Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 94 đến 96 - Năm học 2013-2014

* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động. Mục đích của việc chuyển đổi:

-VG treo bảng phụ ghi sẵn VD.-Gọi HS đọc 2 .

? Xác định chủ ngữ trong 2 vd trên ?

? Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau ntn?

- GV: Gợi: Chủ ngữ câu a có hoạt động gì? Câu b có gì khác câu a.

- Chủ ngữ ở câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác. Chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động

- Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến. Chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động

? Trong 2 câu đó câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động ?

? Vậy câu chủ động là gì ? câu bị động là gì ?

- Ghi nhớ sgk: 2 hs đọc.

 - Hs: Đọc vd trong sgk

? Em sẽ chọn câu a hay câu b điền vào chỗ trống cả đoạn trích ? Vì sao ?

? Gợi: Nhân vật được nói tới trong đoạn trích là ai? Nếu câu trên đã nói về nhân vật đó câu dưới chủ thể đó không được nhắc lại thì câu có sự liên kết không?

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 94 đến 96 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 / 02/ 2014 Ngày dạy: 17 / 02 - 2014 Tiết 94 : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động. - Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm câu chủ động và câu bị động. - Mục đích chuyển đổi câu chủ động và câu bị động và ngược lại. 2. Kĩ năng: - Nhận biết câu chủ động và câu bị động. 3. Thái độ: - Hình thành thói quen sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tăng sự diễn đạt. C. CHUẨN BỊ. * GV: Soạn bài + Bảng phụ ghi sẵn VD. * HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Câu 1. Nêu công dụng của trạng ngữ Câu 2. Tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì ? 3. Bài mới : - Tiết trước,chúng ta đã tìm hiểu được đặc điểm của trạng ngữ. Vậy tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem trạng ngữ có những công dụng nào ? Tách trạng thành câu riêng ra sao ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động. Mục đích của việc chuyển đổi: -VG treo bảng phụ ghi sẵn VD.-Gọi HS đọc 2 . ? Xác định chủ ngữ trong 2 vd trên ? ? Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau ntn? - GV: Gợi: Chủ ngữ câu a có hoạt động gì? Câu b có gì khác câu a. - Chủ ngữ ở câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác. Chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động - Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến. Chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động ? Trong 2 câu đó câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động ? ? Vậy câu chủ động là gì ? câu bị động là gì ? - Ghi nhớ sgk: 2 hs đọc. - Hs: Đọc vd trong sgk ? Em sẽ chọn câu a hay câu b điền vào chỗ trống cả đoạn trích ? Vì sao ? ? Gợi: Nhân vật được nói tới trong đoạn trích là ai? Nếu câu trên đã nói về nhân vật đó câu dưới chủ thể đó không được nhắc lại thì câu có sự liên kết không? - HS: Chọn câu b: Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn: câu đi trước đã nói về Thuỷ( thông qua chủ ngữ em tôi) vì vậy sẽ là hợp lô gíc và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng nói về Thuỷ. ? Vậy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì ? - Liên kết câu, tránh lặp lại - Gọi hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ - Hs đọc ghi nhớ sgk *HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập 1. Bài tập 1: ? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? - HS: Thảo luận trình bày bảng. - GV: Chốt ghi bảng I. Câu chủ động và câu bị động: * Tìm hiểu ví dụ: Xác định chủ ngữ. a. Mọi người /yêu mến em. CN VN -> Chủ ngữ thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác => Câu chủ động. b. Em/ được mọi người yêu mến CN VN -> Chủ ngữ được hoạt động của người khác hướng vào => Câu bị động. Ghi nhớ./sgk. CĐC:Chủ thể - Hành động - Đối tượng. CBĐ:Đốitg(được,bị)-Chủ thể-Hành động 2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: + Tìm hiểu ví dụ: - Lựa chon cách viết b. - Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất . * Ghi nhớ : Sgk / 57,58 II. LUYỆN TẬP : 1. Tìm câu bị động và giải thích vì sao tác giả chọn cách viết ấy. + Các câu bị động : - Có khi(các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê - Tác giả “mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ . + Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. 4.Củng cố. - Thế nào là câu chủ động, câu bị động ? - Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? 5.Dặn dò. - Học phần ghi nhớ sgk. - Soạn tiếp bài: “Chuyển đổi Câu chủ động thành câu bị động” ************************************************* Ngày soạn: 15/ 02/ 2014 Ngày dạy: 18 /02 / 2014 Tiết : 95, 96 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Ôn tập lại cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến Thức: - Ôn tập lại cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh. . 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận, xây dựng luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. 3. Thái độ: - Có thể tự đánh giá chính xác hơn về trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm. C. CHUẨN BỊ. - Gv : Đề bài , đáp án. - Hs : Ôn bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Chúng ta đã học về văn nghị luận chứng minh. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành viết bài về văn nghị luận chứng minh. Đề bài: Hãy chứng ninh rằng ''Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta''.(7đ) ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM * Nội dung. a.Mở bài .(2điểm) - Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người : là đối tượng được quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây. - Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng : là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm gần đây. b.Thân bài .(5 điểm) - Nêu định nghĩa về rừng :...... - Lợi ích của rừng:.......... + Cân bằng sinh thái..... + Bảo vệ , chống xói mòn, ngăn lũ.... - Lợi ích kinh tế........ - Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta..... - Rút ra bài học về bảo vệ rừng..... c.Kết bài: (2điểm) - Trách nhiệm của bản thân ...... - Là HS cần có ý thức........ * Hình thức.(1 điểm) - Đúng thể loại, bố cục rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát, lập luận rõ ràng , mạch lạc, chặt chẽ. - Không sai quá 3 lỗi chính tả. 4. Củng cố . - GV thu bài. - Nhận xét giờ viết bài của H/s. 5. Dặn dò. - Xem lại các bước làm văn biểu cảm . - Làm lại đề bài trên vào vở bài tập . - Về xem lại bài các dạng lập ý bài văn NLCM. - Xem trước bài .

File đính kèm:

  • docVan 7 tiet 949596.doc
Giáo án liên quan