Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 58: Chơi chữ - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 - HS nắm được khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ.

 - HS hiểu được tác dụng của phép chơi chữ.

 1.2.Kĩ năng:

 - Nhận biết phép chơi chữ trong văn bản.

 - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.

 1.3.Thái độ:GD KNS:

 - Ra quyết định lựa chọn sử dụng phép chơi chữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.Và chia sẽ ý kiến cá nhân về cách sử dụng biện pháp chơi chữ.

 - Có thói quen sử dụng đúng lối chơi chữ trong nói, viết.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ, tác dụng của phép chơi chữ.

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.GV: Bài tập bổ trợ.

 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 58: Chơi chữ - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 15 - TIẾT PPCT:58 CHƠI CHỮ Ngày dạy: 21/11/2012 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS nắm được khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ. - HS hiểu được tác dụng của phép chơi chữ. 1.2.Kĩ năng: - Nhận biết phép chơi chữ trong văn bản. - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản. 1.3.Thái độ:GD KNS: - Ra quyết định lựa chọn sử dụng phép chơi chữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.Và chia sẽ ý kiến cá nhân về cách sử dụng biện pháp chơi chữ. - Có thói quen sử dụng đúng lối chơi chữ trong nói, viết. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ, tác dụng của phép chơi chữ. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Bài tập bổ trợ. 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs. 4.2Kiểm tra miệng: Câu 1: Thế nào là điệp ngữ? (Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh) (?) Có mấy loại điệp ngữ? Kể ra? (Có 3 loại điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp)(10 điểm) Câu 2:Trình bày đoạn văn có sử dụng điệp ngữ?(10 đ) -HS trình bày, giáo viên nhận xét, góp ý. 4.3. Tiến trình bài học:Chơi chữ là lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo nên sắc thái dí dõm, hài hướcTiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là chơi chữ các lối chơi chữ, tác dụng của phép chơi chữ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm và tác dụng của chơi chữ.(10’) - Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và tác dụng của chơi chữ. - GV cho HS đọc bài ca dao (?) Em có nhận xét gì về từ lợi trong bài ca dao này? (?) Việc sử dụng từ “lợi’ ở cuối câu của bài ca dao dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? (?) Việc sử dụng từ “lợi” như trên có tác dụng gì? (?)Vậy khi vận dụng phép chơi chữ vào việc viết văn hay làm thơ thì mục đích chính của chúng ta là gì? -Tạo sắc thái dí dỏmKhông nên lạm dụng phép chơi chữ để chọc phá bạn bè, làm cho lời nói thêm tối nghĩa HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu các lối chơi chữ.(10’) - Mục tiêu: HS nắm được một số lối chơi chữ thường gặp. *Cho hs thảo luận theo nhóm.TG:3 phút. (?) Ngoài các lối chơi chữ như đã dẫn ở mục I, còn những lối chơi chữ nào khác? (?) Em hãy chỉ ra các lối chơi chữ trong những câu dưới đây=> GV sử dụng bảng phụ (?) Trong câu 1, từ nào dùng lối nói gần âm (?) Trong câu 2, dùng phép chơi chữ nào? Các em thấy có gì đặc biệt (?) Trong câu 3 có điều gì đặc biệt trong câu này và cho biết nó được dùng phép gì? (?) Câu 4 dùng lối nói nào? (?) Hãy cho biết có mấy loại chơi chữ? *Vậy khi sử dụng phép chơi chữ thì chúng ta nên linh hoạt chọn những lối chơi chữ cho phù hợp với ngữ cảnh. HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập( 10’) - Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức lí thuyết đã học . - GV hướng dẫn HS phần Luyện tập. (?) Đọc bài thơ và cho biết tác giả đã sử dụng từ ngữ như thế nào để chơi chữ? (?) Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ sự vật gần gũi với nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không? BT BỔ TRỢ : BT 1:Tìm các hiện tượng chơi chữ trong các đoạn trích sau và cho biết chúng thuộc lối chơi chữ nào? a.Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. b.Trên trời rơi xuống mà lại mau co. c.Bò lang chạy vào làng Bo d. “Leo thang”tất phải lang theo BT 2: Trình bày một khổ thơ có sử dụng biện pháp chơi chữ và phân tích tác dụng của chúng? I. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ? TÁC DỤNG CỦA CHƠI CHỮ. 1. Chơi chữ a. Lợi có 2 nghĩa - Lợi 1: Lợi ích - Lợi 2: Nướu răng b. Việc sử dụng từ như thế dựa vào hiện tượng đồng âm c. Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, làm cho câu văn hấp dẫn thú vị * GHI NHỚ 1: SGK/164 II. CÁC LỐI CHƠI CHỮ 1. Lối nói gần âm: “Ranh tướng” 2. Dùng các điệp âm: “ M” 3. Dùng lối nói lái - Cá đối => Cối đá - Mèo cái => Mái kèo 4. Dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa - Trái nghĩa: Sầu riêng >< Vui chung - Đồng nghĩa: Chuồng gà kê sát chuồng vịt - Gần nghĩa: Nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc * GHI NHỚ 2: SGK/165 III. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: Sử dụng từ gần nghĩa để chỉ các loài rắn. 2. Bài tập 2: Hai câu này dùng từ gần nghĩa để chơi chữ - Câu 1: Tìm từ gần nghĩa với thịt - Câu 2: Tìm từ gần nghĩa với nứa -Hiện tượng nói lái. -HS làm, GV nhận xét. 4.4. Tổng kết: Câu 1: Thế nào là chơi chữ? Tác dụng? -Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, vầnđể tạo sắc thái dí dõm, hài hước (?) Hãy nêu các loại chơi chữ? ----gần âm ,điệp âm, nói láy 4.5 Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ; +Nắm vững nội dung bài học; + Hoàn thành các bài tập còn lại. +Tìm bài ca dao, thơ, tục ngữ có sử dụng phép chơi chữ nêu giá trị ? -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài“Ôân tập Tiếng Việt” +Đọc và trả lời các câu hỏi SGK. +Oân lại các KTCB về từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. +Tác dụng của thành ngữ, điệp ngữ. 5.PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 59 choi chu.doc