọng và biết ơn các thầy cô.
- Kể về 1 kỉ niệm sâu sắc...
- Cứ nhớ lại kỉ niệm ấy em lại bồi hồi nghĩ rằng cô ko chỉ là người lái đò thầm lặng mà còn là người mẹ hiền.
c, Kết thúc:
Em xin ngừng lời tại đây. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
II. Luyện nói.
* Hoạt động 3: Củng cố.
- Theo em, với đề trên văn viết khác văn nói ntn?
( Bỏ phần dẫn dắt, kết thúc)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn.
- Tiếp tục luyện làm dàn ý, tập nói, đọc tham khảo.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh 1 đề bài.
- Soạn bài : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
V. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 10.doc