Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa” và cho biết tác giả? Và cho biết thông tin chính về tác giả?(10 đ)
-Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam .Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gủi bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày ,biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành tha thiết và đằm thắm.
Câu 2:Qua bài thơ ,em nhận định như thế nào về tình bà cháu ?Và theo em yêu quê hương là như thế nào?(10 đ)
-Tình bà cháu sâu đậm, thắm thiết.Yêu quê hương là yêu những gì gần gũi, thân thuộc
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:15 - TIẾT PPCT:57
Ngày dạy:19/11/2012 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM
(Thạch Lam)
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Thạch Lam.
- HS cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong một thứ quà độc đáo và giản dị: cốm.
- HS thấy được cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
1.2.Kĩ năng:Rèn cho hs kĩ năng :
- Đọc-hiểu văn bản tùy bút cĩ sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự hào về truyền thống dân tộc.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong một thứ quà độc đáo và giản dị: cốm.
- Nghệ thuật của văn bản.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Chân dung tác giả.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi Sgk.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS.
4.2Kiểm tra miệng:
Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa” và cho biết tác giả? Và cho biết thông tin chính về tác giả?(10 đ)
-Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam .Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gủi bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày ,biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành tha thiết và đằm thắm.
Câu 2:Qua bài thơ ,em nhận định như thế nào về tình bà cháu ?Và theo em yêu quê hương là như thế nào?(10 đ)
-Tình bà cháu sâu đậm, thắm thiết.Yêu quê hương là yêu những gì gần gũi, thân thuộc
4.3. Tiến trình bài học:
- GV giới thiệu bài mới:“Một thứ quà của lúa non :Cốm”(Khi đưa vào SGK có lược bỏ đoạn cuối ).Bài văn thể hiện khá rõ những đặc điểm của tâm hồn và ngòi bút Thạch Lam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS thực hiện phần Đọc – tìm hiểu chung văn bản(7’)
- Mục tiêu: HS có những hiểu biết cơ bản về tác giả Thạch Lam và sự ra đời của văn bản.
- GV hướng dẫn HS đọc và xem phần phần chú thích.
(?) Cho biết một vài nét về nhà văn Thạch Lam?
(Là nhà văn nổi tiếng . Ông có sở trường về truyện ngắn và là một cây bút tinh tế nhạy cảm )
(?)Cho biết một vài nét về tác phẩm ?
- Tập tuỳ bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội đặc biệt là những thứ quà ,những món ăn thường ngày khá bình dị không mấy cao sang nhưng đậm đà hương vị riêng.
(?)Hãy cho biết thế nào là tuỳ bút ?
- Tuỳ bút quan trọng nhất là yếu tố trữ tình, biểu hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả.
(?)Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?Nội dung chính của mỗi đoạn?
HOẠT ĐỘNG 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản( 20’)
- Mục tiêu:
+ KT: HS phát hiện và cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong một thứ quà độc đáo và giản dị: cốm.
+ KN: HS có kĩ năng phân tích tác dụng của việc tác giả sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
(?)Bài tuỳ bút nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy ,tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Miêu tả , thuyết minh ,biểu cảm ,bình luận.
(?)Phương thức nào chủ yếu? (Biểu cảm)
-HS đọc lại đoạn 1.
(?)Tìm và phân tích những từ ngữ ,đặc biệt là tính từ miêu tả tinh tế và cảm xúc?
(?)Những cảm giác và ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn - Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của hoa sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ.Hương thơm ấy gợi nhớ đến hương vị Cốm .Một thứ quà đặc biệt của lúa non.
-HS đọc lại đoạn 2.
(?)Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta ?
- Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa bởi cốm là thức dâng của đất trời mang trong nó hương vị vừa thanh nhã ,vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ .Thứ lễ vật ấy lại sánh cùng với quả hồng hoà hợp tốt đôi ,biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà của đôi lứa .
(?)Sự hoà hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
- Nhân đây, tác giả bình luận ,phê phán thói chuộng ngoại của những kẻ giàu có ,vô học ,không biết thưởng thức và trân trọng những sản vật của dân tộc)
?“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?
(?)Nêu cảm nghĩ của em về những nét đặc sắc của bài văn và câu chốt của bài “Cốm là thức quà đồng quê nội cỏ An Nam”?
HOẠT ĐỘNG 6:Hướng dẫn HS Tổng kết-Luyện tập (7’)
- Mục tiêu: HS khái quát lại được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
(?)Nêu tóm tắt nội dung, nghệ thuật của văn bản?
-GV hướng dẫn HS phần Luyện tập.
=>HS làm vào VBT. GV gọi đem tập lên chấm điểm và chọn bài văn hay đọc trước lớp
I.ĐỌC -TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN:
1.Đọc:
2.Chú thích:
3.Tác giả, tác phẩm:
a.Tác giả: Thạch Lam (1910-1942) là cây bút văn xuôi đặc sắc, là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
b.Tác phẩm:Rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” năm 1943.
c.Tuỳ bút:Là thể văn ghi chép những hình ảnh ,sự việc mà nhà văn quan sát ,chứng kiến nhưng tuỳ bút thiên về biểu cảm ,chú trọng thể hiện cảm xúc.
4.Bố cục:Bài văn có 3 đoạn
-Đoạn 1: “Từ đầu thuyền rồng”:Hương thơm của lúa gợi nhớ đến Cốm
-Đoạn 2: “Tiếp theo nhũn nhặn”: Phát hiện và ca ngợi giá trị của Cốm
-Đoạn 3: Phần còn lại:Bàn về sự thưởng thức Cốm.
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN:
1.Phân tích đoạn 1:
-Những từ ngữ miêu tả :Lướt qua ,nhuần thấm, thanh nhã ,tinh khiết ,tươi mát,trắng thơm, phảng phất ,trong sạch
=>Đoạn văn thắm đậm cảm xúc của tác giả
2.Phân tích đoạn 2:
-Cốm ,hồng làm đồ sêu tết biểu trưng cho sự gắn bó của đôi lứa
-Tác giả phân tích sự hoà hợp ấy trên hai phương diện :
+Màu sắc :
. Hồng : Màu ngọc lựu già
. Cốm :Màu ngọc thạch
+Hương vị :
. Một thứ thanh đạm
.Một thứ ngọt sắc ,hai vị nâng đỡ nhau
3.Phân tích đoạn 3:
-Bàn về sự thưởng thức Cốm: Aên Cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh đấy chính
là cái nhìn văn hoá trong ẩm thực : “Aên Cốm phải ăn từng chút ít ,thong thả ,ngẫm nghĩ”
III.TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP:
1.Tổng kết:
-Nội dung:Phong vị đặc sắc ,nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong một thứ quà độc đáo và giản dị: cốm.
-Nghệ thuật:Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
* GHI NHỚ : SGK/163
2.Luyện tập:
BT 1:Chọn học thuộc một đoạn văn trong bài khoảng 5-6 dòng
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩ của văn bản?
- Ca ngợi tự hào về một nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc
Câu 2:Nếu gới thiệu đặc sản về quê hương em, em sẽ giới thiệu món gì?Và giới thiệu như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, góp ý.
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ ;
+Nắm vững nội dung bài học;
+Hoàn thành phần luyện tập.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Sài Gòn tôi yêu”
+Đọc trước văn bản
+Trả lời câu hỏi sgk/162
+Chú ý câu hỏi 2 và câu hỏi 3 sẽ thảo luận
5. PHỤ LỤC:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tiet 57.doc