Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU:(cho 2 tiết 75, 76)

 1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận

 1.2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng cách hiểu nhận diện được một số đoạn văn nghị luận

 1.3. Thái độ: Học sinh yêu thích thể văn nghị luận

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.GV:Đoạn văn, bài văn mẫu.

 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1 On định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số HS.

 4.2.Kiểm tra miệng: Gv kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập bộ môn của HS.

4.3. Tiến trình bài học:

Gv giới thiệu bài mới: chuyển ý từ chương trình TLV của HKI sang.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 - TIẾT PPCT:75, 76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN Ngày dạy: 08/ 01/ 2013 1.MỤC TIÊU:(cho 2 tiết 75, 76) 1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận 1.2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng cách hiểu nhận diện được một số đoạn văn nghị luận 1.3. Thái độ: Học sinh yêu thích thể văn nghị luận 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Đoạn văn, bài văn mẫu. 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số HS. 4.2.Kiểm tra miệng: Gv kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập bộ môn của HS. 4.3. Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài mới: chuyển ý từ chương trình TLV của HKI sang. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận(40’) - Mục tiêu: HS hiểu và nắm được nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. Hđ 1.1. Tìm hiểu nhu cầu nghị luận (20’). - GV cho HS đọc các câu ở SGK ? Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó ,em sẽ trả lời những cách nào dưới các cách sau đây:Kể chuyện,miêu tả ,biểu cảm, nghị luận * GV đúc kết:Bằng thể văn nghị luận ,dùng lí lẽ để phân tích bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. ? Vì sao tự sự, miêu tả ,biểu cảm không đáp ứng yêu cầu trả lời câu hỏi? - Vì nó chỉ có tác dụng hỗ trợ làm cho lập luận thêm sắc bén ,thêm sức thuyết phục ,chứ không phải lí lẽ để đáp ứng yêu cầu trả lời câu hỏi trên. ?Trong đời sống ,trên báo chí qua đài phát thanh truyền hình .Em thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào ? - Bài xã luận,bình luận, diễn thuyết . . . ? Em hãy cho biết vì sao hút thuốc có hại ? Hđ 1.2. Tìm hiểu khái niệm văn bản nghị luận (20’). -HS đọc văn bản SGK/7 ? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? - Kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam cùng đi học để ai cũng biết đọc ,biết viết ? Để thực hiện mục đích ấy ,bài viết nêu ra những ý kiến nào ? - Nêu ra các ý kiến lên án chính sách ngu dân của bọn thực dân cai trị trước đây . Nay ta đã có độc lập ta phải biết đọc ,biết viết để có kiến thức tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà .Mọi người phải giúp nhau học tập . ?Tìm những câu văn mang luận điểm? - HS phát hiện, trả lời. ? Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào ?Hãy liệt kê các lí lẽ ấy? ? Văn bản trên là văn bản nghị luận ? Vậy thế nào là văn bản nghị luận? -Hs đọc ghi nhớ /sgk. HỌAT ĐỘNG2 (Tiết 2) Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập (40’) - Mục tiêu: HS hiểu và củng cố lại được nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận thông qua một số bài tập. - GV phân HS làm 4 nhóm , mỗi nhóm làm 1 bài tập .Đại diện nhóm lên trình bày .GV nhận xét và sửa chữa +Nhóm 1:Bài tập 1 Đọc bài văn và trả lời câu hỏi ? Đây có phải là bài văn nghị luận không ? Vì sao? ? Tác giả đề xuất ý kiến gì ?Những dòng, những câu nào thể hiện ý kiến đó ? Để thuyết phục người đọc tác giả nêu lên lí lẽ,dẫn chứng nào? ? Bài văn nghị luận có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không ?Em có tán thành ý kiến bài viết không ?Vì sao? +Nhóm 2:Bài tập 2 ?Hãy tìm bố cục bài văn? +Nhóm 3:Bài tập 3 ? Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào tập +Nhóm 4:Bài tập 4 ? Bài văn “Hai biển hồ lạ” là văn bản tự sự hay nghị luận? I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1.Nhu cầu nghị luận VD/ SGK - “Muốn sống đẹp em phải làm gì?” - Đây là vấn đề cần giải quyết, bàn bạc để tìm ra hành động đúng đắn để tạo nên lối sống đẹp Vd :Vì sao hút thuốc có hại? - Dùng lí lẽ ,dẫn chứng để thuyết phục người đọc ,người nghe về tác hại của thuốc lá - Vấn đề cần giải quyết :Thuyết phục mọi người hạn chế và xóa bỏ thói quen hút thuốc lá 2. Thế nào là văn bản nghị luận? Vd :Văn bản :Chống nạn thất học(Luận đề) -Luận điểm: +Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi ,bổn phận của mình ,phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà -Lí lẽ,dẫn chứng: + 95% người Việt Nam mù chữ + Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ + Người chưa biết chữ cố sức học cho biết - Tư tưởng ,quan điểm:Bằng mọi cách phải chống nạn thất học để xây dưng nước nhà *GHI NHỚ:SGK II.LUYỆN TẬP 1.BÀI TẬP 1: a. Đây là một bài văn nghị luận vì trong đó tác giả đã dùng lí lẽ để nêu ý kiến của mình về một vấn đề xã hội b. Ý kiến đề xuất của tác giả -Cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội -Ý kiến đó được thể hiệnâ trong các câu sau: + Đầu đề bài văn +Cho nên mỗi người. . . xã hội - Để thuyết phục người đọc tác giả đã nêu ra những lí lẽ sau:Có thói quen tốt và thói quen xấu,dẫn chứng kèm theo c. Bài văn nghị luận nhằm giải quyết vấn đề trong xã hội 2. BÀI TẬP 2 -Bố cục :Gồm 2 phần +Phần 1:Từ đầu . . . nguy hiểm +Phần 2:Kết luận vấn đề 3. BÀI TẬP 3:Sưu tầm hai đoạn văn 4.BÀI TẬP 4:Đây là một văn bản nghị luận viết theo lối qui nạp mà phần tự sự ở đoạn đầu chính là dẫn chứng được đưa ra .Để từ đó rút ra một suy nghĩ ,một định lí trong cuộc sống con người 4.4 . Tổng kết: ? Thế nào là văn bản nghị luận? 4.5 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học ghi nhớ + Nắm vững nội dung bài học + Làm hoàn chỉnh các bài tập - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận + Đọc phần I SGK/18,19 + Trả lời các câu hỏi sgk/18,19 5. PHỤ LỤC: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 7576.doc