1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: :
-HS nắm được các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
1.2.Kĩ năng:
- HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức phân tích, sáng tạo trong học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP :
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh(Chú trọng bước lập dàn bài, viết bài).
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Đoạn văn mẫu.
3.2.HS:Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là chứng minh (Chứng minh là đưa ra những chứng cứ xác thực nhằm khẳng định một điều gì đó ) Phép lập luận chứng minh là gì?( Lập luận chứng minh là dùng lí lẽ kết hợp những bằng chứng chân thực, xác đáng để chứng tỏ một luận điểm mà mình nêu ra đáng tin cậy)(10 đ)
Câu 2: Có mấy bước để làm bài văn lập luận chứng minh?Đó là những bước nào?( Kiểm tra vở bài tập của hs)(10 đ)(Có 4 bước)
4.3.Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu chung về văn LLCM, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể cách làm bài văn LLCM.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 - TIẾT PPCT:91 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Ngày dạy: 30/01/2013
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: :
-HS nắm được các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
1.2.Kĩ năng:
- HS biết tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức phân tích, sáng tạo trong học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP :
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh(Chú trọng bước lập dàn bài, viết bài).
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Đoạn văn mẫu.
3.2.HS:Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là chứng minh (Chứng minh là đưa ra những chứng cứ xác thực nhằm khẳng định một điều gì đó ) Phép lập luận chứng minh là gì?( Lập luận chứng minh là dùng lí lẽ kết hợp những bằng chứng chân thực, xác đáng để chứng tỏ một luận điểm mà mình nêu ra đáng tin cậy)(10 đ)
Câu 2: Có mấy bước để làm bài văn lập luận chứng minh?Đó là những bước nào?( Kiểm tra vở bài tập của hs)(10 đ)(Có 4 bước)
4.3..Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu chung về văn LLCM, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể cách làm bài văn LLCM.
HOẠT ĐỘNGCỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách làm bài văn lập luận chứng minh (20’)
- Mục tiêu: HS biết cách làm bài văn lập luận chứng minh .
* Gv yêu cầu hs đọc đề bài
- Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên” . Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
*Gv hướng dẫn HS thảo luận, rút ra nhận xét
-Đề bài không yêu cầu phân tích đề đòi hỏi người viết phải nhận thức chính xác tư tưởng và chứng minh rằng tư tưởng đó là đúng
? Tư tưởng trong câu là gì?
- Tư tưởng rất quan trọng nếu không hiểu đúng thì bài làm sẽ lạc hẳn .Vậy muốn viết một bài văn chứng minh người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài.
? Muốn chứng minh đề này thì có mấy cách?
- Xét về lí lẽ: Bất cứ việc gì dù xem ra có vẻ giản đơn như chơi thể thao, học ngoại ngữ nhưng không có ý chí, không chuyên tâm thì sẽ không thành công, không làm được việc gì dù việc đó có dễ đến đâu đi nữa.
-Về thực tế: Một số tấm gương tiêu biểu: Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt mà viết bằng chân, tốt nghiệp đại học .Các vd trong bài “Đừng sợä vấp ngã” không chịu lùi bước trước khó khăn thất bại.
? Một bài văn nghị luận gồm mấy phần chính? Đó là những phần nào?
? Bài văn chứng minh có đi ngược lại qui luật chung đó không ?
? Mở bài ta nên viết gì?
? Thân bài ta nên làm gì?
? Kết bài ta nên viết như thế nào?
- GV cho HS đọc các đoạn mở bài ở mục 3 trong SGK
? Mở bài có cần lập luận không?
(?)Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với Mở bài?
(?)Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau hay ngược lại?
- GV cho HS nhận xét một vài đoạn kết bài ở mục 3
? Kết bài đã hô ứng với phần thân bài chưa?
? Hãy cho biết có mấy bước để làm một bài văn chứng minh?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS phần luyện tập
- Mục tiêu: HS biết cách làm bài văn lập luận chứng minh thông qua việc giải quyết bài tập trong sgk..
? Em sẽ làm theo các bước như thế nào?
? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?
I.CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
1.Tìm hiểu đề và tìm ý
-Đề bài: “Có chí thì nên”
a.Tìm hiểu đề:
-Tư tưởng: Con người phải có ý chí, nghị lực thì sẽ thành công trong sự nghiệp
-Chí:Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí nghị lực là sự kiên trì
=> Muốn viết được một bài văn nghị luận chứng minh, người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài
b.Tìm ý:
-Có 2 cách:
+Nêu lí lẽ
+Nêu dẫn chứng xác thực
2.Lập dàn bài
-Bài văn nghị luận gồm 3 phần
a.Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống.Đó là một chân lí
b.Thân bài:
+Xét về lí lẽ: Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại ,không có chí thì sẽ không làm gì được
+Xét về thực tế: Những người có chí đều thành công (Nêu dẫn chứng)
- Chí giúp ta vượt qua khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua
c.Kết bài:Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn
3.Viết bài
a.Mở bài:Cần lập luận
-Đi thẳng vào vấn đề
-Suy từ cái chung đến cái riêng
-Suy từ tâm lí con người
b.Thân bài:
-Phải có từ ngữ chuyển đoạn tiếp nối phần mở bài “Thật vậy. Đúng như vậy. Có thể nói rằng. Như chúng ta đã biết”
-Nên nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau
-Nêu dẫn chứng rồi phân tích
c.Viết kết bài
-Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
-Kết bài nên hô ứng với phần mở bài
* GHI NHỚ :SGK/50
II. LUYỆN TẬP
BT 1:Làm theo các bước
-Xác định đề, yêu cầu đề
-Tục ngữ thể hiện điều gì?
-Lập luận
+Mở bài
+Thân bài
+Kết bài
-So sánh
+ Giống nhau: Đều có ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng không nản chí
+ Khác nhau:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”: Hễ có lòng bền bỉ, chí quyết tâm thì việc gì cũng thành công
Nếu lòng không bền thì không làm được gì
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh?
-Gồm 4 bước:Tìm hiểu đề, tìm ý; Lập dàn bài; viết bài; Đọc lại và sửa chữa.
Câu 2:Giữa các phần, đoạn trong bài văn cần phải như thế nào?
-Có sự liên kết.
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ
+Nắm vững nội dung bài học.
+Lập dàn bài cho bài tập 2 sgk/51.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: Luyện tập lập luận chứng minh
+Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” (Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn: Mở bài, kết bài)
+Trả lời câu hỏi phần gợi ý sgk/51
5. PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tiet 91 cach lam bai van lap luan.doc