I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Mức độ cần đạt:
Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người.
2. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
3. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ trong bức thư.
4. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng kính yêu cha mẹ.
KNS: Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình. Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Thầy : - TLTK: SGV. STKBG, Sách hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- ĐDDH: Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Trò: Soạn bài, xem bài trước khi lên lớp .
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁ C HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:Tâm trạng của người mẹ và của đứa con trong đêm trước ngày khai trường giống và khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
Đáp án.
HS trả lời được 2 ý:
- Tâm trạng hai mẹ con có sự giống nhau và khác nhau.
- Trình bày được sự khác nhau.
Con: Hồi hộp nhưng vô tư, thanh thản.
Mẹ: Lo lắng cho con lần đầu tiên tới trường, nhớ về kỉ niệm lần đầu tiên đi học của mình.
2. Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được điều đó, chỉ những khi mắc lỗi lầm thì chúng ta mới nhận ra được bài học về nó. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bài học đó.
3.Bài mới:
52 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 1 đến 2 - Mai Hữu Hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó:
- Từ láy toàn bộ: Rừng câu thăm thẳm.
- Từ láy bộ phận: Giọt sương long lanh.
2. Giới thiệu bài mới: Đại từ được sử dụng rất nhiều trong ngôn ngữ hàng ngày nhưng ta chưa tìm hiểu về đặc điểm của nó. Vậy đại từ có cấu tạo ngữ pháp như thế nào? Và có mấy loại đại từ bài học hôm chúng ta sẽ đi tìm hiểu .
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs tìm hiểu thế nào là đại từ.
Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng đại từ, quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp
Gv treo bảng phụ ghi sẵn các ví dụ sgk trang 54.
Học sinh đọc ví dụ.
? Các ví dụ này yêu cầu chúng ta phải chú ý đến điều gì?
- Chú ý từ in đậm “nó, thế, ai”
? Đoạn văn a và b đều có từ nó. Từ “nó” đó chỉ trỏ ai?
- Ở ví dụ a trỏ em tôi ( Thủy) à người
Ở b chỉ con g à vật
? Dựa vào đâu mà em biết điều đó?
- Dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn.
? Từ “thế” ở đoạn văn thứ 3 trỏ sự việc gì?
- Mẹ nói hai đứa đem chia đồ chơi ra đi à hành động.
? Nhờ đâu mà em biết nghĩa của từ « thế » ?
- Những câu đứng trước
? Từ“ai”ở ví dụ 4 dùng để làm gì? Dùng để hỏi.
? Các từ nó, thế, ai trong đoạn văn trên giữ vai trị ngữ pháp gì trong câu?
- Nó (a) àChủ ngữ
- Nó (b) à phụ ngữ của danh từ
- Thế à phụ ngữ của động từ.
Gv: Các từ “ nó, ai, thế” trong bốn ví dụ trên không trực tiếp gọi tên của sự vật mà chỉ dùng để trỏ các sự vật , hoạt động, tính chất. Như vậy trỏ không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động mà dùng một công cụ khác để chỉ ra chúng đó được gọi là đại từ.
? Vậy đại từ là gì? Cho ví dụ?
Gv đưa ra ví dụ: Người học giỏi nhất lớp là nó.
? Từ “nó”ở đây giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- Giữ chức vụ vị ngữ.
? Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu?
- Đại từ đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ và vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính
Gv chốt ý ghi bảng.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các loại đại từ.
? Nhìn vào các ví dụ trên hãy cho biết đại từ có mấy loại?
- Có hai loại: - Đại từ dùng để trỏ
- Đại từ dùng để hỏi.
? Các đại từ tôi, tao, tớ, mày, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, họ.. trỏ gì?
- Trỏ người, sự vật.
Gv: Những đại từ này còn gọi là đại từ nhân xưng. So với tiếng nước ngoài, đại từ xưng hô của tiếng Việt rất phong phú và phức tạp cho nên đòi hỏi chng ta phải dùng thích hợp với hoànn cảnh giao tiếp.
? Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì? Cho ví dụ?
- Trỏ số lượng.
? Các đại từ vậy, thế, đây, đó, kia.. trỏ gì?
- Vậy , thế trỏ hoạt động tính chất.
- Đây, đó, kia trỏ vị trí sự vật trong không gian, thời gian.
? Đại từ để trỏ gồm mấy tiểu loại?
- Bốn tiểu loại :
-Trỏ người, trỏ vật.
- Trỏ hoạt động tính chất.
- Trỏ số lượng
- Trỏ vị trí sự vật trong không gian, thời gian.
? Đại từ ai, gì, bao nhiêu, mấy..hỏi về gì?
- Ai, gì...hỏi về sự vật.
- Bao nhiêu, mấy... dùng hỏi về số lượng.
? Đại từ sao, thế, nào hỏi gì ?
- Hoạt động, tính chất sự việc
? Đại từ dùng để hỏi có mấy tiểu loại?
Gv chốt ý ghi bảng.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng đại từ, quan hệ từ tiếng Việt.
Gv gọi hs đọc bài tập 1
? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì?
- Sắp xếp đại từ trỏ người trỏ vật theo bảng .
Hs thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét chốt ý và hs ghi bài vào vở bài tập.
Hs đọc bài tập 2,3.
? Yêu cầu chung của bài tập làm gì?
- Dựa theo cách nói ở sgk hãy đặt câu với mỗi từ ai, sao, bao nhiêu.
Hs dựa vào các từ đã cho sẵn và làm bài tập.
Lần lượt học sinh lên bảng làm bài tập.
Gv nhận xét, sửa sai chốt ý cho học sinh ghi bài vào vở bài tập.
* Tương tự như vậy gv hướng dẫn bài tập 4,5 cho hs về nhà làm vào vở bài tập.
Nội dung
I/ Bài học.
1. Thế nào là đại từ:
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
2. Vai trị ngữ pháp của đại từ
Đại từ đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
3. Các loại đại từ.
a. Đại từ để trỏ.
- Trỏ người, sự vật.
- Trỏ số lượng.
- Trỏ hoạt động tính chất.
b. Đại từ để hỏi.
- Hỏi về người, sự vật.
- Hỏi về số lượng.
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
II/ Luyện tập.
Bài 1:
a. Ngôi 1: Số ít: tôi, tao, mình, tớ
Số nhiều: chúng tơi, chúng ta, chúng mình.
Ngôi số 2: Số ít: anh, chị, ông, bà, bạn, cậu, mày.
Số nhiều: các anh, các chị, chúng mày.
Ngôi số 3: Số ít: nó, hắn, y..
Số nhiều: họ, chúng nó.
b. Mình ở câu đầu thuộc ngôi thứ nhất.
Mình câu sau thuộc ngôi thư hai.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ tương tự.
Chú đi liên lạc
Vui lắm cháu à
Bài 3: Đặt câu với từ ai, bao nhiêu, sao.
Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Hs làm bài tập 1,2,3.
* Gv gợi ý bài tập 5 sgk: Đại từ xưng hô trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ít hơn đại từ xưng hô trong tiếng Việt và nói chung là có tính chất trung gian, không mang ý nghĩa biểu cảm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học sinh làm bài tập còn lại.
- Đọc và soạn bài " Luyện tập tạo lập văn bản"
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
..
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần 4 Ngày soạn: 24/8/2013
Tiết 16 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Mức độ cần đạt:
- Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
- Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của học sinh.
2. Kiến thức: Văn bản và qui trình tạo lập văn bản.
3. Kĩ năng: Tiếp tục kĩ năng tạo lập văn bản.
4. Thái độ: Giáo dục hs có ý thức tự giác rèn luyện kĩ năng này khi làm bài.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - TLTK: SGV, Sách CKTKN.
- ĐDDH: bảng phụ, SGK.
2. Trò: Soạn bài và đọc bài trước.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Nêu các bước của quá trình tạo lập văn bản?
Đáp án : Quá trình tạo lập văn bản gồm có bốn bước.
- Định hướng xác định văn viết cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
- Tìm ý v sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hơp lí,thể hiện đúng định hướng trên
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác,trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
2.Giới thiệu bài mới :
Ở tiết trước các em đã được học các bước của quá trình tạo lập văn bản. Nhưng để tạo cho mình một văn bản hoàn chỉnh thì bài học hôm nay thầy cùng các em sẽ đi vào tiết luyện tập tạo lập văn bản.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các đề bài.
?Em hãy nhắc laị hai kiểu văn bản mà em đã được học vở lớp 6 là văn tự sự và văn miêu tả?
- Tự sự: Mở bài: Giới thiệu đối tượng được tả
Thân bài: Tả chi tiết.
Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng.
- Miêu tả: Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc
Thân bài: Kể diễn biến sự việc.
Kết bài: Kết cục của sự việc.
Gv:bổ sung không chỉ văn miêu tả và tự sự có bố cục ba phần mà bất cứ văn bản nào cũng có bố cục ba phần ( trừ thơ đường, thơ tự do). Đây cũng chính là bước thứ hai trong qúa trình tạo lập văn bản.
* Gv cho HS đọc đề bài ghi sẵn trên bảng phụ.
? Hãy cho biết đề bài trên thuộc kiểu văn bản nào?
- Đề bài trên thuộc kiểu văn bản viết thư.
? Với đề bài trên em sẽ định hướng như thế nào cho bước thư mà em sẽ viết?
- Viết cho ai, viết cho một người hay bất kì nhiều người; phải có tên cụ thể, người lớn hay trẻ em, các bạn ở Việt Nam hay ở nước ngoài phải có tên cụ thể.
? Em viết về nội dung gì?
- Nội dung về đất nước Việt Nam
? Viết lại bước thư ấy để làm gì?
- Nhắc lại các bài học về địa lí, lịch sử mà còn gây thiện cảm của bạn với nước mình, góp phần xây dựng hòa bình hữu nghị.
? Như vậy dựa vào đó hãy xây dựng nội dung chính của bước thư trên?
? Em định viết gì ở bước thư này?
- Hỏi thăm sức khỏe, giới thiệu về đất nước của mình, con ngừơi truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Ca ngợi tổ quốc, lời chào, mời bạn đến thăm.
? Các ý trên có cần sắp xếp theo trật tự không?
- Có, không thể lúc thì nói về cảnh đẹp, lúc chuyển sang phong tục rồi lại quay về cảnh đẹp sẽ làm cho các ý đó chồng chéo lẫn nhau.
? Sau khi tìm ý, sắp xếp ý thành bố cục hợp lí chung ta làm gì?
- Viết bài, diễn đạt thành những câu, đoạn văn chính xác trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs thực hành trên lớp.
HS đọc bài văn tham khảo sgk trang 60,61.
* Gv đưa ra một đề bài tương tự cho hs thảo luận nhóm. Hs thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét bổ sung . Gv nhận xét, sửa chữa.
* Lưu ý: Khi trình bày dàn bài học sinh phải nói to rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt các ý cụ thể. Lời văn trong sáng, thu hút người nghe.
Nội dung
Đề bài : Em hãy viết thư cho người bạn hiểu về đất nước của mình.
I. Tìm hiểu đề.
- Kiểu văn bản: viết thư.
- Nội dung: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
II. Các bước tạo lập văn bản.
1. Định hướng:
- Viết cho một người bạn ở đất nước khác.
- Viết để cho bạn hiểu về đất nước mình.
2. Xây dựng bố cục:
a/ Phần đầu thư.
- Địa điểm, ngày, tháng năm viết thư.
- Lời xưng hô với người nhận thư.
- Lí do viết thư.
b/ Nội dung chính của bức thư.
- Hỏi thăm tình hình sức khỏe của bạn.
- Ca ngợi tổ quốc bạn.
- Giới thiệu về đất nước mình.
+ Con người Việt Nam.
+ Truyền thống lịch sử.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Đặc sắc về văn hóa phong tục Việt Nam.
c/ Phần cuối thư.
- Lời cho, lời chc sức khỏe.
- Lời mời bạn đến thăm đất nước Việt Nam.
- Mong tình bạn hai nước ngày càng gắn bó khăng khít.
3.Viết thành văn:
4. Kiểm tra văn bản: (bức thư).
4 Củng cố:
- Gv gọi hs nhắc lại quy trình tạo lập văn bản có mấy bước.
- Hs làm bài tập 1,2,3 trong vở bài tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại nội dung bài học
- Đọc và soạn bài " Sông núi nước nam, phò giá về kinh"
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.
File đính kèm:
- Tuần 1 -2.docx