A. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Kính trọng và biết ơn ông bà và người có công cách mạng.
B. Chuẩn bị :
1. GV : Giáo án, tranh ảnh, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn KT & KN.
2. HS : Bài soạn.
C. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới :
- HS kiểm tra chéo bài soạn.
3. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 53: Tiếng gà trưa - Năm học 2013-2014 - Lê Thị Viết Thiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn: 5/12/2013
- Tiết: 53
BÀi: TIẾNG GÀ TRƯA
(Xuân Quỳnh)
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Kính trọng và biết ơn ông bà và người có công cách mạng.
B. Chuẩn bị :
1. GV : Giáo án, tranh ảnh, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn KT & KN.
2. HS : Bài soạn.
C. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới :
- HS kiểm tra chéo bài soạn.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV đặt tình huống: Em có yêu nước không? Vậy cơ sở của lòng yêu nước của em là gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học
- GV cho HS đoc phần (*) SGK/150.
+ GV cho HS trực quan chân dung Xuân Quỳnh.
+ Nêu vài nét chính về tác gỉa, hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- HS trình bày, nhận xét. GV bổ sung.
- GV hướng dẫn cách đọc bài thơ : Đọc với giọng nhẹ nhàng, diễn cảm, GV đọc mẫu 1 đoạn"HS đọc tiếp (2 em), nhận xét.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? nhận xét về số tiếng, cách gieo vần.
( Bài thơ viết theo thể thơ 5 tiếng (ngũ ngôn). Thơ ngũ ngôn thường cấu tạo thành từng khổ 4 câu, vần liền ở câu 2, 3 (cũng có thể dùng vần cách) tiếng cuối câu 4 vần với tiếng cuối câu đầu của khổ thơ. Các khổ thơ cũng có thể nhiều hoặc ít hơn 4 câu, số chữ trong câu cũng có thể ít hơn 5.)
- Bài thơ viết theo PTBĐ nào?
- HS thảo luận: Cặp đôi chia sẻ về:
+ Bố cục bài thơ gồm mấy phần ? ND từng phần ?
( P1 : Khổ 1, P2 : Khổ 2"6, P3 : Khổ 7,8 )
- GV gọi HS đọc lại khổ thơ 1, nêu nội dung khổ 1.
+ Trên đường hành quân xa, điều gì đã khơi dậy cảm xúc trong lòng tác gỉa? (Tiếng gà trưa)
+ Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí của tác gỉa lại chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa? (Tiếng gà trưa đã để lại nhiều cảm xúc, hình ảnh, kỉ niệm khó quên đối với nhà thơ )
Với người chiến sĩ ra trận, tiếng gà trưa đã gợi lại những cảm giác mới lạ nào ? Cho biết NT mà tác gỉa sử dụng và tác dụng của nó? ( Điệp ngữ"người chiến sĩ không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằng cả cảm xúc, tâm hồn, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về mà tiếng gà trưa như là nút khởi động được bất ngờ chạm vào.)
+ Khi con người nghe được bằng tâm hồn thì theo em người đó phải có tình cảm như thế nào đối với làng xóm, quê hương ? (T/c thắm thiết, sâu nặng)
- GV : Khi nhớ về quê hương, tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những kĩ niệm nào?
- GV cho HS đọc lại từ khổ 2"khổ 6, nhận xét.
+ Tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình ảnh, kỉ niệm thân thương nào?
- Hình ảnh những con gà.
- Hình ảnh người bà.
- Hình ảnh những con gà trong ký ức của tác giả được hiện lên như thế nào?
- GV cho HS trực quan tranh về hình ảnh những con gà mái.
(Học sinh phân tích hình ảnh những con gà: với nhiều màu sắc đẹp rực rỡ và đông đúc)
- Nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng là gì?
(HS thảo luận nhanh theo cặp đôi chia sẻ)
- Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về hình ảnh những con gà trong kỉ niệm tuổi thơ của tác giả?
(HS thảo luận nhóm trong 2 phút à trình bày kết quả theo nhóm)
=> gợi bao kỉ niệm thích thú về hình ảnh những con gà đẹp lộng lẫy như một bức tranh trong kí ức
* HĐ 4: Luyện tập
- Trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh những con gà trong kí ức của nhà thơ.
- HS viết vào vở BT, trình bày, nhận xét. GV nhận xét.
- HS chọn đọc 1 đoạn thơ (10 dòng) học thuộc lòng.
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:
a. Tác giả: - Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ trưởng thành trong
thời chống Mĩ.
b. Hoàn cảnh sáng tác: - Trích từ tập "Hoa dọc chiến hào" năm 1968
2. Thể loại : - Thơ 5 chữ
3. PTBĐ: - Biểu cảm
4. Bố cục: - 3 phần
II. Hiểu văn bản:
1. Tâm trạng của người chiến sĩ trên đường hành quân nghe tiếng gà nhảy ổ::
Tiếng gà trưa
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
"Điệp ngữ
[Khêu gợi cảm xúc, gọi về kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ đang trên đường hành quân .
2. Hình ảnh những con gà trong kỉ niệm tuổi thơ :
Ổ rơm hồng ..............
Con gà mái mơ...........
Con gà mái vàng.........
" Điệp từ, so sánh, tính từ miêu tà màu sắc
à Gợi bao kỉ niệm thích thú về hình ảnh những con gà đẹp lộng lẫy như một bức tranh trong kí ức
IV. Luyện tập :
- Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh những con gà trong bài thơ :
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc lại bài thơ, nhận xét.
- Cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa được tác gỉa thể hiện như thế nào ở khổ thơ 1?
- HS quan sát tranh, nhận xét.
- HS nêu lại nội dung bài học ở phần đã phân tích
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ, tự phân tích lại nội dung đã học
- Soạn tiếp những câu hỏi trong bài để học tiết tiếp theo (tiết 54)
-
File đính kèm:
- ngu van(1).doc