Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 73: Văn bản tục ngữ về thiên nhên và lao động sản xuất

1. Kiến thức

- Khỏi niệm tục ngữ.

- Nội dugn tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hỡnh thức nghệ thuật của những cõu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.

- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

3. Thái độ : HS thêm yêu thiên nhiên và lao động.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 73: Văn bản tục ngữ về thiên nhên và lao động sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 73 - Văn bản Tục ngữ về thiên nhên Và lao động sản xuất I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được khỏi niệm tục ngữ. - Thấy được giỏ trị nội dung, đặc điểm hỡnh thức tục ngữ về thiờn nhiờn và lao động sản xuất. - Biết tớch lũy thờm kiến thức về thiờn nhiờn và lao động sản xuất qua cỏc cõu tục ngữ. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khỏi niệm tục ngữ. - Nội dugn tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hỡnh thức nghệ thuật của những cõu tục ngữ trong bài học. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu, phõn tớch cỏc lớp nghĩa của tục ngữ về thiờn nhiờn và lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số cõu tục ngữ về thiờn nhiờn và lao động sản xuất vào đời sống. * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. - Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ. 3. Thái độ : HS thêm yêu thiên nhiên và lao động. III. Chuẩn bị - GV : SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ và tài liệu tham khảo - HS : Soạn bài và n/c bài. IV. Phương pháp - Phân tích tình huống trong các câu tục ngữ để rút ra những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. - Động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về kinh nghiệm thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. V. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ(3’): Kiểm tra vở bài tập của học sinh 3- Bài mới * Giới thiệu bài: Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của linh nghiệm và trí tuệ dân gian. Là “túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ mang tính trí tuệ, triết lý nhưng bắt rễ từ cuộc sống sinh động, phong phú nên khô khan mà như “cây đời xanh tươi”.Vậy những kinh nghiệm mà tục ngữ đúc rút được đó là kinh nghiệm gì? Có ý nghĩa gì?... Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1:(3’) ?) Em hiểu như thế nào về tục ngữ? – 2 HS ?) Cách hiểu ý nghĩa của tục ngữ? - 2 cách Nghĩa đen Nghĩa bóng I. Khái niệm tục ngữ 1. Hình thức: Là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu 2. Nội dung: Những kinh nghiệm về tự nhiên, lao động sản xuất con người, xã hội (nghĩa đen, nghĩa bóng) * Hoạt động 2:(5’) - Gọi 2 HS đọc -> GV đọc lại toàn bài - GV cùng HS tìm hiểu những từ khó ?) Những câu nào nói về thiên nhiên? Những câu nào diễn tả lao động sản xuất? + Thiên nhiên: Câu 1 -> Câu 4 + Lao động sản xuất: Câu 5 -> Câu 8 ?) Tại sao những câu tục ngữ trên lại gộp trong một VB. - Các hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng, bão, lụt) có liên quan trực tiếp đến sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) II. Đọc - Hiểu văn bản. 1. Đọc, tìm hiểu chú thích 2. Kết cấu, bố cục * Hoạt động 3 :(18’) ?) Đọc lại câu 1 và phân tích nội dung, nghệ thuật của câu tục ngữ - Phép đối: Đêm – ngày Tháng 5 – Tháng 10 Nằm – cười Sáng – tối - Nói quá Chưa nằm đã sáng Chưa cười đã tối => Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 * GV: Trước đây nhân dân ta chưa có máy móc đo thời tiết nhưng bằng kinh nghiệm, trực giác và vốn sống họ đã nói một cách hồn nhiên, hóm hỉnh những nhận xét đúng về độ dài của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 (đêm mùa hè, ngày mùa đông) ?) Câu tục ngữ muốn khuyên điều gì? - Sử dụng thời gian cho hợp lí với công việc và giữ gìn sức khỏe * Đọc câu 2 ?) Em hiểu “mau sao thì nắng” nghĩa là gì? - Đêm nhiều sao thì hôm sau nắng ?) Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? - Vần lưng : nắng – vắng - Đối giữa hai vế => Nhấn mạnh sự khác biệt về sao -> sự khác biệt về nắng, mưa ?) Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? Nhắc nhở con người điều gì? - Trông sao đoán thời tiết mưa nắng -> nắm được thời tiết để chủ động sắp xếp công việc * GV: Do tục ngữ dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng vì có hôm ít sao nhưng trời không mưa. Đấy là kinh nghiệm dự báo thời tiết mùa hè còn mùa đông “nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng” ?) Câu 3 có ý nghĩa gì? Em hiểu “Ráng mỡ gà” như thế nào? - Ráng mỡ gà: Ráng vàng phía chân trời: Sắp có bão ?) Em hiểu như thế nào về bão? - Gió, mưa to, ngập lụt - Nhà cửa, cây cối đổ => Khuyên dân chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu * GV: Xưa kia nhà ở của người nông dân chủ yếu bằng tranh, rạ...ngày nay ở vùng sâu, vùng xa phương tiện thông tin còn hạn chế -> Câu tục ngữ còn có tác dụng * Đọc câu 4 ?) Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng “kiến bò tháng 7” - Thấy kiến ra nhiều vào tháng 7(âm lịch) thì sẽ có lụt ?) Qua câu tục ngữ giúp em hiểu gì về tâm trạng của người nông dân? - Lo lắng nhiều bề, đặc biệt là thời tiết ?) Bài học rút ra là gì? - Đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch * GV: Nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta vì vậy nhân dân phải có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng tự nhiên như: “ Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét “Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão” *GV chuyển ý: 4 câu tiếp theo nêu lên những nhận xét kinh nghiệm về đất đai, ngành nghề trồng trọt kĩ thuật làm ruộng của bà con nông dân ?) Câu 5 sử dụng nghệ thuật gì? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? Nhận xét gì về từ ngữ? Tác dụng? - Đối vế: Tấc đất – tấc vàng -> Đất quý hơn vàng ?) Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? - Khuyên chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn đất đai ?) Chuyển câu tục ngữ này sang TV? - Thứ 1 nuôi cá - Thứ nhì làm vườn - Thứ 3 làm ruộng ?) Tục ngữ muốn xác định tầm quan trọng hay lợi ích của 3 nghề trên? - Lợi ích ?) Bài học rút ra là gì? - Phải khai thác tốt điều kiện tự nhiên để tạo của cải vật chất * Liên hệ thực tế ?) Em hiểu câu tục ngữ thứ 7 như thế nào? Có gì đặc biệt trong cách diễn đạt? - Sắp xếp vai trò các yếu tố trong nghề trồng lúa liệt kê -> Tổng kết, khẳng định 4 bài học lớn về làm ruộng cho năng suất cao - Câu tục ngữ còn có ý nghĩa sâu sắc khuyên người nông dân muốn mùa màng bội thu cần phải đảm bảo 4 yếu tố trên ?) Em hiểu “thì” và “thục” ở câu 8 như thế nào? - Thì: thời vụ - Thục: đất canh tác ?) Kinh nghiệm được đúc kết là gì? - Trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố nhưng thời vụ đặt lên hàng đầu ?) Câu tục ngữ này có gì đặc biệt? Tác dụng? - Gọn và đối xứng -> nhấn mạnh 2 yếu tố thì, vụ... ?) Câu tục ngữ này đi vào thực tế nông nghiệp nước ta như thế nào? - Cần gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất đai sau khi canh tác... 3. Phân tích văn bản a. Những kinh nghiệm từ thiên nhiên * Câu 1 - Với cách nói quá và phép đối câu tục ngữ khẳng định đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn để khuyên nhủ con người sử dụng thời gian cho hợp lý và bảo vệ sức khỏe của mình * Câu 2 - Câu tục ngữ dùng phép đói để đúc kết kinh nghiệm dự báo thời tiết nắng, mưa để sắp xếp công việc * Câu 3 - Câu tục ngữ là kinh nghiệm về dự báo thời tiết, khuyên người dân giữ gìn nhà cửa và hoa màu * Câu 4 - Bằng sự quan sát tỉ mỉ thấy kiến bò ra vào tháng 7 thì tháng 8 sẽ lụt => Cần chủ động để phòng chống 2. Những kinh nghiệm trong sản xuất * Câu 5 - Bằng hình ảnh so sánh, câu tục ngữ đề cao giá trị của đất và khuyên chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn đất * Câu 6 - Câu tục ngữ khuyên nhủ, muốn làm giàu cần phải phát triển thủy sản * Câu 7 - Với phép liệt kê, câu tục ngữ khẳng định 4 bài học lớn về làm ruộng cho năng suất cao. * Câu 8 - Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của 2 yếu tố: thời vụ và sức lao động của con người tạo nên năng suất bội thu *Hoạt động 4: (5’) ?) Các câu tục ngữ có cách diễn đạt độc đáo như thế nào? - Ngắn gọn, thường có 2 vế đối xứng... ?) Nội dung, nghệ thuật của bài -> GV chốt -> Ghi nhớ, gọi 1 HS đọc IV. Tổng kết * Ghi nhớ: sgk * Hoạt động 5:(5’) V. Luyện tập * Tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự qua đó đánh giá những khả năng nổi bật của người dân lao động - Am hiểu sâu sâu nghề nông - Sẵn sàng truyền bá kinh nghiệm 1) Với cách nói quá, phép đối, các câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm về dự báo thời tiết để khuyên nhủ con người sử dụng thời gian cho hợp lý để bảo vệ sức khỏe và đời sống vật chất, sắp xếp công việc cho hợp lý 2) Bằng những hình ảnh so sánh, liệt kê ngắn gọn, các câu tục ngữ khuyên con người phải yêu quý, bảo vệ đất đai, biết tính toán trong lao động sản xuất để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 4. Củng cố (3’) - Câu hỏi SGK 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học thuộc lòng và phân tích 8 câu tục ngữ - Chuẩn bị: Chương trình địa phương *. Rút kinh nghiệm ............... ............... ...............

File đính kèm:

  • docToc ng vO thin nhn V lao eng sn xuEt.doc