Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 - HS nắm được đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn NL.

 - HS các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận.

 1.2.Kĩ năng:

 - HS nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề, cách lập ý chpo bài văn nghị luận.

 - HS so sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.

1.3.Thái độ: Yêu thích thể văn nghị luận

2.NỘI DUNG HỌC TẬP :

 Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận.

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.GV:Bài văn mẫu.

 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện

 4.2Kiểm tra miệng:

? Luận điểm là gì ?(Là ý kiến thể hiện tư tưởng ,quan điểm trong bài văn nghị luận)(?) Luận cứ là gì ? (Là những lí lẽ ,dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm ) ? Lập luận là gì ? ( Là cách lựa chọn sắp xếp ,trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vũng chắc cho luận điểm )(10 đ)

 4.3.Tiến trình bài học :

 Gv giới thiệu bài mới:Gv chuyển ý từ mục tiêu bài học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:21-TIẾT PPCT:80 Ngày dạy: 09/01/2013 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ CÁCH LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS nắm được đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn NL. - HS các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận. 1.2.Kĩ năng: - HS nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề, cách lập ý chpo bài văn nghị luận. - HS so sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm. 1.3.Thái độ: Yêu thích thể văn nghị luận 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Bài văn mẫu. 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2Kiểm tra miệng: ? Luận điểm là gì ?(Là ý kiến thể hiện tư tưởng ,quan điểm trong bài văn nghị luận)(?) Luận cứ là gì ? (Là những lí lẽ ,dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm ) ? Lập luận là gì ? ( Là cách lựa chọn sắp xếp ,trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vũng chắc cho luận điểm )(10 đ) 4.3.Tiến trình bài học : Gv giới thiệu bài mới:Gv chuyển ý từ mục tiêu bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số đề văn nghị luận( 10’) - Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, tính chất, nội dung của đề văn nghị luận. - HS đọc các đề bài có trong sgk và trả lời câu hỏi ? Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài ,đầu đề được không ? - Đề văn nghị luận cung cấp đề bài cho bài văn nên ta có thể dùng đề ra làm đề bài .Thông thường đề của một bài văn thể hiện chủ đề của nó. ? Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? - Mỗi đề đều nêu ra một số khái niệm ,một số lí luận .Thực chất đó là những quan điểm ,những nhận định ,luận điểm .Các đề này chỉ có thể giải thích ,phân tích và chứng minh thì mới giải quyết các vấn đề nêu ra . ? Tính chất các đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn ? - GV cho HS tìm hiểu đề văn : “Chớ nên tự phụ” ? Đề nêu lên vấn đề gì? Đối tượng và phạm vi nghị luận? ? Khuynh hướng tư tưởng của vấn đề là khẳng định hay phủ định ? ? Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì ? ? Khi tìm hiểu đề trên hãy cho biết : Trước một đề văn, muốn làm bài tốt ,cần tìm hiểu điều gì trong đề bài? HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS lập ý cho bài văn nghị luận(12’) - Mục tiêu: HS nắm được trình tự các bước để lập ý cho bài văn nghị luận. - Đề bài : “Chớ nên tự phụ”nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng ,một thái độ đối với thói tự phụ ? Em có tán thành với ý kiến đó không? ? Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài? ? Cụ thể hóa luận điểm chính bằng các luận điểm phụ ? ? Để lập luận cho tư tưởng “Chớ nên tự phụ” .Thông thường người ta nêu ra các câu hỏi nào? - Tự phụ là gì ? - Vì sao khuyên chớ nên tự phụ ? - Tự phụ có hại cho ai ? ( GV phát phiếu học tập cho HS) ? Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn các lí lẽ ,dẫn chứng quan trọng để thuyết phục mọi người? ? Nên bắt đầu lời khuyên “Chớ nên tự phụ” từ chỗ nào? ? Nên dẫn dắt người đọc đi từ đâu đến đâu? - Có nên bắt đầu bằng việc miêu tả một kẻ tự phụ với thái độ chủ quan tự đánh giá mình rất cao không? Hay nên bắt đầu bằng cách định nghĩa tự phụ là gì? Rồi suy ra tác hại của nó. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS phần luyện tập ( 13’) - Mục tiêu: HS nắm được trình tự các bước để lập ý cho bài văn nghị luận thông qua một số bài tập. -Đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập ? Luận đề của bài văn là gì? =>HS suy nghĩ trả lời cá nhân. GV nhận xét kết quả và cho điểm ? Bài văn cần phải lập ý như thế nào? =>Thảo luận nhóm lớn. GV nhận xét,ø chôtá ý I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1.Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận a.Các đề văn nêu trên có thể làm đề bài b.Căn cứ vào:Mỗi đầu đề đều nêu ra một số khái niệm ,một nhận định ,quan điểm ,luận điểm hoặc tư tưởng c.Tính chất:Như lời khuyên ,tranh luận ,giải thích 2.Tìm hiểu đề văn nghị luận -Đề văn: Chớ nên tự phụ a.Vấn đề:Khuyên con người chớ nên tự phụ b.Đối tượng và phạm vi nghị luận: Con người trong cách sống c.Khuynh hướng tư tưởng :Phủ định ( Chớ nên tự phụ ) d.Người viết phải: - Giải thích thế nào là tự phụ - Tại sao khộng nên tự phụ - Nêu những lí lẽ ,dẫn chứng để nói ra quan điểm của mình * Khi làm văn nghị luận cần tìm hiểu :Vấn đề được nêu ra ,đối tượng và phạm vi nghiên cứu tư tưởng II.LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1.Xác lập luận điểm - Luận điểm chính :Chớ nên tự phụ - Luận điểm phụ : + Trong cuộc sống không nên tự cao +Đừng bao giờ cho mình là hay ,là giỏi +Phải biềt học hỏi ở nguời khác những điều mà mình chưa biết +Phải biết khiêm tốn trước mọi người dù mình tài giỏi 2.Tìm luận cứ : a.Lí lẽ: -Tự phụ là gì - Có hại như thế nào? b. Dẫn chứng : + Tự phụ sẽ làm cho mọi người tránh xa mình ,không muốn gần gủi với mình + Tự phụ sẽ không biết mình là người như thế nào ? Mình có khuyết điểm gì (Vì lúc nào mình cũng nghĩ là mình toàn vẹn) 3.Xây dựng lập luận: - Nên bắt đầu đề văn “Chớ nên tự phụ” + Trong cuộc sống ,có nhiều thói xấu ta biết mà ta vẫn không sửa được . Một trong những thói xấu đó là thói tự phụ . - Nên dẫn dắt người đọc đi từ : + Lí lẽ:Giải thích tự phụ là gì + Dẫn chứng – luận điểm * GHI NHỚ :SGK/23 III.LUYỆN TẬP Bài tập:Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài “Ích lợi của việc đọc sách” a.Luận đề:Ích lợi của việc đọc sách .Tính chất bàn luận b. Lập ý : -Về trí tuệ: +Sách giúp ta hiểu bí ẩn của thế giới ,từ cái cực lớn đến cái cực nhỏ +Sách giúp ta hiểu quá khứ hiện tại và tương lai - Về tâm hồn: +Sách giúp ta hiểu tâm hồn con người của các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời ,chia sẽ những n iềm vui ,nỗi đau dân tộc và nhân loại +Sách giúp ta thưởng thức vẻ đẹp của thế giới và con người +Sách giúp ta mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh 4.4 .Tổng kết: Câu 1:Đề bài văn nghị luận có những tính chất gì? -Định hướng, khuyên nhủ Câu 2:Lập ý là làm như thế nào? -Xây dựng hệ thống các ý kiến, quan điểm. 4.5 .Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:-Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận sgk/29 + Chú ý: Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận sgk/29 5. PHỤ LỤC: ---- - --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 80 de van nghi luan.doc